Danh sách Blog của Tôi

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Tây Tạng !!! ( Tác giả: Nguyễn Xuân Phú)



Tác giả bên một "con đường mây trắng"
Mảnh đất huyền bí xa xôi này đã ám ảnh tôi từ rất nhiều năm trước. Hồi học lớp 4, trường làng, khi tiếp xúc với những tác phẩm đầu tiên của Kim Dung tiên sinh thì vùng Tây vực Trung hoa  đã mơ hồ  và hấp dẫn lắm rồi. Hơn ba mươi năm tiếp theo , đi học , đi làm , lập gia đình ,tiếp xúc xã hội, đọc sách, tập tành nghiên cứu ...có nhiều việc phải giải quyết   Nhưng mong mỏi đặt chân lên vùng đất này vẫn ngấm ngầm nhắc nhở  thâm tâm tôi mỗi khi ai đó đề cập đến. 

Trong bữa nhậu cuối năm 2010, ngồi với anh Hải "Trắng", cao hứng lên mình rủ "sang năm lên Tây tạng nhé " , Anh Hải nói . " Chú đi thì Anh đi " . Thế là hạ quyết tâm xuống đất , thu xếp đi liền.

Thông thường , mỗi khi qua vùng đất lạ đừng nên  đi một mình, thứ nhất là buồn, cô độc, thứ hai sẽ hỗ trợ nhau khi cần thiết . May mắn đòan tôi đi có ba Anh em , thêm Mr Đỉnh Ktế 24 nữa. 

Sáng 03/05 Lên đường . Hành trình HCM/ Thâm Quyến/ Thành Đô/ Lasha. Đơn vị tổ chức Saigon tourist

Như các bạn đã biết , đi theo tour sẽ gặp một số hạn chế về lịch trình, sinh họat .. nhưng những ai theo tour này đều phải mang trong lòng tinh thần chấp nhận vượt khó . Nó gần giống như Hành hương , trước đó là hành xác. vì hiệu ứng độ cao, không khí lõang, ô xy thiếu, áp suất thấp ...

Dông dài nhiều quá , vào chuyện chính đây.

Rất nhiều nghiên cứu , biên khảo  khoa học và tác phẫm văn chương về Tây tạng. Các bạn nếu hứng thú có thể tham khảo thông qua Google. Đại đường Tây vực ký của Đường Tam Tạng . Minh giáo lưu truyền Trung thổ ký , Các tác phẩm về dư địa chí , Một số bộ cổ sữ trong 24 bộ sữ đều có đề cập đến vùng đất này. Nổi bật hơn cả là các tài liệu của Phật giáo trong vòng 1500 năm , hầu như còn giũ nguyên vẹn trong các thư viện phủ đầy bụi tại các thánh địa phật giáo như lạp tát, sigatse..Và hầu hết là tạng văn . Xin nói thêm  số người đọc hiểu được ngôn ngữ này trên thế giới hiện nay chỉ vào khỏang xấp xĩ 100.   

Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn của thế giới, tín đồ có hàng tỷ người  , phân bổ chủ yếu tại châu Á. Khởi nguyên tại Bắc Ấn , Hymalaya. Từ khi bắt đầu tới nay đạo phật trải qua rất nhiều thăng trầm.  Cùng với sự biến thiên của lịch sử trên quá trinh miên viễn của thời gian. rất nhiều sự kiện xảy ra tại hầu khắp các quốc gia mà nó ảnh hưởng . cũng như bị ảnh hưởng.. Hiện tại nói như một cao tăng cuối cùng của hoa nghiêm tông . Thời mạt pháp đang bắt đầu.

Ba dòng chính của phật giáo  : Tiểu thừa, Đại Thừa, Kim cương thừa . Tại Tây tạng là kim cương thừa , một thể đăc biệt của đại thừa , có phần độc đáo và thú vị hơn .

Tiểu thừa xuất hiện  trước , sau khi Thích ca nhập niết bàn, đại hội kết tập phật giáo lần 1 tại linh thứu tổ chức , các đại đệ tử của ngài bầu bán lập tăng đòan , phân chia quyền lực , phạm vi , định ra giới luật, lập ngôn, tạo sách Kinh, Luật , Luận nối tiếp nhau ra đời . Các ý tưởng của Ngài được diễn giải theo nhiều cách khác nhau, bắt đầu tạo mầm mống chia rẽ.
Các nhà sư trẻ tại Tây Tạng

 Được sự ủng hộ tối đa của Adục vương , Tại Ân độ phật giáo phát triển mạnh mẽ. Thời cực thịnh đại học phật giáo nalanda có hàng chục ngàn tăng phòng, hàng vạn sinh viên của các vùng lãnh thổ phủ rộng theo tấm áo càsa màu nhiệm của phật tham gia học tập, nghiên cứu. Ngài Trần Huyền Trang , quốc sư Đại Đường có đệ tử là Tôn ngộ không theo hầu đã từng học tại đây. 

Phát triển quá cũng đến thời suy vi. Tiểu thừa nay chỉ còn tại một số quốc gia nam á như thái lan, tích lan, cambodea. các tu viện lớn tại ấn độ bị phá hủy, sư tăng bị tàn sát. ...

Đầu công nguyên, Một chi phái phật giáo tách khỏi tiểu thừa , khai môn , lập thuyết, truyền vào trung thổ. theo con đường tơ lụa. Cực thịnh vào thời nhà Đường. Kết hợp với văn hóa trung hoa thâm hậu tạo nên bản sắc đặc biệt. Nổi bật là Thiền tông. "Chủ đề này dài lắm, bàn sau ".
                                                                                                                    

Đại thừa tại Trung hoa ( còn gọi là Bồ tát đạo ) có ảnh hưởng tới các nước đông á nhưng cũng không tránh khỏi tai kiếp. Tứ tông diệt phật là minh chứng nhản tiền cho việc phật giáo không thóat khỏi tham sân si, tham gia vào chính trị . Âu cũng phù hợp mà thôi. Có sinh , có diệt. Sắc sắc không không..
 
Do đặc thù lãnh thổ , phần còn lại của phật giáo sau biến lọan của cả tiểu và Đại thừa đều dạt về Tây tạng. Phật giáo dùng "Pháp lực"  của mình đè bẹp đạo Bon bản địa độc chiếm Lasha, Tây tạng. Biến thành phố của chư thiên, cung điện BỐ Đạt Lạp ( di sản văn hóa thế giới ) làm nơi thực hiện quyền uy tối thượng của thần quyền và pháp quyền. Thảo nào 9 trong 14 đạt lai lạt ma đề về niết bàn sớm, các ngài không bị ám sát thì cũng bị thủ tiêu. Những vị còn lại không bị giam thì phải lưu vong nơi đất khách quê người. Buồn lắm thay.

Mật tông, kim cương thừa đều có những phương pháp tu tập, trì hành bí ẩn, Các bạn có thể tra cứu tham khảo thêm họặc bỏ qua  nhưng với tôi nó quá khó hiểu để đạt tới đề hồ quán đỉnh ... HiHi. Hy vọng qua thời mạt pháp nó sẽ phát dương quang đại như bản thể vĩnh hằng. Chỉ có điều hiện tại các kinh văn cổ và gần nguyên bản nhất của phật giáo lại là tạng văn. một số nhà biên dịch theo truyền thuyết như Tam tạng, Cưumalathập.. đều rất giỏi tạng văn. Gần đây một số cao tăng người Nhật đang có chương trình rất quy mô, nghiêm túc thò tay vào đống quá khứ khó khăn này.


Là một phần và nằm trong cao nguyên Thanh Tạng- Hymalaya hùng vỹ cảnh quan thực sự mê hồn. Ngân sơn ( Calais ) , Yang lung tsangpo huyền thọai. trời xanh , mây trắng thảo nguyên bát ngát đủ thỏa mãn cho các vị thích lãng du. Ông Lưu mà sang có khi phải mang bốn "Súng". tha hồ chụp hình. Khả năng chụp hình của tôi rất kém.các vị thông cảm, xem tạm.






Phải đi nhậu rồi. hẹn bài viết sau chủ đề về Nga my Sơn

Thân

NXP.

8 nhận xét:

  1. Cám ơn Ông Phú.
    Đọc bài của Ông có rất nhiều thông tin lịch sử và thấy hấp dẫn, kỳ bí như xem truyện Chưởng Kim Dung. Mong muốn đi Tây tạng trong tôi đã bắt đầu hình thành!!!

    Trả lờiXóa
  2. Ông này đi về, nghe chừng các đòn chưởng gọn gàng hơn chứ không vù vù khiến T. Dương ta chóng mặt không hiểu môn phái gì như lần trước...Thanks !

    Trả lờiXóa
  3. Đó là công của Biên tập đấy. Hehe

    Trả lờiXóa
  4. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thuật ngữ cần giải thích và tra cứu thêm để hiểu cho đầy đủ cặn kẽ.

    Trả lờiXóa
  5. Ohhhhhhhhhhhhhhhhhh.
    Thế thì phải cảm ơn ông TBT nữa nhe!

    Trả lờiXóa
  6. Hàhà...
    Quả thật ô P đi tu luyện ở T.T về, đòn chưởng có rút gọn lại, dễ đỡ hơn. Nhưng cũng còn vài chiêu hơi khó đỡ như ô Chuti nói. Thanks Mr Phu.

    Trả lờiXóa
  7. Dear Phú, mỗi người có một thú vui, sở thích khác nhau. Và cái giàu có của mỗi người không chỉ là vật chất mà còn (chủ yếu) là sự hiểu biết sâu sắc về những nền văn minh trong quá khứ, cách vận hành (hay qui luật) của vũ trụ nói chung & mỗi tiểu vũ trụ (cá nhân) nói riêng để mình ung dung tự tại từng khoảnh khắc đang sống, đó là giàu có về tinh thần. Chúc mừng thành công của chuyến đi này.
    Ước mơ đi Tây Tạng của D có từ lâu. Về khoản "chịu khổ" thì D có được rèn luyện & đạt chứng chỉ rồi. Hôm nọ đọc quyển "Chúng ta thoát thai từ đâu" của một giáo sư nhãn khoa Nga có nói về Tây Tạng, về đôi mắt bí hiểm trên các đền chùa ở đó & nguồn gốc loài người. Đọc thú vị lắm. Tây tạng là vùng đất của các vị thiền sư, Đạt lai lạt ma, yoga... hấp dẫn & huyền bí. Ảnh của Phú chụp mình có thể nhìn thấy cái tĩnh lặng nguyên sơ của vùng đất ấy, chứng tỏ chụp không tệ, he he... Mong đợi bài viết sau về núi Nga My!

    Trả lờiXóa
  8. [youtube]http://youtu.be/m5KytHZBXjI[/youtube]

    Trả lờiXóa