Danh sách Blog của Tôi

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

CÓ NÊN NÔNG THÔN HÓA TRẺ THÀNH THỊ ?

Chào cả nhà!
Hôm vừa rồi tôi có nói chuyện với Ông Phú về chủ đề 1/6 của chúng ta thì Phú nói có bài này rất hay và chuyển cho tôi đọc. Tôi đọc thấy hay nên post để mọi người cùng đọc và bàn luận. Theo tôi thì đây là mối quan tâm của tất cả chúng ta hiện nay.
BBT
---------
Những kỹ năng để sống "như một con người bình thường" tiếc thay lại không được dạy ở trong nhà trường đô thị. Trẻ em thành phố đang phải đổ một đống tiền ra để được sống "tự nhiên" như những đứa trẻ nông thôn, miền núi.
 
Trẻ em Nhật Bản trong giờ học kỹ năng khi có hiệu lệnh xảy ra động đất. Ảnh do phụ huynh người Nhật gốc Việt cung cấp.

Đi ngược với thế giới


Tiến sĩ Nguyễn Đức Lộc, giảng viên khoa Nhân học, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) từng có thời gian sống ở trong nhà người dân tộc ở các vùng hẻo lánh để ra đề tài nghiên cứu: "Những cuộc đời trẻ thơ".
    "Thật nực cười khi các bậc cha mẹ 
    cho con đi học kỹ năng sống trong mộtthời
gian ngắn ngày hè là tin con mình có kỹ năng sống sót được trong một xã hội
đầy rủi ro"- TS. Lộc
Ông phát hiện ra trẻ em ở đây có kỹ năng sinh tồn và mưu sinh chính nhờ cuộc sống xung quanh vàtừ cha mẹ mà không cần phải học ở trường. Đi vào rừng, đứa trẻ nhỏ đã có thể nhận biết lá cây nào ăn được, lá cây nào có độc, biết tìm phương hướng đi về nhà, trèo đèo, lội suối...

"Kỹ năng sống là phải từ cuộc sống, phải được bồi đắp liên tục trong cuộc sống hàng ngày. Thật nực cười khi các bậc cha mẹ cho con đi học kỹ năng sống trong một thời gian ngắn ngày hè là tin con mình có kỹ năng sống sót được trong một xã hội đầy rủi ro. Đó là chưa kể nhiều chương trình dạy kỹ năng sống lại tiếp tục tập trung nhồi nhét kiến thức vào đầu đứa trẻ" - TS Lộc cho biết.

Một chuyên gia giáo dục Mỹ nói với TS. Nguyễn Đức Lộc: Não trẻ em VN vì bị áp lực học từ nhỏ nên bị "burn" (tạm dịch là bị "cháy", bị làm việc hết công suất) và do vậy khi vào đại học sẽ thua kém HS các nước phát triển, mất đi khả năng tập trung cao độ ở bậc ĐH và khả năng sáng tạo.

Trong khi đó, giai đoạn đào tạo ĐH mới là giai đoạn quyết định để "ra lò" một công dân có đủ kiến thức để làm việc. HS VN học căng thẳng từ cấp một đến hết cấp 3, còn khi vào ĐH là thời gian "xả hơi". Đây là một quá trình ngược với thế giới.

Theo TS Lộc, nếu không xem xét lại mục tiêu giáo dục thì sẽ đẩy cả xã hội đi vào một con đường là học nhồi nhét kiến thức, trong khi đó những kỹ năng học để sống một cuộc sống bình thường, để biết yêu cuộc sống thì hầu như vắng bóng trong nhà trường. Có người cho rằng, điều này cũng là lỗi ở phụ huynh, nhưng một số bậc phụ huynh đã có ý thức về vấn đề này, quyết định cho con mình học nhẹ nhàng hơn thì ngay lập tức vấp phải việc con bị lẻ loi ở trường nên lại quay về con đường chung.
HS VN học căng thẳng từ cấp một đến hết cấp 3, còn khi vào ĐH là thời gian "xả hơi". Đây là một quá trình ngược với thế giới.

   TS Nguyễn Đức Lộc nhận xét: Nền giáo dục cần phải có cái       nhìn tổng quan, xét lại mục tiêu giáo dục để tránh dạy tràn lan mà không xét tới nhóm đối tượng. Người ta quên mất cần phải dạy cái gì phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, dạy những kiến thức đi vào cuộc sống, cần cho cuộc sống chứ không giáo điều.

Điều quan trọng nhất trong dạy kỹ năng sống là dạy trẻ biết yêu cuộc sống, có một tinh thần sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có yêu cuộc sống thì mới tò mò, khám phá cuộc sống, tìm hiểu về nó và nhận ra bao điều tốt đẹp từ đó. Ở nước ngoài, tinh thần chung nhất là dạy trẻ biết tự lập, bị té phải biết đứng dậy, để tạo ra tinh thần xuyên suốt cuộc đời đứa trẻ: trước hết, phải biết tự cứu lấy mình!

Thoát hiểm nhờ tình yêu cuộc sống

Vụ tự tử của
nam sinh Ngô Quyền hay những cái chết tương tự gần đây, vụ bốn sinh viên ở ĐH quý tộc Hàn Quốc tự tử vì không chịu nổi áp lực học hành là hậu quả của việc "lấy thành tích luận anh hùng".

Nó đồng thời cho thấy, những học sinh này không được học những kỹ-năng-để-sống-tốt.
Giờ học cứu hỏa của học sinh lớp 1 Nhật Bản. Ảnh do phụ huynh người Nhật gốc Việt cung cấp.
Julian Rotter, giáo sư tâm lý học của ĐH Connecticut cho rằng: Những người khi gặp khủng hoảng hay tình huống nguy hiểm mà không sống sót được bởi có khả năng chế ngự thấp (locus of control). Người có khả năng điều khiển cuộc sống cao thường không bao giờ đổ thừa cho hoàn cảnh, không phàn nàn, không đổ lỗi. Họ là người có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình, làm chủ cuộc sống mà không bị ảnh hưởng bởi lời khen, chê.
   Công ty A8 Resource Co.Ltd, chuyên         nghiên cứu về nguồn nhân lực, đã có nhận xét về giới trẻ VN: Họ không thích làm việc chân tay, tiền là thứ duy nhất quan trọng 
đối  với họ, họ không muốn giao tiếp nhiều, 
họ chỉ muốn học từ máy tính....
Trang web National Geographic Adventure có đưa ra 14 kỹ năng thoát khỏi nguy hiểm, trong đó, việc con người có khả năng sống sót trong những tình huống nguy hiểm lại nhờ chính tinh thần và ý chí sống của cá nhân, chứ không hề phụ thuộc vào các trang thiết bị tối tân.

Các kỹ năng đó là: làm chủ số phận của mình,  không đầu hàng trong bất kỳ tình huống nào, hãy đọc "thần chú": phải sống, suy nghĩ tích cực, đừng khen thưởng mình quá đáng khi đạt được mục tiêu, hãy thử thách cuộc sống bình yên của mình, học những gì trái với điều mình làm thường ngày như tập viết tay trái, học một ngoại ngữ mới, học một nhạc cụ... để bộ não có khả năng thích nghi, tin vào bản năng của mình, có một kế hoạch dự phòng nếu không đạt được mục tiêu, biết giúp đỡ người khác, giữ cái đầu tỉnh táo, đầu hàng nhưng đừng từ bỏ...

Rõ ràng, những kỹ năng sống trên đang bị "bỏ trắng" trong các chương trình dạy học. Công ty A8 Resource Co.Ltd, chuyên nghiên cứu về nguồn nhân lực, đã có nhận xét về giới trẻ VN: Họ không thích làm việc chân tay, tiền là thứ duy nhất quan trọng đối với họ, họ không muốn giao tiếp nhiều, họ chỉ muốn học từ máy tính....

TS Nguyễn Đức Lộc cũng nhận xét: giới trẻ VN ở thành phố đang có xu hướng thu mình lại, sống cuộc sống ảo trên mạng hơn là sống thực. Nếu người lớn còn tỉnh táo, hãy đưa các em về sống thế giới của con người.
  • Tú Uyên 
  • Theo vietnamnet.vn

4 nhận xét:

  1. Cám ơn Ô. TBT.
    Cũng giống như đề tài TY và hạnh phục. Âu đây cũng là vần đề thời sự nóng bỏng nhưng cũng xưa như trái đất.

    Tôi đồng ý với ý kiến, kỹ năng sống là từ cuộc sống. Song cách đặt vần đề về kỹ năng sinh tồn của những đứa trè dân tộc không cần đến trường... Tôi chưa thấy thỏa trí. Đó mới là kỹ năng sinh tồn mà thôi. Cũng chẳng phải con người mà các loài thú sống ở vùng núi ấy, không cần đến trường chúng cũng biết rõ động đất, lá cây nào ăn được , không ăn được.

    Nếu xét trên góc độ kỹ năng sống. Chúng ta phải phân tich là môi trường sống ở đâu ? Nếu ờ thành phố với xe cộ bát nháo như Sài gòn, hay sống trên một ngôi nhà cao mấy chục tầng với cửa cửa lớp lớp, cửa an ninh như nhà Ô. Lưu.... Liệu cậu bé miền núi kia có một kỹ năng sống tốt hơn một cậu bé thành phố? Theo tôi, chắc không tốt hơn cũng như một cậu bé TP bị vứt lên rừng...
    Cậu bé miền nùi biết lấy là cây ăn lúc đói. Thì cậu bé TP biết vào tủ lạnh kiếm đồ ăn, hay trí ít a lô cầm tay cho Ba mẹ...

    Sức ép về học hành cũng vậy, đề tài muôn thủa của giáo dục Việt Nam cũng như nhiều nước khác.

    Có nhiều người đi trước thời đại nên họ bỏ tiền cho con vào các trường quốc tế từ nhỏ. Ở một góc độ nào đó, có người cho rằng học như vậy thì nhẹ nhàng hơn và học được nhiều thứ hơn...

    Cũng rất đúng, tuy nhiên những đứa bé học trường quốc tế từ bé liệu có gọi là "nhẹ" hay có một môi trường tốt hơn khi:

    - Các cháu phải học tiếng Anh từ bé, phải học tất cả các môn khác bằng tiếng Anh. Trong khi như tuổi cháu phải được nâng niu bằng cái tiếng mẹ đẻ yêu thương trìu mến? Vì tiếng Anh sau này như mọi người nghĩ là rất cần thiết nên học từ bé càng tốt. Vậy có phải là sức ép cho các cháu ngay từ nhỏ?
    - Các cháu học sẽ để tiếp tục học lên các trường QT khác và một hệ thống giáo dục khác. Trong khi đó phần lớn trẻ em còn lại đang ở một môi trường khác. May mắn là quan niệm XH vẫn cho là mội trường "giới hạn" này là môi trường tốt, đẳng cấp...Tuy nhiên bản thân các cháu (giai đình) luôn chịu áp lực về một môi trường học và chi phí trong những năm tiếp theo. Đây liệu không phải là sức ép !

    ... Âu cũng chính vì phải vươn lên để bắt kịp "toàn cầu hóa". Khi chúng ta đang ốm đau bệnh tật, cơ thể ta chưa khỏe mạnh... mà yêu cầu ta phải cùng chạy với một vận động viên chuyên nghiệp... sức ép là phải, mết mỏi là phải. Cũng chính vì vậy, bài viết cũng chỉ ra, ai cũng nghĩ vậy, muốn cho con vừa học, vừa chới... nhưng cả xả hội là vậy, phải làm vậy mà thôi. Kể cả tác giả bài viết cũng thế, tôi nghĩ vậy, liệu ông có để con cháu ông vào rừng để học kỹ năng sống !?

    Xin chia sẻ quan điểm cá nhân.

    Trả lờiXóa
  2. Có vẻ khơi đúng mạch rồi đây!!!
    Theo tôi thì đây là vấn đề mang tầm vóc xã hội. Khi vấn đề chưa được giải quyết ở tầm phổ quát thì những giải pháp đơn lẻ cũng chỉ giải quyết được phần nào mà thôi. Cho con đi học trường quốc tế, du học... là một giải pháp. Có thể con cái bớt "sì choét" nhưng Bố Mẹ "Sì choét" nặng vì phải lo học phí...Cả con cái và bố mẹ đều không "sì choét" thì rất hiếm.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là giọng TBT....Hahaha... Con thích... bó mẹ "Sì choét"...
    NHiều khi bố mẹ nghĩ là... con mình không "sì choét" nữa chứ...!

    Nói về cái học... khó lắm, biết học ở đâu, lúc nào, của ai... cũng là học. Đâu có phải là học ở trường. Mà đâu có phải ở trường mới là dạy...

    Do vậy, cũng như TY & HP thôi........ dài rộng bao la mà...

    Trả lờiXóa
  4. Hehe. Đúng vậy nhiều khi con "sì choét" mà bố mẹ không biết. Tóm lại dù học ở đâu thì vai trò của cha mẹ và gia đình không thể coi nhẹ. Cha mẹ luôn phải quan tâm, đồng hành cùng các con.

    Trả lờiXóa