Danh sách Blog của Tôi

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

ĐỌC SÁCH THỜI @ (T/g: Xuân Phú)

Thiên tử trọng hiền hào
Văn chương giáo nhĩ tào
Vạn ban giai hạ phẩm
Duy hữu độc thư cao.

Những câu trên trích trong Ấu Học Ngũ Ngôn Thi  ( một trong các sách giáo khoa thời phong kiến ) ; nội dung nói về quốc gia coi trọng người hiền tài, hào kiệt. Tất cả các ngành nghề đều thấp kém chỉ đọc sách mới là cao quý.

Theo quá trình phát triển của nhân lọai nhu cầu chia sẻ thông tin phục vụ  mọi mặt cuộc sống , là không thể thiếu. Khảo cổ học chỉ ra rằng 10000 năm TCN tại nhiều vùng miền khác nhau, một số dân tộc văn minh đã sáng tạo ra chữ viết. Từ đây lòai người bước sang thời kỳ phát triển vượt bậc , thóat nhanh ra khỏi đêm dài mông muội của thời nguyên thủy. Khi đó chữ viết thể hiện trên vách hang động, trên mu rùa , xương thú . Tiến bộ hơn da dê, thẻ tre, tơ lụa dần thay thế và có tác dụng lưu trữ thông tin tốt hơn. Thế kỷ thứ 5  Thái luân phát minh ra giấy , Một cuộc Cách mạng lớn đẩy nhân lọai tiến thêm một bước khổng lồ. xin nói thêmThái giám Thái Luân xếp hạng bảy trong 100 người quan trọng nhất lịch sử .

Thực ra Viết sách, và Đọc sách là hai phần không thể thiếu nhau . Mặc dù tỷ lệ người viết quá ít so với người đọc. Theo sự biến thiên thái quá của chế độ xã hội phong kiến , Việc những nhà cai trị kiểm sóat, đàn áp, lợi dụng lừa phỉnh dân đọc sách tùy theo vị trí và trạng thái từng thời kỳ lịch sử khác nhau nhưng tựu trung xu hướng phát triển là tất yếu, không có bất kỳ thế lực nào có thể ngăn cản được.

Ngày xưa khi Ông Cha ta đi học, sách vở rất ít, bị hạn chế. Do quan điểm học để làm quan, vinh thân phì gia nên tình trạng này càng tệ hơn. Bách gia chư tử, tam giáo cửu lưu, y bốc tinh tướng... đều là tà thư , nghịch thuyết. Vị nào có ham hiểu biết , nghiên cứu này nọ đều phải tránh né, muợn danh. Chả trách Đường Bá Hổ, Chúc Chi Sơn biết thêm chút xíu về khoa kỹ mà đã được liệt danh tài tử Giang Nam lừng lẩy một thời. Vương Hy Chi, Tổ Xung Chi, Từ Quang Khải đều phải ẩn thân ở những nghề khác để bí mật  thỏa mãn đam mê nghiên cứu của mình.

Phương đông là thế , Phương tây cũng không khá hơn gì . Sau Văn minh Hy -La cả châu Âu chìm đắm trong giáo lý thần quyền. Tri thức khoa học tập trung trong một ít linh mục, giáo sỹ. không phổ biến rộng. Phải tới thời Phục hưng. Thế kỷ ánh sáng chiếu dọi, tư tưởng được cởi trói mọi sự mới diễn tiến theo đúng con đường cần phải Đi. Nói thế thôi phần lớn là khám phá lại những thứ biết rồi trong hàng ngàn năm trước.

Thời nay việc viết và đọc sách nghe chừng có vẻ dễ dàng và đơn giản hơn nhiều . Quá nhiều nào sách, tạp chí , ấn phẩm được xuất bản . Quá nhiều tác gia đủ các thể lọai ngập tràn trên kệ giá , Đời người hữu hạn , mưu sinh khó khăn làm sao mà bụng chứa được thiên kinh vạn quyển như mồ ma Mr TQV đã từng chém gió . " Tôi đọc hàng vạn quyển sách". Đời người trăm năm, ba vạn sáu ngàn ngày. đọc làm sao nổi ,thảo nào VN là nước nhiều gió nhất DNA.

Trong Cơn hồng thủy  thông tin như hiện tại , Nhu cầu đọc sách vẫn còn mãnh liệt , có chăng chiến thuật đọc sách dựa vào Internet đang phát huy sức mạnh vượt trội trong Game Show này.
Một học sinh lớp THCS hiện nay kiến thức ngang với 10 giáo sư đầu ngành đầu thế kỷ 20. Tư duy, tư chất cá nhân không đột biến , đơn giản chỉ là lợi dụng kỹ thuật mà thôi.
Thời phổ thông chúng ta học lịch sử , Phong trào Tây sơn, Vua Quang Trung đuổi hai muơi vạn quân Thanh về nước, làm nên chiến thắng Đống Đa oanh liệt. Tò mò hơn đọc thêm một số sách tham khảo về chiến thắng này của các học giả hàng đầu VN như LTHCLC, HLNTC..., làm ta lâng lâng vui sướng, cứ như uyên bác giỏi giang lắm , tha hồ tinh vi sờ ty. Từ khi có Net mọi sự đảo lộn , càng ngày càng thấy mình ếch ngồi đáy giếng, thông tin trước vừa sai, không khoa học, thiếu khách quan, bị chụp mũ của một số vị học " Giả " theo nghĩa đen. Buồn hẳn !!

Lịch sử lưu trữ văn khố Trung hoa trải qua hai kiếp nạn lớn trong  thế kỷ 20. năm 1901 bát quốc tấn công Bắc kinh, Từ hy chạy mất dép . Tám nước thi nhau vơ vét tài sản văn vật . Hầu hết đồ cổ giá trị và các văn bản vô giá của mấy ngàn năm văn minh TQ bị cướp . Hiện tại chúng đang nằm tại bảo tàng ,thư viện , bộ sưu tập cá nhân tại các quốc gia phương tây. Thư viên Newyork công bố hiện có 5.000.000 bả micro film  văn bản , Các thư viện khác như quốc hội Mỹ, Anh, viễn đông bác cổ của Pháp... còn quá nhiều văn bản chưa ai động tới. Năm 1948 Tưởng giới thạch chạy sang TaiWan. làm vụ chót. Bạn nào tới Đài loan nhớ thăm bảo tàng cố cung Đài Bắc sẽ thấy .

Nói dông dài như trên chỉ nhằm làm rõ việc đọc sách khó khăn như thế nào. Chính kiến , tri thức, thái độ cá nhân sẽ giúp ta không lạc vào mê hồn trận tà thư , ngụy thuyết. Một sự kiện nhỏ  như việc hai ông cáng một thay nhau đi bộ từ nam ra bắc trong chiến dịch mậu thân 1788 hòan tòan vô lý mà  bao thế hệ tin như đúng rồi . Để làm biên khảo thuyết phục được số đông thời @ không dễ chút nào. Tác gia phải bỏ công sức truy tìm tài liệu gốc từ nhiều nguồn khác nhau. Một bài biên khảo 30 - 50 trang mất khỏang hai năm và vào 10 thư viện tại 5 nuớc khác nhau. Chi phí hòan tòan của cá nhân.

Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch Lập thân tối hạ thị văn chương . Trong tùy viên thi thọai của Viên mai thời nhà Thanh.
Mỗi bữa cơm không quên nghĩ tới sách vở, lập thân dựa vào văn chương thì quá hèn.

Mượn hai câu trên để kết thúc bài lan man này. Ngôn bất tận ý , sang năm sẽ hầu chuyện Anh Em dài hơn.

Happy new year !

NXP

7 nhận xét:

  1. Tks Phú.
    Một bài viết rất hay.
    Đọc sách hay nói rộng hơn là việc tiếp cận thông tin, tư tưởng cần có chọn lọc để tránh "tà thư" và "ngụy thuyết".

    Trả lờiXóa
  2. Thế mới thấy đọc sách khó ra sao. Biết vậy nên như tôi đã nói, từ nhỏ tôi không có thói quen và không thích đọc sách. Vế già giờ mới máu đọc " Blog KT-26" mà thôi. Âu cũng theo quan điểm đọc sách của tác giả, Dọc Blog KT-26 có lẽ không cần lăn tăn đúng sai... vì ở đó toàn là cảm xúc, cám xúc thì chí có đúng thôi!

    Trả lờiXóa
  3. Sự sẵn có của thông tin thời @ làm chúng ta chìm ngập trong đọc. Thời gian cho việc đọc quá nhiều, thời gian cho việc hành hoặc ngẫm những thứ đọc được quá ít. Do đó, thông tin đọc được chỉ dùng để chém gió mà thôi hoặc có khi không dùng mà chỉ đơn giản là để đủ tự tin tham gia vào các trò tán gẫu. Chưa kể để lọc được thông tin thời @ quả là không đơn giản.
    Đồng ý với Chuti là đọc blog KT 26 không cần lăn tăn đúng sai, đây là nơi chúng ta chia sẻ suy nghĩ của mình với những người bạn

    Trả lờiXóa
  4. Những bài viết của tay gầm gì này phải có cái Còm Men của Phạm thì đọc mới sướng.
    Đọc Blog KT26 là cuộc dạo chơi Pic nic với những người bạn sau những giờ cày bừa... Chí có lợi, không có hại, nhất là cho sứ khỏa và ký ức!

    Trả lờiXóa
  5. Hehe
    Lâu lắm mới thấy Pham.
    Đọc blog Kt26 như ăn rau tự trồng. Khỏi băn khoăn thuốc sâu và chất hóa học.

    Trả lờiXóa
  6. Hi all,

    Ý của tôi là nêu cái khó của người đọc nhằm tôn vinh người Viết.

    Comment của Pham như Hồng tụ đao của Tô Mộng Chẩm !!!

    Trả lờiXóa
  7. Hehe
    Thoike làm tôi mất công tìm hiểu.
    "Hồng tụ đao" là một tuyệt chiêu của hiệp khách tên là "Tô Mộng Chẩm" trong "chiện trưởng" Ôn Nhu Nhất Đao.
    Tôi vừa thích vừa sợ đọc bài của thoike vì phải tra cứu nhiều quá.

    Trả lờiXóa