Lời mở đầu
Nhân hưởng ứng phong trào viết về trẻ thơ 01/6, tôi cũng tranh thủ thời gian cùng các bạn viết về chúng. Trong lúc tác phẩm truyện ngắn chưa hoàn thành (vì chỉ có ít thời gian và khá dài) nên phải gấp rút vào đề phần này ngay, kẻo mọi người mong. Đúng vậy, đây là món quà kịp thời nhất, động viên, khích lệ các cháu thêm tự tin phấn đấu hơn nữa trong học tập, rèn luyện và công tác.
Xin các bạn đừng hiểu nhầm đây là cuộc thi chạy thực tôi chỉ muốn nói đến, mà đó là một chủ đề mà bọn trẻ thường hay thắc mắc, tìm tòi. Sau đây là câu chuyện mà tôi được nghe lại của hai chị e chúng khi rong ruổi trên chiếc xe đạp mà bố chúng mới mua để tặng phần thưởng cho chị đạt giải thi học sinh giỏi môn Hóa của trường khi trên đường về chơi quê nội.
- Chị này, bố mình tâm lý nhỉ - Cô em nói, cứ mỗi giải như thế này mà mua phần thưởng thì tốn nhiều tiền lắm, em thấy hồi chị em mình đang học trung học cơ sở bố đưa ra mức thưởng 2000đ cho mỗi điểm 9, điểm 10 mà bố còn khất lại để sau thưởng một thể. Thế mà bây giờ lại đưa ra mức thưởng hẳn xe đạp thì ko biết bố xoay sở kiểu gì nhỉ.
- Không phải đâu, bố mẹ tính cả rồi, vì học ở cơ sở từ lớp 9 trở xuống việc được điểm 9; điểm 10 và đạt học sinh giỏi không khó mấy, lên lớp trên thì khó hơn nhiều - Cô chị ra vẻ hiểu biết giải thích.
- Nhưng mà hồi xưa em cũng giấu đi nhiều điểm kém mà không biết bố mẹ có biết không nhỉ - Cô em thắc mắc.
- Chị cũng không biết nữa, nhưng chị đoán chắc bố mẹ cũng biết, có điều số cụ thể là bao nhiêu mà thôi. Hơn nữa trong sổ liên lạc, nếu có vấn đề gì là cô sẽ ghi vào ngay và khi đi họp phụ huynh thế nào chả nói. Cô giáo chủ nhiệm của chị kinh lắm, lơ mơ là gọi điện về cho bố mẹ ngay. Hơn nữa, mình lại có Dì là giáo viên trường này, thì làm sao tránh được. Tốt hơn hết là chị em mình cố mà học thôi. Ngừng một lát, như chợt nhớ ra điều gì, cô chị nghiêm giọng nói: À nhưng mà e không được mách bố mẹ là chị đi chơi điện tử đâu đấy nhé, chơi Audition hay lắm, bọn bạn chị đứa nào cũng siêu lắm, chị đánh không lại bọn chúng, bọn chúng còn thách chị nữa. Được cứ đợi đấy. sẽ biết tay, miễn là chị học giỏi là được. Cô em như được có người tiếp sức, vì ở nhà mỗi khi động vào máy tính là y như rằng bố mẹ lại khống chế thời gian và theo dõi khắt khe nên chẳng làm gì được.
- Được, e đồng ý- Cô e như được sổng chuồng, vì trước đây bố mẹ lại giao cho chị theo dõi việc học của e, nên nay thấy vậy thì khác gì sổng khỏi trại giam.
- Bố thì đi công tác nước ngoài. mấy tháng mới về một lần, không đáng ngại. Chỉ có mẹ là phải đề phòng thôi – Chị giải thích thêm – Mà chị cũng thấy bố mẹ nói chị em mình là được chiều nhất cả xóm đấy, đi đâu bố mẹ cũng cho đi, em còn được đi cả Sài Gòn hồi mới 2 tuổi còn gì. Ở khu mình đã đứa nào được biết miền Nam đâu. Đi Hà nội, đến nhà cô Dương chơi, hay đi đâu thăm quan đều có chị em mình còn gì.
- Em thấy bố nói việc cho đi như vậy là mở mang tầm mắt, bổ sung thêm kiến thức thực tế rất tốt cho việc học hành sau này, không lãng phí đâu. Nhưng em thấy việc học thì toàn là những con số, còn đi chơi thì chả phải nghĩ ngợi gì, chẳng có liên quan gì với nhau cả- Cô em xem chừng không hiểu, tò mò hỏi thêm.
- Chị cũng thấy vậy, hồi lớp chị cho làm văn tả buổi lễ hội chọi trâu Đồ Sơn mà chị chả biết viết làm sao cả, cắm bút nghĩ mãi mới viết được một trang, toát mồ hôi...
Con đường về quê không xa lắm, nhưng với chúng xem chừng chúng muốn kéo dài thời gian để thưởng thức thêm không khí mát mẻ của vùng nông thôn mà với chúng cũng không xa lạ là mấy. Trời về chiều, gió lộng từ biển thổi vào ngược hướng đạp xe khiến cho chiếc xe đạp như nặng thêm lên khi cố phải lăn bánh cõng trên lưng một khối lượng cũng không nặng là mấy. Đến đoạn rẽ, chiếc xe như thoát được gánh nặng, bon bon lăn bánh xuôi theo làn gió mát rượi khiến cho câu chuyện của chúng càng rôm rả hơn.
- Này, chị thì được thưởng xe, sao e lại không được – Cô em hỏi với giọng có vẻ ganh tị.
- Nhưng e chỉ đạt học sinh giỏi thôi, có thi đạt học sinh giỏi môn chuyên nào đâu, hồi thấy e đăng ký thi môn Anh Văn sao lại không thi nữa.
- Không phải, đấy là do trường, e đã được chọn trong đội chuyên rồi, nhưng không biết làm sao, sau trường lại đình lại không tham gia thi nữa- cô em giải thích.
- Bố mẹ nói , ngày xưa Bố mẹ học rất giỏi, đều có tham dự thi học sinh giỏi cấp trường, quận, thành phố cả, nhưng lại ít khi có điểm 9;10, thế là sao nhỉ, lại còn bảo bây giờ dễ hơn ngày xưa, _ Chị nói bâng quơ với giọng hoài nghi – Em biết không, hồi bằng em, chị chỉ mong được làm công an vì thấy đi qua các chỗ có công an đứng, thấy các chú chỉ giơ gậy ra, chả phải làm gì mà mọi người cứ nộp tiền cho chú ấy, thích thật – Chị nói thêm với giọng có vẻ hiểu biết về cuộc sống phức tạp hiện tại. Bác Quang mình cũng là công an , chắc giầu lắm, sao bố mình không làm công an nhỉ?
- Em nghe bố nói làm công an thì phải gì gì ấy, em không biết, mà bố còn nói cái gì em không hiểu, nào là mọi người không tôn trọng, ai cũng ghét, sao thế nhỉ- Cô em ra giọng biết được nhiều thông tin hơn , cố gắng giải thích.
Câu chuyện xem chừng không dứt nếu như chiếc xe không khựng lại khi lao vào một chiếc ổ gà to tướng ngay giữa lòng đường khiến chị em chúng ngã bổ chửng. Sau cú ngã, giống như bị dội một gáo nước lạnh vào mặt khiến chúng bừng tỉnh và nhận ra chỉ còn vài trăm mét nữa là tới đích. Bên đường, người làng xã hầu như đã biết chúng, những lời chào hỏi không dứt càng khiến chúng có vẻ tăng thêm nhuệ khí, dẫn câu chuyện của chúng trở về đề tài học tập, xem chừng đây là chủ đề mà chúng muốn “tâng công” lên ông bà, các bác, người thân mỗi khi về thăm quê.
Cuộc thi “chạy việt dã” trong học tập ấy xem chừng đã đạt được kết quả nhất định. Chúng cố gắng xem ai là người giật giải cán đích trước trong một cuộc thi mà xung quanh chúng phần nhiều là những “cao thủ” . Không sao, trong cuộc thi đương nhiên có kẻ thắng có người bại. Điều quan trọng hơn cả là chúng đã biết tự dùng sức mình, tham dự cuộc thi còn nhiều cam co vất vả. Cuộc thi còn cần nhiều sức lực và trí tuệ, sự rèn luyện dẻo dai không ngừng. Giải “chạy viêt dã” ấy, chúng ta ai mà chả trải qua,, ai cũng từng nếm trải.
“Mỗi năm là một mùa thi,
Một lần tốt nghiệp còn gì là xuân”
Lời kết:
Nghe đâu có chấm điểm cho các gia đình có cô nương và quý tử. HQ và Chuti 2 zai thì được mấy nhỉ, T Dương 1 zai, 1 gái thì 10 điểm, vậy nếu 2 gái 1 zai thì bao nhiểu nhỉ hở bà con??!!
Dưới đây là một số hình ảnh của bọn chúng:
Đây là đại tỉ tỉ thứ nhất cùng với bạn đi du lịch cuối lớp 9 do lớp tổ chức. (Hắn có vẻ có máu “thủ lĩnh”- Hiện tại là lớp trưởng kiêm bí thư lớp 10), năm nay lớp 11.
Hắn thích kết giao với bạn và có đầu óc tổ chức (mỗi tội hơi lười) (vận áo trắng in sao )
Tên tiểu muội muội thứ 2 (Hắn ko thích chụp ảnh lắm). Năm nay kết thúc lớp 7, có máu nghệ sĩ và ưa thời trang.
Sau này nhà nào muốn làm kết giao thì thì xin nộp “Voi 10 ngà, Gà 10 cựa, ngựa 10 hồng mao” nhé.
Còn đây là tên “Tiểu tướng” thứ 3, trên cánh đồng quê hương – chuyến đi thực tế. Chuẩn bị vào lớp 1.
Và...tập ngồi thiền làm sư phụ
Cưỡi đầu Rùa tại đền Bà Đế Đồ Sơn
... Với Dady tại đền Bà Đế
...Và đây là đại gia đình của “hắn”
Xin chúc mừng HC và Vicente. Hai gái đầu, một zai sau rất đẹp. Còn đẹp hơn là các cháu học giỏi, chăm ngoan.
Trả lờiXóaHai gái đầu, một zai sau được 11 điểm.
Trả lờiXóaChuẩn bị meeting mà thấy bài, phải a lô ngay.
Trả lờiXóaThứ nhất : chúc mừng!
Thứ hai : chấm điểm 10 theo thang điểm chục miền Tây + vài điểm thưởng cho lòng can đảm.
Thứ 3 : Bói quẻ thì nhà này có phúc lớn.
Thứ tư : Phát huy khả năng viết lách và comment thì sẽ đạt CHUẨN KHÔNG CẦN CHỈNH.
thôi bye mọi người.... sẽ hơi lâu đấy mới quay lại diễn đàn...
He he, nhà cô T Dương luôn chào đón đại gia đình lên HN chơi. Phần thưởng là đi lên "Thiên đường" cho cả nhà.
Trả lờiXóaHoàn toàn nhất trí với comment của Chuti, cám ơn sự nhiệt tình cổ vũ của tất cả các bạn.
Trả lờiXóaCứ an tâm, BBT đã chuyển cho cháu nhóc thích làm sư phụ một chiếc xe container để cháu biết nghề quản lý xe của mẹ. Để nhóc tiếp tục là nguồn cổ vũ để bố mẹ lên diễn đàn.
Trả lờiXóaChờ các bài viết tiếp. Hôm rồi chuti tôi nói viết nhanh không là về thứ 6 chứ không phải thứ 3... Chuẩn ra phết đó. Hôm nay tính đến giờ đã có tổng cộng 6 bài rồi. Do vậy tinh thần này gia đình Vicente phải nhanh chân không về chót đó.