Danh sách Blog của Tôi

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

NGA MY ( T/g: Xuân Phú)

Các bạn thân mến
Tuần qua chúng ta đã được đọc những trang ký ức rất đẹp và đầy cảm xúc. Bây giờ chúng ta hãy đi du lịch Trung Quốc cùng Bạn Phú một chút.
Chúc cả nhà cuối tuần zui zẻ!!!
-----------------
 
           Một trong tứ đại kỳ thư của văn học cổ Trung Hoa là tác phẩm Tây du ký - tg Ngô Thừa Ân , kể lại câu truyện về hành trình của thầy trò Đường tăng sang Tây chúc thỉnh kinh. Trong cả quãng đường gian nguy đó, Tôn Ngộ không và các đàn em của mình gặp 81 kiếp nạn.Một trong số này là sự " quan liêu " của Phổ Hiền Bồ tát - Tam mạn đà bạt đà La. Vị Bồ tát trong lúc bất cẩn  thả con voi trắng Sáu ngà của mình quấy nhiễu đoàn thỉnh kinh.

Nga My Sơn
Đoạn khởi đầu bài viết này hơi lằng nhằng như thế chỉ vì trên đường từ Tây tạng về lại đồng bằng , đoàn chúng tôi ghé thăm Nga My sơn , thánh địa phật giáo đại Thừa Trung quốc, là đạo tràng của ngài Phổ Hiền .


Như bài viết Tây tạng đã đề cập, Phật giáo đại thừa truyền vào Trung thổ kết hợp với văn hoá bản địa rẽ nhánh, khơi dòng tạo ra rất nhiều chi phái khác nhau. Trải qua hàng ngàn năm thăng trầm biến ảo , còn lại đến ngày nay là Tịnh độ, Hoa nghiêm, thiên thai, thiền tông ... Nhưng hơn thế nữa tứ đại danh sơn phật giáo gồm Ngũ Đài, Nga my, Cửu Hoa, Phổ đà làm nao lòng biết bao tín đồ phật tu khắp năm châu , làm lay động tâm hồn những kẻ trót yêu văn hoá Trung Hoa, trót sa chân vào đường thi, tống từ , nhạc phủ. Dẫu biết rằng nó là "vớ vẩn" với thực tế đời thường , đôi khi như đà điểu rúc đầu xuống cát né tránh thực tại, tự sướng bản thân . Nhưng biết làm sao !!!.

Chiều muộn, chúng tôi tới chân núi Nga my, làm thủ tục check in khánh sạn sau khi tham quan Lạc sơn Đại phật. Bạn nào quan tâm có thể tra google về địa danh này, rất thú vi.

Bóng chiều bảng lảng,  công hót véo von, không gian u mặc, dưới bóng tịch dương nhìn xa dãy Nga my ẩn hiện trong mây mù như tên gọi , gợi cho du khách một sự phấn khích mơ hồ. Tự nhủ, tối nay nghỉ sớm cho ngày mai thăm viếng. Nhưng dư âm Tây tạng chưa tan, thế  tục vẫn chen vào , chúng tôi ngồi chuyện vãn tới hai giờ sáng .
Bảy giờ, xe khởi hành từ chân núi, chặng đường vòng vèo hơn 50km lên Kim đỉnh. Quả thật , không hổ danh là di sản văn hoá thế giới, núi cao, vực sâu, rừng Tùng xanh mướt. Các tay máy tranh thủ bấm, tiếng xuýt xoa, trầm trồ đâu đó trong xe vì phong cảnh quá đẹp. Ngày xưa khi còn nhỏ nhìn tranh thuỷ mặc của tàu có ấn tượng thế nào thì giờ đây cảnh trước mắt còn cảm khái gấp bội lần,

Từng hẻm núi bất ngờ hiện ra, muôn hồng, nghìn tía lung Linh trong không khí se lạnh ( khoảng 15o ) . Mùi đồ nướng tại chỗ dừng chân bên đường , chân cáp treo gợi nhớ tới Sapa  quê nhà. Du Khách từng người chầm chậm leo bậc thang lên đỉnh. Thỉnh thoảng bắt gặp vài tín đồ tây tạng, tân cương, thập Bộ nhất bái  , Tam Bộ nhất Bái , miệng rì rầm tung kinh.

Lên đỉnh !!!

Sương mù dày đặc, không nhìn rõ ai, mây vờn dưới chân, chui vào cổ áo bật pin điện thoại soi đường. Cả một toà Phật đàii mô tả pháp thân của ngài Phổ Hiền trên lưng bốn con voi quay ra tứ phia . Rất vĩ đại, hoành tráng quy mô. Công nghệ du lịch của Trung quốc phải nói quá chuyên nghiệp. Tính toán mọi nhẽ. Ngay tại Nga my sơn, trong màn sương mờ ảo, bên cạnh chùa vàng, chùa bạc , chùa đồng. Lục tự chân ngôn, ám mê ni bát Mễ hông thong thả Ngân lên làm du ngủ Khách hành Hương khắp chốn. Tự nhiên cảm khái suy nghĩ vẩn vơ. Nói với nhau điều tốt, nghĩ về nhau tốt, làm việc tốt cho nhau còn khó hơn nhiều. Giả sử cả ba điều đó chúng ta cùng thực hiện được cho tha nhân , như đại trí của Văn thù, đại hạnh của Phổ Hiền cùng kết hợp thì thế giới này đâu cần Như Lai !


Tan sương, ghé vào quán ven núi ăn trưa, trời vẩn lạnh, nhìn qua cửa sổ xuống dốc núi xa, Tùng Bách ẩn hiện, lối đi lát đá , quạnh quẽ u tịch. Một phong cảnh khác như trong phim về miền cao nguyên châu Âu. Ba Anh em kêu một chai vang của Nga my. Quay vòng hết rất nhanh.Hướng dẫn viên giục xuống núi vẫn còn nấn ná không muốn dời chân. Can trúc tử ( một dạng thuê võng người như Yên tử - Nôm na là kiệu Tre ) ý ới chào mời. Định bắt chước nhân vật trong Bạch Ngọc Lão Hổ của Cổ Long tiên sinh bắt bọn này phải kiệu mình nhưng lại thôi vì không kịp. Lần sau phải tranh thủ trả thù dân tộc.

Rất nhiều hình ảnh đẹp về Nga my các bạn có thể search trên mạng , nếu thích. Mỗi vùng đất mà chúng ta đi qua trong Cuộc đời ngắn ngủi này nếu các bạn để ý sẽ rất có ý nghĩa trong quãng đường dài dằng dặc phía trước. Vài dòng giới thiệu rất chủ quan, chia sẻ một chút đam mê này nọ không đáng gì.

Have nice weeken !

NXP

9 nhận xét:

  1. Cảm ơn tác giả đã cho chúng tôi đi du lịch. Đọc bài này thấy bồng bềnh sương khói.
    Còn cái vụ " trả thù dân tộc" tôi nghe nói có nhiều cách lắm !!

    Trả lờiXóa
  2. Phú thân mến!

    Không hiểu vì Nga Mỹ rất đẹp và gần gũi, hay chuyến đi Tây Tạng huyền bí ... mà như tôi đã từng nhận xét, trưởng lực và cách tung trưởng của ông gọn gàng, gần gũi và tha thiết hơn. Nhưng tôi cũng vừa chợt nghĩ tới một lý do khác. Đó chính là KT-26/ Blog KT-26, có lẽ chăng do được luyện trưởng trên Blog cũng như thông qua Blog mà cảm xúc của ông gần gũi và dễ hiểu cho mọi người hơn.

    Có lẽ là tất cả.

    Tôi nhiều lần chứng kiến ông này say sưa kể về KT-26 và về Blog KT-26. Lúc đó tôi rất vui. Cám ơn ông Phú.

    Trưởng gầm gì của ông giờ đây tôi đọc và có thể comment tốt rồi. Tôi cũng hy vọng, ngoài những cái gầm gì vốn có, ông hãy cùng chia sẻ với những đề tài cảm xúc đời thường hơn mà tôi biết rằng ông luôn đọc kỹ và thích thú.

    Hảy hòa hợp đề tài và cùng tham gia nhé. Nói cao hơn, như ông từng nói đây là một tập thể có thể chấp nhận nhiều tính cách khác nhau. ..

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn Phú, cho mọi người thưởng thức Nga My sơn qua bài viết này. Cho tôi hỏi chút, câu chú:" ám lâm,ám sỉ lâm, úm ma ni bát mê hồng"( các sư ngoài bắc hay đọc như vậy) có phải là thuộc Lục tự chân ngôn Phú nói trong bài không?
    Nghĩa tiếng việt là gì nhỉ. Xin tác giả chỉ giáo. Đa tạ.

    Trả lờiXóa
  4. Chào Phú thân mến,
    Cám ơn Phú, đọc bài của bạn mình tưởng như mình đang trôi bồng bềnh trên Nga My Sơn thật. Có những khoảnh khắc trong đời làm mình thật sung sướng mỗi khi nhớ lại. Mình tin chuyến đi Tây Tạng của Phú là những thời khắc đẹp nhất.
    Càng đọc nhiều về triết lý nhà Phật, triết lý Ấn độ, thì mới thấy có nhiều điều quá lý thú. TD rất hiểu câu Phú nói: "Nói tốt, nghĩ tốt & làm tốt cho người". Nghe đơn giản mà thật khó lắm thay... Phải là những con người có tâm hồn cực kỳ bao dung & quả cảm mới làm thế được.
    Với TD thì có kim chỉ nam: "Không hại ai dù là trong lời nói, suy nghĩ hay hành động"
    Chúc Phú có nhiều chuyến đi bổ ích hơn nữa & chia sẻ cho mọi người những câu chuyện đời thường để chúng ta cùng suy ngẫm & sống tốt hơn.

    Trả lờiXóa
  5. Hai Thanh thân mến.
    mình tra cứu thì thấy ý nghĩa câu đó như sau:
    (Ô Phú cho ý kiến nhé)

    Đây là câu Thần chú của Phật giáo Tây Tạng, bằng tiếng Phạn, viết ra là:

    "OM MAMI PADME HUM"

    Phật giáo gọi câu Thần chú nầy là: Lục tự đại minh chơn ngôn, phiên âm ra tiếng Việt bằng nhiều câu sau đây:

    *

    Án ma ni bát di hồng.
    *

    Ốm ma ni bát mê hồng.
    *

    Úm ma ni bát rị hồng.

    Câu Thần chú trên được dịch ra tiếng Anh là:

    *

    Hail to the jewel in the lotus.

    Giải nghĩa:

    Om: Tiếng khởi đầu của mỗi câu Thần chú, chỉ chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, gồm toàn cả vũ trụ. Mani: viên ngọc quí. Padme: hoa sen. Hum: ở trong.

    Toàn câu Thần chú có nghĩa là: Viên ngọc quí nằm trong hoa sen, cầu chư Thần, Thánh, Tiên, Phật hộ trợ.

    Hoa sen tượng trưng lòng từ bi, viên ngọc tượng trưng trí huệ. Chỉ khi nào lòng từ bi phát triển đến mức cao độ, giống như cái hoa sen vươn cao khỏi vũng bùn vô minh thì ánh sáng trí huệ mới tỏa ra rực rỡ.

    Đó là ý nghĩa thông thường của câu Thần chú trên. Ngoài ra, còn nhiều ý nghĩa cao siêu hơn nữa, mà chỉ khi nào bước chân vào đường đạo, được huệ tâm huệ trí thì mới có thể hiểu hết trọn vẹn ý nghĩa của câu Thần chú nầy.

    Tương truyền, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát ban câu Thần chú nầy cho dân Tây Tạng. Do đó, người Tây Tạng rất tôn sùng và tin tưởng câu Thần chú, thường khắc lên các tảng đá để cầu nguyện. Một hòn đá, khi đã được khắc câu Thần chú nầy lên thì nó được quí trọng như một viên ngọc. Tùy theo định lực và tâm nguyện của người khắc Thần chú mà viên đá sẽ thâu hút những năng lực thiên nhiên, tạo ra những rung động thần bí, ảnh hưởng đến hoàn cảnh chung quanh.

    Thí dụ như có người phát nguyện, hòn đá mà họ khắc Thần chú sẽ mang lại điều lành cho những người xung quanh.

    Oai lực của Thần chú rất lớn. Kinh điển của Phật giáo nói rằng, ngay các vị Phật cũng còn phải trì tụng Thần chú nầy.

    Ở những nơi cầu nguyện bên Tây Tạng, mỗi người đến đó tìm một hòn đá vừa ý để khắc câu Thần chú nầy lên và cầu nguyện, xong họ đặt những hòn đá chồng lên nhau tạo thành một bức tường dài và cao, gọi là bức tường ngọc (Mani wall).

    Trả lờiXóa
  6. Phú gửi Hải Thanh:
    HT thân mến.
    Bạn có thể vào địa chỉ sau đây để tham khảo:http://phatphap.wordpress.com/2008/11/28/y-nghia-cau-chu-om-mani-padme-hum/

    Trả lờiXóa
  7. Thanks for sharing. Tôi đọc bài lần trước của ông đã thấy muốn đi TT rồi nhưng khi liên lạc với các tour bọn chúng đều bảo bây giờ làm VISA vào TT khó lắm nên không tổ chức đi được, không biết có đúng không?

    Trả lờiXóa
  8. http://www.beautifulgirlvn.com/2012/02/kim-kardashian-nguoi-ep-sieu-vong-3-lai.html?showComment=1339676898097#c1837564324332134205

    Trả lờiXóa