Danh sách Blog của Tôi

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

ĐẢM BẢO THIỆT ( St của Chuti)











ÔNG BẠN CỞI TRUỒNG (KHÁCH QUỐC TẾ THĂM BLOGKT26)

Hôm post bài St ONLY IN INDIA, Chuti bảo liệu có khi nào thằng bé cởi truồng coi laptop vào blog kt26 và thấy ảnh mình ở đó không nhỉ!!
Vừa rồi thấy có một dòng chữ Ấn độ trong chatbox mình nghĩ mãi không tìm ra lý do. Sau mới đoán là Ông Bạn Cởi Truồng!!
Có đúng không nhỉ?
Chắc vậy.
Bà con ai biết tiếng Ấn thì dịch giùm nhá : Menarik post u ni :) Tapi kenala promote banyak2 biar org tau. Klo tak syok sendiri je la nanti
:)

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

GẶP LẠI ANH HẢI TRẮNG

Sáng nay than phiền với Thoike:
Làm một bài đi, blog dạo này trầm quá.
Hắn cười, bảo viết phải có hứng. Trưa đi với tôi nhé. Sẽ gặp lại vài " Đại Ca".
Ừ thì đi.
Hẹn nhau tại một quán ở Quận 7.
Tới nơi thì gặp Anh Hải Trắng.
Mình "chào thầy" và xin phép gọi bằng anh.
Anh bảo :
Thôi, đóng file lại đi. Sắp tới là kỷ niệm 20 năm ngày anh "hết dạy"!

Ngày đi học Anh có đứng lớp bọn mình một số buổi năm cuối (môn kinh tế vận tải). Ấn tượng về Anh là một thầy giáo trẻ năng động, nhiệt huyết và rất "phong độ". Anh còn là bí thư Đoàn khoa. Mình nhớ một lần đại hội Đoàn khoa Vận Tải có đại biểu Đoàn trường về dự. Bí thư Đoàn trường là Anh Tuyền phát biểu "chỉnh" khoa về vấn đề gì đó. Anh Hải Trắng đứng lên phát biểu rất khí thế, tranh luận thẳng thắn với bí thư Đoàn Trường. Nội dung tranh luận là gì mình không còn nhớ, nhưng rất có ấn tượng với Anh và thầm nghĩ  "Tay này có khí phách"...


Anh vẫn rất phong độ

Ngày bọn mình tốt nghiệp cũng là ngày Anh vào SG lập phân hiệu mới. Hai năm sau đó Anh ra ngoài làm cho Blacksea Shipping, một công ty vận tải biển của Ukraina, rồi Cảng Lotus...
Bây giờ Anh làm doanh nghiệp tư nhân.
Anh vẫn phong độ như ngày nào. Câu chuyện của Anh bây giờ ngoài kinh doanh còn có cả Thiền và đời sống Tâm Linh.
Anh bảo lo cho phần "Xác" là lo cho người, còn lo cho phần "Hồn" là lo cho mình. (Anh từng đi Tây Tạng; Nepan).
Mình chưa hiểu hết những gì Anh nói nhưng cảm nhận ở Anh một tư duy sâu sắc, một phong thái ung dung.


Cám ơn Anh và Thoike về một buổi gặp gỡ thú vị.

SGN 29/11/2011- KT
 



Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Ngày nay cô gái Hải Phòng… ( S/t của Xuân Phú)




Tháng 11 này có rất nhiều sinh nhật của thành viên KT26

BBT xin trích đăng bài này như một món quà đến các Chị Em
Mọi người xem bài báo viết có đúng không nhé.
-------------------
Theo Laodong.com.vn
Không biết phải gọi Nguyễn Thụy Kha là nhà gì, vì anh làm báo, làm thơ, làm văn, làm nhạc. Nhưng chắc chắn rằng anh là một người Hải Phòng “nguyên chất”, như anh vẫn thường hãnh diện tuyên bố giữa đám bạn bè, cho dù anh đã sống ở Hà Nội 40 năm trời.
Trong lòng Thụy Kha sông Bạch Đằng hùng vĩ hơn sông Hồng, trưa hè đi dưới màu đỏ của cây phượng vĩ trên phố Cầu Đất (Hải Phòng) thích hơn đêm mùa đông ngửi mùi hương hoa sữa phố Nguyễn Du (Hà Nội). Trong một lần lên cơn hứng vì uống cạn lượng bia Tiệp có thể thả bơi một con cá chép, Thụy Kha - nhà thơ - cảm thán: “Con gái Hải Phòng đẹp lắm ông ơi! Trời đưa họ xuống để dạy cho chúng ta biết thế nào là đẹp!”.
Đã đẹp còn giỏi   
Cái đó thì đương nhiên rồi! Chẳng riêng thi sĩ mà cả nước cũng nhận thấy hoa khôi, hoa hậu Hải Phòng nhiều như thế nào trong các cuộc thi sắc đẹp. Người Hải Phòng thường sáng tác những giai thoại vui ca ngợi sắc đẹp của các cô gái Hải Phòng. Đại loại: Có một đại gia lấy được cô vợ Hải Phòng và từ đó thường xuyên đi làm muộn. Lý do vì cô Hải Phòng đẹp quá, đến nỗi cái đồng hồ treo trên tường cũng sững người không chịu chạy! Hoặc: Một hoa hậu thế giới(!) trả lời phỏng vấn báo chí: “Ngoài tài năng, sắc đẹp ra, còn có điều may mắn gì khiến em trở thành hoa hậu?”. Trả lời: “Điều may mắn nhất của em là hôm đó chị Hồng Mơ ở Hải Phòng không đi thi”(!). Không biết có phải nhờ đẹp mà các cô gái Hải Phòng có tỉ lệ lấy chồng ngoại xếp vào hàng cao ngất ngưởng trong nước!
Con gái Hải Phòng không đẹp theo kiểu liễu yếu đào tơ. Ở vùng biển cửa ngõ của miền Bắc vóc dáng người “dây” là không phù hợp với điều kiện thời tiết biển. Khác những cô gái Hà Nội da mịn như men sứ Tàu, đôi khi có một vẻ đẹp xanh xao, não nùng, cô gái Hải Phòng như một sợi dây điện nóng, bắn ra tia lửa. Đấy là cái đẹp hồng hào, khỏe mạnh, không cần trang điểm. Cho nên, khá nhiều cô gái Hải Phòng dù mặc áo mưa trông vẫn cứ đẹp.
Có những nơi ở Hải Phòng tỉ lệ người đẹp là “trăm phần trăm”. Ví dụ ở phòng Mầm non của Sở Giáo dục - Đào tạo 5 cô đều đẹp cả 5. Không biết có phải bị vẻ đẹp của cô gái Hải Phòng chinh phục mà một trại chủ cá sấu Hải Phòng đã sáng tác slogan (khẩu hiệu) nổi tiếng: “Không có phụ nữ (Hải Phòng) nào xấu, chỉ sợ không có đủ thịt cá sấu cho phụ nữ ăn”.
Con gái Hải Phòng thông minh, nhiều người đầu óc sắc như dao cạo, giỏi toán hơn là giỏi văn, giỏi tính nhẩm hơn phân tích ngữ pháp. Giữa hoa và sôcôla họ sẽ chọn sôcôla, vì còn trẻ nên họ không sợ ngọt! Hơn nữa, sôcôla để tủ lạnh được lâu. Tuy vậy, họ đủ lãng mạn để thích nhạc của Duy Thái, thơ Đồng Đức Bốn. Hội họa thì họ mù tịt vì nó trừu tượng. Hơn nữa, ngày nay đôi lúc cũng thật khó phân biệt một tác phẩm hội họa với một hành vi phá phách!
Con gái Hải Phòng thích sự rõ ràng. Họ đọc báo nhiều hơn đọc tiểu thuyết. Nhà báo họ thích nhất là T.N (Báo Hải Phòng) vì anh này luôn khẳng định Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba sau Hà Nội và TPHCM. Họ không khoái những tin bài kiểu cướp, giết, hiếp, hoặc những chuyện về các người nổi tiếng tự nấu bữa ăn tối như thế nào trên các tờ báo lá thời thượng (họ biết nấu cơm từ khi 7 tuổi!).
Con gái Hải Phòng có máu làm giàu. Họ thích đại gia, nhưng phải là các đại gia “sạch sẽ”. Tuy nhiên, họ muốn được đánh giá bằng những thứ họ đoạt được, chứ không phải bằng những thứ họ xin được. Bởi thế, họ thích tự làm ra tiền hơn sống nhờ chồng. Các tay chơi kiểu cậu ấm chỉ biết dùng thời gian để tiêu cho sạch sẽ gia tài bố mẹ không giành được sự tôn trọng của họ. Thương mại, tài chính (chứ không phải làm cô giáo) là công việc họ khoái nhất. Họ cũng thích chơi chứng khoán vì hợp với sở thích ưa mạo hiểm. Họ hãnh diện nhất là tự lái xe ôtô đi làm. Thế nhưng họ cũng chấp nhận làm đủ mọi việc ở nơi đầu sông bãi sú (đội than, vét dầu cặn dưới hầm tàu), hay bán nước ngoài vỉa hè.
Cuộc sống hiện đại luôn tạo ra những áp lực. Thế nhưng, như những người dân miền biển, con gái Hải Phòng chấp nhận thách thức. Tần tảo, cần cù, đảm đang, nhạy bén, là đặc trưng của phụ nữ Hải Phòng. Bởi vậy, họ thành công (và giúp chồng thành công) trong nhiều lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục... Mỗi năm, con gái Hải Phòng được T.Ư và địa phương tặng hàng trăm chiếc bằng khen.
Những cô gái thành phố "Hoa phượng đỏ". Ảnh: Hà Linh Quân

Mạnh mẽ và nồng nàn
Con gái Hải Phòng chất phác “biết nói là biết, không biết nói là không biết”. Họ rất dị ứng với sự “dẻo mỏ”, từ ngữ mịn màng mà nội dung thì trống rỗng. Họ không hứng thú với quan niệm rằng đôi lúc con gái phải đóng giả “nai” cho có nữ tính. Đã thế, nhiều khi họ thích thể hiện cá tính mạnh mẽ: Thích lái xe nhanh, uống bia hơi bằng cốc vại, nói chuyện thời sự. Họ đề cao sự thượng võ (chắc gien từ bà Lê Chân) mà coi thường sự yếu đuối. Con trai chớ có dại khóc trước mặt cô gái Hải Phòng. Đấu vật là môn thể thao có nhiều fan nữ.
Đàn ông “galăng” theo kiểu nịnh đầm không phải thần tượng của họ. Họ thích đàn ông có sức hấp dẫn hoang dã của những bắp thịt nổi cuộn hơn đàn ông được nâng cấp bên ngoài bằng bộ đồ mang nhãn hiệu Versace. Con gái Hải Phòng là sự tinh tế tỉnh thành trộn lẫn với cái duyên dáng nhà quê, tính tình vui nhộn, nói hơi bị to. Họ không câu nệ tiểu tiết, không cần phân biệt giữa “n” với “l”. Mặc dù họ dễ bị nhân nhượng trước sự lấn tới của thời trang, nhưng họ không thích phục sức cám dỗ lộ liễu. Họ có “gu” khỏe, giản dị. Thích mặc quần bò hơn là mặc váy. Màu sắc họ ưa là đỏ và đen.
Họ thích ồn ào và chốn đông người, thích cuộc sống bên ngoài khung cửa sổ. Phần lớn họ sống hướng ngoại. Hứng thú của họ tập trung ở nơi đường phố, nhiều khi không xuống đến bếp gia đình. Thông thường họ thích ra ngoài ăn lẩu thập cẩm hơn ngồi nhà chế biến những đồ ăn cầu kỳ. Họ không đánh giá cao sự tinh tế: Cua biển đem nấu rau muống, cá song nấu kiểu thuyền chài! Trong chuyện ẩm thực họ rất thoải mái. Ăn cái gì cũng thích nấu cả con, thà thừa mứa còn hơn là thòm thèm. Người Hải Phòng thích chơi đẹp, “nhịn miệng đãi khách đường xa”, đi ăn thường tranh trả tiền. Họ sòng phẳng trong tình bạn. Ai giúp được họ thì họ trả ơn đầy đủ, nhưng họ ghét sự mặc cả.
Tiền bạc không có rất nhiều ý nghĩa trong chuyện yêu đương của họ. Họ rất ghét kẻ đào mỏ. Họ cười nhạo những tình yêu kiểu Lan và Điệp, vì thích tình yêu ở nơi dương thế có nắng mặt trời, ngày “Phụ nữ” (8.3) được tặng hoa, ngày “Tình nhân” Valentin được tặng quà, hơn chốn âm u địa phủ có 2 nấm mồ cô đơn.
Cô gái Hải Phòng đã yêu là yêu nồng nàn, cháy bỏng. Họ không sợ bộc lộ mình ở chốn đông người. Giữa sân Lạch Tray với 2 vạn người hò hét, có cô gái chẳng ngại ngần viết lên ngực áo: “Hãy cưới em đi, Leonardo!” - thần tượng bóng đá của mình. Bình thường họ cũng dịu dàng, dù chưa đến độ không nỡ đập con muỗi đốt. Song thật phiền phức khi có ai đó định giành người yêu của họ. Những lúc nhạt miệng, họ cũng nói tục. Khi bị chọc giận, họ cũng dễ khóc và cũng dễ phản ứng ngay ra mặt, đôi khi là sự quyết liệt. Nhưng họ lại không thù lâu, những cơn giận như bão biển!
Con gái Hải Phòng thích đi siêu thị, họ tiêu tiền như đánh rơi. Nhưng họ sẵn sàng nhịn ăn, thậm chí bán nhà để dành tiền cho con học. Con gái Hải Phòng không thích tự nhận mình người... Hà Nội! ngay cả khi họ đã chuyển về thủ đô để sinh sống, làm việc. Họ thích về quê vì họ còn nhiều họ hàng ở đó...
***
Người Hải Phòng có lý tưởng, có khát vọng và tinh thần tập thể. Họ rất thông minh sáng tạo. Thành phố Hải Phòng đang đẹp từng ngày nhờ sự đóng góp của những cô gái Hải Phòng đáng yêu. Tản mạn về những đặc điểm, tính cách của họ chỉ là một nghiên cứu xã hội học vui, đọc trong ngày Tết Phụ nữ, nếu có thiếu sót xin các bạn trẻ lượng thứ!

Hà Linh Quân

NGUỒN GỐC BLACK FRIDAY

(Theo vnexpress)

Dịch theo mặt chữ, Black Friday là ngày thứ sáu đen, nhưng thực chất, đây là "ngày vàng mua sắm" của người dân Mỹ với hàng chục nghìn mặt hàng giảm giá cực lớn.
> Cận cảnh dân Mỹ mua sắm điên cuồng ngày Black Friday
> 20 người Mỹ bị thương trong cơn điên mua sắm
> Dân Mỹ thức trắng đêm chờ Black Friday

Thoạt nghe nói đến "Black Friday" (ngày thứ sáu đen), những người không biết nguồn gốc đều nghĩ ngày này có liên quan đến một thảm họa ghê rợn nào đó trong lịch sử, hoặc chí ít đây cũng không phải là ngày lành. Thế nhưng, Black Friday lại là ngày mang ý nghĩa rất tích cực đối với đông đảo người dân Mỹ mê mua sắm.
Black Friday thực chất là ngày vàng mua sắm tại Mỹ. Ảnh: AP
Black Friday là ngày thứ sáu ngay sau Lễ Tạ Ơn (Lễ Tạ Ơn rơi vào thứ năm thứ tư của tháng 11) và được coi là ngày mở hàng cho mùa mua sắm tấp nập nhất ở Mỹ. Ngày đặc biệt này có xuất xứ từ tình trạng... kẹt xe xảy ra vào ngày thứ sáu sau Lễ Tạ Ơn năm 1965 ở Philadelphia, khi hàng trăm nghìn người Mỹ chen chúc nhau, đen kịt các con phố, vỉa hè đi mua sắm để sửa soạn cho Lễ Noel sắp đến.
Ngay lập tức, giới kinh doanh Hoa Kỳ cho quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng và đồng loạt khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng.
Trong tiếng Anh có thuật ngữ "in the black" chỉ tình trạng doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận. Tương phản với "in the black" là "in the red" chỉ tình trạng kinh doanh thua lỗ, buôn bán thất bát. Ngày xưa, để tiện phân biệt và theo dõi sổ sách, kế toán thường ghi số lợi nhuận bằng mực đen, số lỗ bằng mực đỏ. Từ đó, người ta đặt tên ngày mua sắm lớn nhất trong năm là Black Friday, ngụ ý rằng đây là ngày ăn nên làm ra của các doanh nghiệp .
Xếp hàng trong đêm để chờ vào siêu thị
Hầu như tất cả các mặt hàng trong ngày Black Friday đều giảm giá trung bình từ 10% - 30%. Từ những thương hiệu bình dân đến những thương hiệu nổi tiếng như Nike, IBM, Apple… đều đưa ra mức giảm giá đến không ngờ.
Chính vì vậy, người Mỹ ùn ùn đổ ra các siêu thị, cửa hàng để tìm mua hàng giá rẻ. Tất cả các đường phố trên đất Mỹ đều đông nghịt người trong ngày thứ sáu mua sắm. Có người còn phải chờ từ 4h sáng để mong có thể “tậu” cho mình một món đồ giá rẻ như cho không. Giữa những chốn phồn hoa trên đất Mỹ, không ai tưởng tượng được lại có cảnh xếp hàng dài dằng dặc rồi trùm chăn ngủ ngay trên lòng đường trước một siêu thị, hay khung cảnh chen lấn, giành giật hàng hóa trong các trung tâm mua sắm.
Tràn vào siêu thị
Thu hút là vậy, nhưng không phải tất cả những người Mỹ đều thích thú với “ngày thứ 6 đen”. Lý do là bởi những người này đều không thích sự chen lấn xô đẩy và thay vì việc lao vào những siêu thị, cửa hàng để mua đồ giảm giá, họ ngồi ở nhà và xem ti vi. Thậm chí, có người còn cho rằng tình trạng chen lấn nhau để mua hàng làm xấu đi hình ảnh nước Mỹ và họ kêu gọi lập nên “No Shopping Day”, tức là ngày không mua sắm để tẩy chay “Black Friday”.
Tuy vậy, sau nhiều thập niên, “Black Friday” vẫn tồn tại và thu hút được đông đảo người dân Mỹ tham gia. Chỉ có điều năm 2011, với sự kiện tranh cướp hàng hóa dẫn đến hàng chục người bị thương, một người bị bắn và cướp sạch hàng hóa khi ra chỗ đỗ xe, Black Friday đã có hơi hướng đúng với nghĩa mặt chữ là "Ngày thứ sáu đen".
Tạ Linh

CHÚC MỪNG SINH NHẬT NGUYÊN NHUNG 29/11

Nhung thân mến!
Tập thể KT26 chúc Nhung luôn trẻ đẹp, hạnh phúc và thành đạt! 

Một món quà từ Thùy Dương

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

CHÚC MỪNG SINH NHẬT BÍCH LỘC 27/11

Lộc thân mến!
Tập thể KT26 chúc Lộc luôn trẻ đẹp, hạnh phúc và thành đạt!


Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

CHÚC MỪNG SINH NHẬT ANH KHƯƠNG 26/11

Anh Khương thân mến!
Tập thể KT26 chúc anh luôn ở phong độ cao, thành đạt và hạnh phúc!


ONLY IN INDIA. ( S/t: Chuti)




Morning KT-26!

ACE đã từng được xem ONLY IN VIETNAM ; ONLY IN AFRICA... Giờ đây mời mọi người chiêm ngưỡng ONLY IN INDIA nhé.

Have a nice day !




























Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

SÁCH CẤM (T/g: Thùy Dương)



Hôm rồi, nhân dịp cả nhà đi xem phim ở Garden mall, mấy mẹ con mới lượn vào hiệu sách ở đó chơi. Nhìn thấy một cuốn có tiêu đề ngồ ngộ “Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông” của Nguyễn Vĩnh Nguyên mình liền “chộp” về xem thử. Hơi tò mò về tác giả này do đã một đôi lần đọc truyện của Hắn ở Thanh Niên Chủ nhật. Văn phong của Nguyên mang sắc thái riêng & khá huyền bí, khó đọc. Y như rằng, tập truyện ngắn này có một số truyện giống như mình đang xem một tác phẩm hội hoạ theo trường phái siêu thực, nghĩa là chả hiểu gì cả. Tuy nhiên có một đôi truyện để lại dấu ấn cho mình. Một truyện về tình yêu của hai người nam & nữ, tác giả mô tả tình yêu ấy thật ngột ngạt, việc “yêu” như một thói quen đến mức có lúc cảm thấy cơ thể họ mủn ra như đất bùn, thấy rõ sự buồn chán trong đó. Tác giả mô tả rất khéo về sự không khớp của đôi yêu nhau này, “cái của nàng” ngày càng lớn, trong khi “cái của chàng” thì ngày càng teo nhỏ không thể đáp ứng được. Độc giả  không thấy sự dâm ô trong đó mà hiểu được, đó là  một cách nói hình tượng của việc hai người đó không còn yêu nhau nữa. Và việc “yêu” (theo thói quen) trở nên một gánh nặng quá sức cho cả hai.
Truyện ngắn thứ hai mang tiêu đề của cả tập truyện “Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông” . Nhờ cảm hứng của truyện này mà mình đã “phọt” ra được bài “The rush hour”. Một người đi xe máy trên đường, tự nhiên có khả năng bay lên trên đầu mọi người, Nguyên mô tả các ý nghĩ, cảm xúc của người thanh niên khi ngồi trên cao nhìn xuống đám đông lúc nhúc bên dưới. Mình đọc & hiểu được nỗi cô đơn của nhân vật, dường như đó cũng là những cảm xúc rất phổ biến của những người lao động nơi thành thị, ngày ngày bon chen kiếm sống. Cuộc sống cứ kéo dài ngày này qua ngày khác với sự tẻ nhạt, đơn điệu và bức bối.
Không ngờ gần đây, cuốn truyện này đã bị thu hồi. Cá nhân mình cho rằng truyện này có những khám phá cách viết mới rất khác biệt và không có gì là đồi truỵ. Hội  nhà văn Việt Nam phải tổ chức nguyên một buổi toạ đàm để đánh giá lại cuốn truyện này. Kết luận là không có gì nghiêm trọng, nhưng sách vẫn bị cấm. Có lẽ những nhà quản lý có lý lẽ riêng của họ.
Quyển truyện thứ hai là tuyển tập thành ngữ hiện đại bằng tranh giành cho tuổi teen do Thành Phong vẽ - “Sát thủ đầu mưng mủ”. Mình đã không để ý đến quyển này lắm cho đến khi nó cũng bị cấm. Cấm thì lại đâm tò mò, mình quơ về một cuốn xem nó ra làm sao. Kết luận: Quá bình thường, nhiều câu mọi người đã nói từ lâu. Nhưng khác biệt ở chỗ, hoạ sĩ Thành Phong có thêm minh hoạ bằng tranh cho thêm phần hài hước thôi. Mình đề tặng cho hai  nhóc nhà mình và hỏi chúng nó là các con thấy quyển này có vấn đề gì không. Chúng đồng thanh: “Không có gì mẹ ạ, ngôn ngữ ngoài đời còn kinh khiếp hơn”, Hi hi… Con gái mang đến lớp cho các bạn xem cùng, bạn nó nhìn thấy lời đề tặng của mình đều mắt tròn mắt dẹt, mẹ mày tặng mày quyển này á??? Có gì đâu nhỉ! Cấm thì chúng vẫn nói với nhau có  khi còn nhiều hơn, và chúng cũng thừa hiểu ở đâu, khi nào, với ai mới được áp dụng các thành ngữ ấy vào câu nói. Xin chép tặng ra đây cho các bạn vài thành ngữ teen nổi bật nhất có tranh minh hoạ rất tức cười:
“Được voi đòi Hai bà Trưng” – mô tả một thằng cưỡi voi rồi vẫn chỉ vào Hai Bà đứng dưới đất. Pó tay!
“Xấu nhưng kết cấu nó đẹp” – mô tả một cô gái dáng rất chuẩn nhưng mặt thì ôi thôi…
“Xấu nhưng biết phấn đấu” – mô tả một cô gái xấu nhưng làm đủ cách để đẹp lên: giảm béo, căng da mặt, xoá sẹo, bơm ngực, làm trắng da, … Để đẹp trong mắt các chàng, vất vả lắm chứ bộ!!!
“Đã xấu mà lại còn xa, đã Sida còn xông pha hiến máu” – Câu này bạn  Phú đã tóm lấy cho vào bài mới nhất của bạn í. Hi hi…. Xấu mà còn xa nữa thì ai cứu được???
“Xấu lại còn cố gây chú ý” – Mô tả một cô xấu tệ, nhưng lại đứng trước cái quạt cho váy tốc lên & giữ váy giống kiểu của cô đào Marylin Monroe. He he… Nói xấu con gái quá!
“Ăn chơi sợ gì mưa rơi” – Mô tả mẹ mang con ra đường đút cơm cho con khi trời mưa, mẹ quát “há mồm ra!”
“Chết vì tình là cái chết bất thình lình” – Đúng nhỉ, nếu đợi thêm một lúc nữa có khi lại không muốn chết.
“Đẹp trai nhưng hai phai” – Bây giờ các anh đẹp mà hai phai thật & lởm đầy…
“Cướp trên dàn mướp” – Câu này vô thưởng vô phạt, chẳng ăn nhập gì, nhưng buồn cười ở chỗ đó.
“Đời rất dở, nhưng vẫn phải niềm nở” – Câu này hay quá! Mô tả cô gái chạy bàn khúm núm trước hai vị khách quát mắng như điên. Bạn nào làm dịch vụ hay bán hàng thì thấm thía lắm.
“Đơn giản như đan rổ” – He he…
“Tiền thì anh không thiếu, nhưng nhiều thì anh không có” – Được được…
“Không mày đố thầy dạy ai” - Ồ đúng mà
“Một con ngựa đau, cả tàu được ăn thêm cỏ” – mô tả một con ngựa bị đau cả bầy hét Hú Yê… sung sướng. Câu này hơi phi đạo đức một tí nhưng nó đạt được tiêu chí ngộ nghĩnh.
“Nếu không yêu, hãy tỏ ra yếu sinh lý” – Úi giời…đúng không các ông?
“Sống đơn giản cho đời thanh thản”
“Thú vui tao nhã, giặt tã cho con” – Mô tả một ông bố đang cật lực ngồi  giặt tã, trông rất đáng thương!
“Trăm lời anh nói không bằng làn khói a còng” – Thực tế của một bộ phận các cô gái trẻ tham vàng bỏ ngãi.
“Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản” – Mô tả một sinh viên cầm bông hoa hồng chuẩn bị ra bến xe bus, thằng bạn cùng phòng vừa ăn mì vừa hỏi: “Con bé đó kiêu lắm đấy, mày có chắc không?” Chà, thử thách quá!
“Yêu nhau trong sáng, phang nhau trong tối” – Quá vui!

Cả nhà mình đọc cho nhau nghe trong bữa cơm, ai nấy “Cười như đười ươi” suốt! (Câu này của mình sáng tác đấy nha).
Chúc mọi người một tuần thật vui!!!

MỘT SỐ HÌNH ẢNH 20/11 TẠI KHOA KINH TẾ -HCM (T/g: Chuti)

Năm nay ngày NGVN 20/11 rơi vào Chủ Nhật. Khoa tổ chức họp mặt trước một ngày. Mặc dù vậy, Thứ Bảy nên lượng Cựu SV & GV phía nam về không đông, kể cả KT-26. Tôi cũng kẹt chút, mặc dù hẹn Cô Bình, nhưng về hơi muộn (lúc 11:15’) nên Cô Bình, cô Len giận và “rút” trước nên không gặp, tiếc!
Về khoa, thấy có tin “hot” nhất, chị Nga đen vừa lên chức Phó Chủ Nhiệm Khoa, Oách! (gặp chút rồi Tiến Sỹ Nga đen cũng về sớm có việc).
Không nhớ chụp hình, nhưng may thay, tôi đi cùng với một em gái KT-27, do ngưỡng mộ Blog KT-26 nên tự động giúp tôi ghi lại một số hình và nhờ “post” lên Blog góp vui… Xin cám ơn em gái KT-27!

ACE nhìn hình và thử trí nhớ của mình xem còn nhận ra nhưng ai đặc biệt trong  các tấm hình sau nhé!
Ai ngồi cạnh chuti đây…?
Ai mặc áo dài bên trái…?
Hai người phụ nữ cuối bàn là ai?
Chàng nào đây…? Chàng và Nàng KT-26 vẫn chưa kết duyên…?
Ai còn nhớ bức trướng bằng vàng treo trên tường bên trái ảnh…?

Have a nice week!
HCMC – 21 NOV 2011 - CHUTI