Danh sách Blog của Tôi

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

MÙA THU VÀNG ( Nguyễn Văn Hà)




MỘT GIẢI MINI TRƯỜNG ĐHHH !

Quả không ngoa khi nói: giải bong đá “MÙA THU VÀNG” của Khoa Kinh Tế là giải đấu cấp trường ĐHHH thu nhỏ. Một giải đấu của một khoa được mệnh danh là “yểu điệu thục nữ” nhất trường. Với vẻn vẹn có vài đội đại diện cho mỗi lớp cũng như đại diện cho mỗi khóa. Với lại, quân số đã ít, trong khi lực lượng nữ mỗi lớp lại chiếm một tỷ lệ rất cao. Số còn lại là những anh chàng thấp bé, nhẹ cân. Họ vào trường không phải cần qua vòng sơ tuyển sức khỏe. Hay một số anh chàng bị loại ra từ khác khoa Lái, Máy sau khi vào trường, do một lý do nào đó, trong đó nhiều anh bởi lý do chiều cao và cân nặng.
Với một khoa “âm thịnh – dương suy” như vậy, nhưng các phong trào thể thao của khoa thì chẳng kém chút nào nếu so với các khoa khác của những người khổng lồ về cơ bắp trong trường như Máy, như Lái. Ví như bóng bàn chẳng hạn, đội tuyển trường thì một nửa là sinh viên kinh tế, nửa còn lại là các thầy ờ khoa Công trình và Tổ Ngoại ngữ. Chứ tuyệt nhiên không có một bóng dáng của sinh viên các khoa khác. Bóng đá cũng vậy, đội tuyển khoa lúc bấy giờ luôn trong tình trạng thiếu trước hụt sau. Thủ môn thì củ chuối nhất trường, toàn những ông cận hết độ, bong cứ từ từ mà đi qua háng các ông ấy mà không chạm chân chút nào. Đội tuyển thì quân số “đá được” là chín cầu thủ thay vì mười một người của sân bóng lớn… Hai vị trí còn lại là chắp và cho đủ đội hình. Anh em trên sân cứ căng sức ra mà đá cho đủ thời gian, hiếm lắm mới được thay người. Tuy nhiên với truyền thống của một đội bóng đá mang phong cách thực dụng của Châu âu, pha chút kỹ thuật bóng ngắn của Nam Mỹ. Những cầu thủ nhỏ con của đội Kinh tế lúc bấy giờ luôn làm nên những điểm nóng mỗi khi họ ra sân. Hơn nữa, ở ngoài sân, luôn sôi động bởi những “bóng hồng” đam mê thể thao và không thiếu tinh thần và kỹ năng khuấy động cầu trường. Với những thế mạnh ấy, đội bong Kinh tế vận tải luôn là những đội vào sâu nhất giải, và ít nhất một lần trong 5 năm, với nòng cốt là KT-26, chúng tôi đã nâng cúp trong sự ngưỡng mộ và khâm phục của khác khoa “cơ bắp” trong trường.
Phát huy truyền thống ấy, giải bóng đá của khoa Kinh tế vận tải đã ra đời. Nó được mang tên “MÙA THU VÀNG”. Với cái tên lãng mạn ấy, hình như đã nói lên một giải bóng đá không thiếu chất thơ và cảm xúc.
Vào đầu năm học 1988-1989 ngày ấy, tôi được chủ nhiệm khoa Phan Nhiệm gọi, cùng với một số giáo viên trẻ nằm trong BCH Đoàn của Khoa về việc tổ chức một giái bong đá trong khoa. Do KT-26 là nòng cốt của các phong trào khoa ngày ấy, nhất là thể thao. Nên tôi được phân công “vửa đá bóng vừa thổi còi” cho cái giải đấu này. Phân công phân nhiệm trọng tài cũng là tôi. Bố trí lịch thi đấu cũng là mình… Cùng với sự hỗ trợ của các Giáo viên Đoàn viên và nòng cốt ban tổ chức là KT-26.
Giải mang tên “MÙA THU VÀNG” là một sự gợi ý của chủ nhiệm khoa Phan Nhiệm. Phải nói chủ nhiệm khoa là một người thích phòng trào. Có khả năng tổ chức phong trào tốt. Tuy có nhiều phong trào thất bại (như phong trào xây gara ô tô, chọn màu xe…), nhưng “MÙA THU VÀNG” là một giải rất thành công cả về chất lượng giải cũng như về mặt tổ chức. Mấu chốt của sự thành công là một sáng kiến rất “bóng đá chuyên nghiệp” của chủ nhiệm khoa. Cũng xuất phát từ chỗ âm thịnh-dương suy”, thiếu người ở các lớp, nên qui chế của giải là mỗi đội được phép “thuê” 03 cầu thủ từ các khoa khác. Đó là sự khác biệt, là mấu chốt của thành công !
Do chỉ có khoa Kinh tế lúc bấy giờ (thực tình lớp xếp dỡ lúc đó cũng có hai em) là độc quyền có những “bông hồng”. Cho nên khi đưa ra qui chế 03 cầu thủ thuê ngoài ấy. Các đội chả mất tiền thuê, mà các chàng “cơ bắp” cứ xếp hàng casting để được thể hiện với các em Kinh tế. Mỗi trận đấu lúc bấy giờ luôn đầy ắp sự cổ vũ cuồng nhiệt từ các khán đài không có ghế. Từ các cổ động viên rất chuyên nghiệp từ trong hai lớp có đội thi đấu, từ các cổ động viên của các cầu thủ đá thuê, từ các cổ động viên trung lập khác đến sân” xem bóng thì ít, ngắm các em thì nhiều”. Cũng đôi khi là các cổ động viên nhí đi trăn trâu cắt cỏ gần đó… Không khí giải khoa sôi động có khi hơn cả giải bong đá trường. Sau nàu máu mê quá, cũng đấm, cũng đánh nhau. Có thằng gãy tay, rách mắt, mang vác nhau lên bệnh viện cấp cứu thường thường. Cũng như có lớp còn thuê cả cầu thủ chuyên nghiệp từ các đội A-1 lúc bấy giờ đóng trên địa bàn Hải Phòng như Công An Hải Phòng…. Những khẩu hiệu, sologan rất chuyên nghiệp được các đội “mượn” bảng tin của trường để thể hiện trước và sau các trận đấu trong sự ghen tị của các khoa khác. Cũng như sự bực mình của các ông làm công tác thông tin tuyên truyền của trường. Tôi còn nhớ một khẩu hiệu rất “khủng” từ một đội yếu nhất khoa – KTB25 : “ Cơn lốc Biển 25 sẽ cuốn băng chú thỏ rừng KT..” hay “ Hãy đợi đấy chú thỏ trắng” … v.v..
“MÙA THU VÀNG” khởi động và đi được hai mùa trong không khí sôi động của giải. Và cũng như công trình gara xe khách của khoa, nó đã kết thúc trong sự nuối tiếc của các sinh viên khoa kinh tế lúc bấy giờ, khi những nòng cốt của giải là KT-26 đã ra trường…. Một giải phong trào của khoa , như một giải trường thu nhỏ và mang đậm dấu ấn KT-26… Không những là những người tổ chức, trong tài, mà cả hai mùa giải ấy các trận cầu kinh điển đếu mang dấu ấn KT-26. Cũng như hai trận trung kết của hai mùa giải đều có mặt KT-26.. Những cả hai trận đều thua lớp KT1-27… Một sự kỳ lạ  thú vị của “MÙA THU VÀNG”

NHỮNG TRẬN CẦU KINH ĐIỂN…

Trận Kinh tế 2-26 gặp KT28 mùa giải thứ nhất…
KT28 với thành phần là các đàn em rất thư sinh nhưng khéo léo mới vào trường (Phong cún – Tuấn…) và một số cầu thủ thuê. KT2-27 nòng cốt là những tay cơ bắp nằm trong đội tuyển khoa của lớp như Nam đao – Lâm ác khơ mét – Văn Dũng – Khôi đá người trúng hơn đá bong – Sơn teo xác ướp nhưng chân rất cứng… Kết hợp với toàn bộ các ngôi sao của KT1-26 . Đúng chỉ có KT-26, họ luôn đi bên nhau từ những ngày ấy. Tuyệt nhiên không có lính đánh thuê bên khoa khác…
Tỷ số là bao nhiêu, tôi cũng đã quên mất rồi…!
Chỉ biết rằng, với cái dáng nhỏ thó thư sinh của Phong “cún” đàn em. Trong trận, nó cứ loắt thoắt, vặn vẹo “kiểu gôn tôm” … đã làm nóng mắt các đại ca KT-26 lúc đó luôn là nòng cốt đội tuyển khoa. Nhất là tay đồ tể Nam đao. Thế là trong một lần vặn vẹo, lắt léo của Phong cún… Nam đao “dí” tiếp mấy nhịp… Phong cún vẫn lắt léo và thoát hiểm . Cũng như bằng cách tỳ người khéo léo, nó vẫn “sỏ háng” Nam đao…Một sự tranh chấp ngoài bong đá… Nam đao và mấy thằng đại ca 26 nhảy bổ vào “ủ lò” thằng bé. Mãi sau đó,  Hoàn “què” lớp trưởng KT2-27 nhảy vào dàn xếp. Nể mặt, cuộc chiến không bóng đá kết thúc… Bẽ mặt mấy thằng anh KT-26 mang danh nòng cốt đội tuyển khoa, thế mà nhảy hội đồng “tẩn” thằng em dại mới vào trường !
          Một giải đấu phong trào nhưng ẩn chứa tính bạo lực…!

Trận KT1-26 gặp KTB-25 mùa giải thứ nhất….
Một đội yếu nhất giải (chưa tính đội giáo viên) đấu với liên quân KT-26 luôn là ứng cử viện vô địch. Nhưng lại là một trận cầu mang toan tính của cả hai đội. Đội KTB-25 cần một tỷ số đẹp để đi tiếp. Đội KT1-26 cần “tiền thuốc nước”. Hơn nữa KTB-25 có rất nhiều “chiến hữu xưa” đang học ở KT-26, nên một sự thỏa thuận đã được thực hiện. Nam đao, Văn Dũng, Lâm ác khơ mét không đá cho KT1-26 như thường lệ mà đá cho KTB-25. Hà què làm trọng tài thay vì đá cho đội nhà…!?
Tỷ số trận đấu là bao nhiêu, sao mà nhớ được, nhưng hợp lòng cả hai đội… Sao không cơ chứ!? Từ trọng tài đến cầu thủ đã diễn trên sân mà! Lại còn diễn quá mức nữa chứ. Thế là sang hiệp hai, Nam đao nóng mắt. Sao không nóng cho được khi mà cả trọng tài và cầu thủ KT1-26, chúng nó đá cứ như diễu, để Nam đao một mình một sân “đá” thật. Tự trọng bị tổn thương, Nam đao khùng lên, cứ gôn KT1-26 mà “phang” cho rách lưới. “Phản thùng” chăng! Tôi và anh em KT-26 nghĩ là Nam đao “phá vỡ cam kết”, thua thì đội KT1-26 cũng mệt… Nên Hà què từ chỗ là trọng tài, nhảy vào trận…
Sau trận đấu, cả đội ra “chửi” Nam đao. Thấy vậy Nam đao cười hóm hỉnh và bảo “Đ. Mẹ chúng mày đá mà thả vậy, tức chết mẹ..” còn Văn Dũng nói : “ Chúng mày cứ lo, kệ Nam đao, còn tao hậu vệ dưới này, đến cuối trận Nam đao mà đá thêm vào gôn KT1-26 thì tao đá phản vào lười nhà KTB-25…”
Một giải đấu phong trào nhưng cũng nhuốm màu tiêu cực….

Trận KT1-26 gặp KT2-26 mùa giải thứ 2….
Gà nhà đá nhau. Mặc dù xếp bảng luôn “né” để hai đội gặp nhau. Nhưng năm ấy, anh em “trong nhà” gặp nhau….
Trận này xếp lịch thoải mái, muốn đá giờ nào thuận lợi cho việc học đều được. Ban tồ chức mà! Anh em trường kỳ đá bóng cùng nhau. Luôn song hành trong các trận cầu của mỗi đội. Ấy thế mà trận “Derby” KT-26 vẫn xứng đáng là một trong những trận derby kinh điển của làng bóng đá thế giới… Không khí trước trận đấu nóng lên suốt một tuần trước trận đấu. các cầu thủ hai đội kích bác nhau nhằm muốn thể hiện vị trí của mình trong thành phần đội tuyển khoa. Các bên đưa ra chiến thuật. Bên KT2-26 sẽ làm một trục dọc trên sân Nam đao – Lâm – Văn Dũng… Với tiêu trí, Hà què muốt sút bóng vào gôn, xác phải qua ít nhất ba thằng cơ bắp này…
Ấy thế mà trận đấu được diễn ra vì lý do “không bong đá”. Hôm đó Khương KT1-26 mải đánh bạc, không đi học…. Một cầu thủ trụ cột của KT1-26. Thế là các cầu thủ KT2-26 “khích tướng” để trận đầu diễn ra trong ngày hôm ấy – “Chúng mày sợ à!?”. Thế là cơn sỹ diện bốc lên… “đồng ý”. Trong khi đó Khương đã được khẩn cấp thông báo “đi đá bóng gấp!”.
Trận đâu diễn ra sôi động, quyết liệt đúng như những trận derby kinh điển khác trên thế giới. Và kết quả cũng vậy - HÒA. Tuy nhiên, KT1-26 có một cầu thủ phải đi khâu mấy mũi do rách da mắt. Thằng Thắng hợi bị đòn!

Trận Giáo viên – KTB25 năm thứ nhất..
Hai đội quá yếu! Chất lượng chuyên môn khỏi bàn. Tỷ số cũng không có ý nghĩa. Vấn đề ở trận này là các thầy làm cầu thủ… Tôi và mấy anh em KT-26 vẫn được mời đi đá mổi khi đội giáo viên ra sân. Hôm đó cũng vậy. Tiết thầy Hải đen. Sắp đến giờ đá bóng, vậy mà ổng “phọt” ngay một bài kiểm tra cho cả lớp. “Ông này phá cam kết chăng, hay có thằng khác đá hộ rồi?” – Tôi nghĩ vậy. Rón rén ra ngoài , tôi hỏi : “Sao hôm nay đi đá bong mà anh?”. Trời ông ấy mê tín và máu bóng đá thật : “ Mấy đứa con gái lớp mày đen lắm, hôm nào ra cổ vũ bọn tao toàn tha. Hôm nay cho chúng nó ở nhà. Tí nữa mày lặng lặng ra sau nhé !”
Một giải phong trào nhưng rất được coi trọng. Kể cả giáo viện, đội yếu nhất mà cũng hy vọng…!

Trận trung kết KT1-26 gặp KT1-27 mùa giải thứ nhất…
Thực ra là liên quan KT-26, nòng cốt khoa Kinh tế đá với KT1-27 công với Trung lái (gôn) Quang điện – một thằng Nam Lái (?) đá tiền đạo…KT1-27 là đội tổ chức quá tốt. Chúng biết không mạnh bằng KT-26 , nên đá biết người biết ta. Kèm người chắc chắn. Nhất là tôi luôn bị thằng Cốc Vũ một chân điền kinh có hạng và không biết đá bóng. Cứ theo sát tôi như hình với bóng. KT-26, ra sân với thế trên chân nên chủ quan. Càng đá càng “cú”, càng bế tắc. Đời là thế, chủ quan khinh địch, nên ra trận bị choáng khi địch mạnh hơn ta tưởng…
Và cái gì đến cũng đến. Sự nôn nóng và cay cú đã xuất hiện… Một thằng KT1-27 bị Khương tung người vô lê - thằng Bình sún bị gãy tay…. Không khí trùng lại, sự lo sợ, thất thần trên các khuôn mặt cầu thủ KT-26. Trong khi đó, ở phía bên kia sân, sự hừng hực, khí thế quyết tâm trả hận cho đồng đội được các cầu thủ KT1-27 thể hiện rõ…
Và rồi thằng Viện , nhỏ thó chuyên đá gôn tôm đã đi một đượng bóng dọc biên qua hết các chân cứng đờ và khuôn mặt thẫn thờ của KT-26 … 1-0, KT1-27 vô địch !


Trận trung kết KT2-26 gặp KT1-27 mùa giải thứ hai…
Năm sau đó, KT2-26 vào chung kết với KT1-27. Kịch bản trận trung kết mùa giải trước. Một trận phục thù trước khi ra trường. Tôi và các đồng đội nghĩ vậy. Quyết tâm, không chủ quan…!
Trận đấu được tổ chức trên sân tập của đội CA HP. Sân đẹp hơn, thuận lợi cho đội KT-26 phô diễn khả năng bóng đá của mình… Và cũng như mùa giải trước. Chúng tôi lại bị bất ngờ và bất lực trước sự tổ chức rất tốt của KT1-27. Một kịch bản tương tự trận trung kết năm trước đã xảy ra. KT-26 lại dơi vào tâm trạng hoảng loạn và bế tắc. Các cái đầu nóng lại xuất hiện… Một thằng KT1-27 nằm sân - Thằng Sơn tóc đỏ, nó khỏe lắm, lại có võ nữa chứ. Ấy thế mà trong lúc tranh chấp bên phần sân nhà với hai ba thằng nữa. Nó rơi xuống nắm bất tỉnh, mặt xanh như tàu là chuối. Đồng đội khênh nó ra sân, hô hấp nhân tạo. Nó được thay ra và sau này nghe nói nó sợ, không bao giờ đá bóng nữa. Có tiếng cãi vã, đổ tội cho nhau… Duy chỉ có một thằng - thằng không biết đá bóng. Nó là bạn tôi, thằng Sơn “con” KT1-27 nó nói nhỏ : “cú chơi này chỉ có thể là Hà què” . Nó nói đúng. Nhưng tôi thực tình không phải “chơi” nó. Nó là hậu vệ mà. Tôi đá tiền đạo. Một chút kinh nghiệm che chắn và chút ranh ma, nhưng tôi không ngờ nó bị nặng như vậy!
Và một lần nữa, KT1-27 lại ghi bàn và ôm cúp vộ địch trong sự bất lực “của giải ngân hà KT-26”…

Một số hình ảnh trước trận trung kết KT1-26 gặp KT1-27 mùa thứ nhất ngày 29/9/1988.



 Như nói lúc đầu, “Cái đầu voi đuôi chuột” trong các phong trào ngày ấy một lần nữa thể hiện ờ “MÙA THU VÀNG” . Năm sau gần như vắng mặt chủ nhiệm khoa và các giáo viên. Trận chung kết cũng không có sự hiện diện của họ nữa. “MÙA THU VÀNG” đã ngay sau đó trở thành hoài niệm khi KT-26 ra trường…


Các bạn hãy tự nhận ra mình, ra bạn mình trong các bức ảnh quí hiếm hơn 20 năm về trước. Một bức ảnh quí khi có sự hiện diện của Chủ nhiệm khoa. Giáo viên, Giáo viên thể dục (trọng tài trận CK) và đại diện của các bóng hồng hai lớp có đội bóng vào Chung kết. Cả hai năm KT-26 đều thất bại trong các trận chung kết, với rất nhiều lý do như kể trên. Và mỗi cầu thủ, cổ động viên chúng ta cũng có và tìm ra cho mình một lý do để giải thích cho sự lạ kỳ thú vị của cái thua ấy, của “MÙA THU VÀNG” . Nhưng riêng cá nhân tôi, ngoài các lý do về thế trận trên sân, tôi còn có một lý do rất không bóng đá. Đó chính là bóng hồng KT1-27 trên sân bóng đá ngày ấy….

Nguyễn Văn Hà

7 nhận xét:

  1. Tôi cũng nghĩ là tay này bị người đẹp hớp hồn , không đá được. Hôm nay mới tự thù nhận.

    Trả lờiXóa
  2. Tay này có ký ức quá mạnh! Cũng vì hay đóng vai trò chủ lực trong các môn thể thao bóng bàn hay bóng đá, đều có hắn cả. Sau này hắn làm lớp trưởng lại càng phát huy vai trò. Nhưng bên KT1-27 cũng biết điểm yếu của hắn nên cứ áp dụng biện pháp "Mỹ nhân kế" triệt để. Hoá ra là có nội gián các ông KT26 ah. Thật hay là họ đã thành một đôi với những kết quả không thể mỹ mãn hơn.

    Trả lờiXóa
  3. Nhìn lại những bức ảnh cũ, nhất là ảnh đen trắng. Đã hơn 20 năm qua... đẹp thật. Chúc mứng tất cả những ai có mặt trong bức ảnh này.! Cũng như những ai tham gia những trận cầu kinh điển của "MÙA THU VÀNG" và đặc biệt 2 trận trung kết. Sức mạnh của hoài niệm, của ký ức...
    Tôi nhớ, tôi còn giữ một tấm ảnh chụp đội bóng KT vô dịch giải năm 1989-1990... Nhưng không rõ giờ này nó nắm ở đâu. Nếu tìm được tôi sẽ tham gia bài viết về những trận đấu của đội tuyển khoa trong giải trường và chức vô địch trường năm ấy...

    Trả lờiXóa
  4. Giờ nhìn lại bức ảnh mới nhận ra Ông Lưu , quần áo chỉnh tề đứng sát Chủ Nhiệm khoa. Lúc đầu tưởng ông này phát huy vai trò cầu thủ luôn đứng hàng đầu nhận hoa, chụp hình...Và đoạt danh hiệu cẩu thủ điển trai nhất "MÙA THU VÀNG" . Dáng cầu thủ đẹp nhất KT-26, CẦU THỦ CHẠY NHIỀU NHẤT & ÍT BẨN NHẤT GIẢI...(ông này toàn chọn chỗ sạch chạy - còn để chụp hình nữa chứ..!). Tuy nhiên nhớ lại Ô. Lưu này cầm cớ làm công tác quan trọng: Cùng với Bạo GV, làm trọng tài biên trận TK...hehehe!

    Trả lờiXóa
  5. đúng vậy. Tôi làm trọng tài biên trận này. Thiên vị hết cỡ mà 26 vẫn thua !!!

    Trả lờiXóa
  6. Bản thân tôi khi xem bức ảnh này cũng hơi ngờ ngợ. "Thằng nào" mà giống mình quá.

    Trả lờiXóa
  7. Đúng vậy, lúc mới đầu tôi chưa nhận ra... sau đó hồi tưởng ... Mới nhận ra Ô. Lưu.

    Quá nhiều dấu ân của KT 26 ở MTV. Mặc dù chúng ta thua và hay bàn luận về cái thua ấy. Tuy nhiên chúng ta luôn được các đối thủ nói là gần như DT khoa, mạnh thế mà vẫn thua KT1-27.... Ở một góc độ nào đó tôi rất vui về những nhận xét ấy (KT-26 thuần chủng)

    Đúng thật, dấu ấn KT-26 ở MTV quá lớn không chỉ phải vậy, không chỉ vì chúng ta tổ chức giải mà như tác giả nói, các trận cầu kinh điển của 02 giải MTV đều có dấu ấn KT-26 (kể cà đánh nhau đến tiêu cực...). Các lớp khác có thể trích dẫn những trận đấu có họ với KT-26 chúng ta là có thể làm thành một đề tài riêng của họ trong cái chung MTV-KT26.

    Trả lờiXóa