Về cơ bản tôi đồng ý với các ý kiến của Ông Lộc, chỉ có 2 điểm tôi không nhất trí đó là tiêu đề bài viết và hình ảnh minh họa. Tuy nhiên, tôi không rõ hai điểm này là của BBT Vienamnet hay của Ông Lộc?
Thứ nhất là tiêu đề bài viết: “CÓ NÊN NÔNG THÔN HÓA TRẺ THÀNH THỊ”? Rõ ràng là không? theo tôi cảm nhận, những ý kiến phản đối từ Bác vincente và chuti đều có phần bắt nguồn từ tiêu đề này. Tuy nhiên nhìn sâu vào quan điểm của tác giả trong bài viết, tôi nhận thấy Tác giả không có ý tưởng nông thôn hóa trẻ thành thị. Đây có thể chỉ là một cái tít giật gân để kêu gọi người đọc (cách báo của chúng ta thường làm).
Thứ hai là hình ảnh minh họa. Cả hai bức tranh đều nói về giáo dục của nước Nhật. Nó như một thứ thời thượng sau vụ Tsunami vừa rồi, cũng chỉ là một kiểu gây chú ý độc giả. Tuy nhiên bức tranh thứ nhất không phù hợp với nội dung bài viết và làm những người đọc vội có thể có những kết luận sai lệch về tư tưởng của tác giả. Tác giả nói rất rõ, “Kỹ năng sống là phải từ cuộc sống, phải được bồi đắp liên tục trong cuộc sống hàng ngày”. Hình ảnh minh họa dễ làm cho người đọc liên tưởng tới việc cần du nhập các bài học đặc biệt của nước Nhật, một đất nước phải đối mặt với động đất và sóng thần, vào Việt nam, một đất nước mà thảm họa tự nhiên chủ yếu là bão và lũ. Việc này cũng chẳng khác gì việc giành thời gian dậy trẻ thành phố biết trồng rau thay vì giành thời gian dạy cho chúng cách thức thoát hiểm khi có cháy ở các tòa cao tầng hoặc qua đường an toàn, hay ngược lại, dậy trẻ nông thôn cách thức đặt dao dĩa, khăn ăn ở khách sạn 5 sao.
(Nếu hai điểm này là do BBT Vietnamnet thì BBT ấy cần cắp sách đến học KT và chuti nhà ta)
Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả là “nếu không xem xét lại mục tiêu giáo dục thì sẽ đẩy cả xã hội đi vào một con đường là học nhồi nhét kiến thức, trong khi đó những kỹ năng học để sống một cuộc sống bình thường, để biết yêu cuộc sống thì hầu như vắng bóng trong nhà trường”.
Hãy nhìn lại từ thế hệ chúng ta. Chúng ta học ít hơn bọn trẻ bây giờ. Đúng thế! Tuy nhiên, cá nhân tôi nhận thấy tôi đã học quá nhiều những thứ mà tôi chưa bao giờ sử dụng, và không được học quá nhiều những thứ mà giống như bọn trẻ bây giờ tôi cần được học để ứng dụng hàng ngày.
Giống như nhiều bạn ở KT 26, Tôi là học sinh chuyên toán từ cấp 2. Phải thừa nhận rằng phần lớn những kiến thức về môn toán mà tôi đã từng say mê học hiện không được sử dụng trong công việc và cũng chưa từng giúp gì cho tôi trong cuộc sống ngoài một hoài niệm rằng mình là học sinh chuyên toán. Vậy mà tôi đã sử dụng bao nhiêu thời gian và tuổi trẻ để học và luyện cách tự tính vi phân, tích phân, những thứ mà cho đến giờ tôi chưa có cơ hội sử dụng hoặc giả sử nếu có cần thì chỉ vài cái click để input dữ liệu là máy tính có thể cho ra kết quả. Tôi đã từng thi học sinh giỏi vật lý toàn quốc năm lớp 12 và đã từng cảm thấy tự hào về điều đó mặc dù tôi chưa bao giờ sử dụng những kiến thức đó trong cuộc sống và thực tình đến giờ tôi cũng không thể giải được một bài tập vật lý của học sinh đầu cấp 3 cũng như chẳng thể lý giải một hiện tượng vật lý nào cho con cháu mình mà không sử dụng sự trợ giúp của wikipedia. Nói như vậy không có nghĩa là nhà trường không cần dạy các kiến thức đó mà chỉ đơn giản là không nhất thiết tất cả mọi người đều phải học như nhau.
Nếu mỗi người chúng ta thử viết ra giấy những kiến thức mà chúng ta đã học trong những năm cấp ba và 5 năm đại học nhưng không sử dụng trong công việc và cuộc sống hàng ngày, có lẽ phải dùng đến vài trang. Tuy nhiên, tôi dám cá là nếu mỗi chúng ta được yêu cầu viết ra giấy những kỹ năng, kiến thức mà chúng ta ước là chúng ta đã được học từ khi còn phổ thông hoặc đại học để tránh những tình huống bối rối, khó xử, hoặc đôi khi là thất bại trong cuộc sống sau này thì số lượng giấy cần thiết để viết ra có thể gấp hai lần hoặc ba lần số giấy cần thiết để viết những thứ chúng ta đã được học mà không dùng. Nếu bạn không nhớ hết mình đã học gì trong những năm cấp 3 và đại học thì bạn có thể làm ngược lại, hãy thử viết ra những thứ bạn đang dùng trong công việc và cuộc sống hàng ngày mà bạn học được từ trong trường từ những năm cấp 3 và 5 năm đại học, bạn sẽ đánh giá được ngành giáo dục Việt Nam đã đánh cắp thời gian và tuổi trẻ của bạn nhiều đến mức nào?
Tri thức là vô hạn, nguồn lực (thời gian, sức khỏe, trí tuệ, tuổi trẻ, tiền bạc…) của con người là có hạn. Do đó việc phân bổ nguồn lực có hạn này cho việc học tập, tiếp thu tri thức của thời đại sao cho hiệu quả nhất với mỗi một người là vấn đề cần suy tính.
Thời đại công nghệ thông tin, mọi sự thay đổi nhanh đến chóng mặt. Những thứ chúng ta có hôm nay có thể trở nên lạc hậu ngay ngày mai. Việc đào tạo các thế hệ tương lai của KT26 - những người thương yếu nhất của chúng ta, gia tài quý giá nhất của chúng ta - để chúng có thể làm chủ được số mệnh, đối mặt với thử thách và gặt hái được thành công trong tương lai là nhiệm vụ, là trách nhiệm và là sứ mạng của chúng ta, các bậc làm cha, làm mẹ.
Nếu tôi có thể thay đổi được nền giáo dục nước nhà tôi sẽ giảm hai phần ba số các môn học hiện đang là bắt buộc trong các trường học đặc biệt là các lớp cấp ba và đại học, và chuyển nó thành các môn học tự chọn và bổ xung thêm nữa các môn kỹ năng mềm để con cháu chúng ta được quyền lựa ra một số ít trong đó những môn học phù hợp với năng lực cá nhân và ước mơ của chúng. Sự học sẽ không bắt đầu từ giáo trình, từ tên lớp mà bắt đầu từ những câu hỏi trong đầu chúng, bắt đầu từ những vấn đề chúng cần phải giải quyết hoặc mong muốn được giải quyết. Chúng muốn biết gì, muốn tìm hiểu về cái gì thì chúng học về cái đó.
(Tất nhiên, đó là cái “nếu” chẳng bao giờ xảy ra cả)
Có lẽ mô hình top – down, bố mẹ thầy cô dạy bảo, con cái học trò răm rắp vâng lời không còn phù hợp ở thế kỷ 21 này nữa. Xã hội phát triển quá nhanh, và mừng là con, cháu chúng ta cũng phát triển theo nhịp độ ấy. Kiểm soát con trẻ không còn phù hợp nữa! và nếu bạn có cố làm vậy bạn cũng sẽ thất bại thôi. Hãy dạy chúng những thứ cơ bản nhất, cần thiết nhất trong cuộc sống hàng ngày và hướng cho chúng tự lựa chọn môn học theo sở thích và năng lực cá nhân; Hãy để cho chúng tự do mơ ước, sáng tạo và phát triển; Hãy động viên, thôi thúc và truyền cảm hứng cho chúng để chúng có thể phát huy hết năng lực bản thân và hoàn thành ước mơ; Hãy giúp chúng tự tin; Hãy cho chúng cơ hội tự trải nghiệm và điều chỉnh bản thân qua quá trình trải nghiệm đó.
Tôi đồng ý với chuti rằng không nên so sánh con nhà ta với con nhà người. Vậy sao ta bắt con ta học giống con nhà người khi chúng sinh trưởng trong những gia đình khác nhau, lớn lên trong những điều kiện khác nhau và điều quan trọng nhất là chúng có những năng lực cá nhân khác nhau và ước mơ khác nhau. Cậu cả nhà chuti thích đá bóng, nếu bắt học võ thì có tốt không? nếu bắt học tiếng Anh giỏi như Kính anh thì có nên không? Muỗi anh nhà Lộc mơ làm bác sỹ mà lại bắt nối nghiệp cha mẹ, làm chủ và phát triển cái gia tài kếch xù của gia đình nó thì có tốt không và có làm vậy được không? Vậy là tôi chỉ nhắc lại những gì mà các bạn đã và đang làm thôi nhé. Các bạn đã để con mình quyết định cuộc sống hiện tại và tương lai của chúng thay vì bắt chúng hoàn thành ước mơ của bố mẹ. Chúng là những đứa trẻ hạnh phúc và may mắn, cho dù nền giáo dục nước nhà vẫn còn nhiều điều cần xem xét!.
(Bác Vincente à, Con gái bác hạnh phúc hơn, và may mắn hơn con gái ông Hiệu phó trường ĐH luyện kim ở Tây An nhiều vì nó có một ông bố như bác - một người biết lo lắng không hiểu mình đã hiểu con gái mình chưa?)
Chúc các thế hệ tương lai của KT26 có được nhiều sự lựa chọn trong học tập và vui chơi, được học, được chơi, được làm những gì mình thích và hơn cả là đạt được ước mơ. (Nhớ là nếu các con đã làm hết sức mình rồi mà không được thì cũng chẳng sao. Cuộc đời là một quá trình của những sự trải nghiệm và điều chỉnh).
Trên đây là vài dòng suy nghĩ nông cạn của tôi về giáo dục muốn chia sẻ cùng các bạn. Chúc các bạn có một tuần happy phía trước nhé.
Hà nội, 6/6/2011.PKA
Cám ơn tác giả.
Trả lờiXóaƯớc gì tôi cũng "nông cạn" như bạn!!!
Chúng ta đều là nạn nhân của phương pháp GD lạc hậu này để rồi ra trường phải tự/được đào tạo lại mình theo cách này hay cách khác.
Với con cái, tôi nhất trí với TG, chúng ta hãy là bạn, nhà tư vấn và là bệ phóng cho chúng.
Comment của Thùy Dương:
Trả lờiXóaKim Anh thân yêu,
Quả không hổ danh là một trong những cánh chim đầu đàn của KT26! Bài bạn viết rất xúc tích, đủ ý, biểu hiện một tư duy mạch lạc & logic cao.
Thực ra tôi cũng đang thai nghén 1 bài viết về chủ đề giáo dục qua chính trải nghiệm của mình với các con.
Các bậc cha mẹ, là những người hiểu sở trường/ sở đoản của con nhất, sẽ giúp các con nâng cánh ước mơ, giúp con được trang bị những kiến thức cần thiết nhất để sau này vững vàng với cuộc đời. Chúng ta hiểu con để biết cái gì tốt nhất cho con mà phù hợp với hoàn cảnh mỗi gia đình. Việc chọn lựa cho con đi du học hay không, cũng là những quyết định hoàn toàn cá nhân & tôi thầm phục các bố các mẹ KT26 đã mạnh dạn đầu tư cho con đi. Tuy nhiên, kể cả khi con chúng ta ở lại với nền giáo dục trong nước thì cũng không có nghĩa là chúng không có được những kỹ năng mềm tốt. Và cái này cũng phụ thuộc phần lớn vào sự dẫn dắt của chính chúng ta đấy. Mục đích cuối cùng vẫn là: GIÚP CON ĐƯỢC LÀM ĐIỀU (NGHỀ) MÌNH THÍCH MÀ ĐIỀU ĐÓ CÓ THỂ NUÔI SỐNG NÓ CẢ VỀ VẬT CHẤT & TINH THẦN. Đó chính là Hạnh Phúc phải không các bạn?
Hay lắm, cám ơn KA.
Trả lờiXóaTôi đã nói đừng so sánh con ta, con người.Rộng ra, Đừng so sánh nông thôn và thành thị, tỉnh lỵ với TP trực thuộc TƯ...như vậy khập khiễng.
Nến giáo dục nào cũng vậy, có cái hay, cái dở của nó. Mỗi cách giáo dục sẽ phù hợp với những đồi tượng giáo dụng khác nhau và nó sẽ tạo ra một sản phẩm giáo dục khác nhau. Mổi sản phẩm ấy sẽ phù hợp với một môi trường sử dụng khác nhau. Và chính vì vậy, tôi thích một cách đặt vấn đề rất cụ thể và thời đại của TD "Tuy nhiên, kể cả khi con chúng ta ở lại với nền giáo dục trong nước thì cũng không có nghĩa là chúng không có được những kỹ năng mềm tốt ".
Ai cũng muốn và tất cả chúng ta cùng cố gắng nhé( cả cha mẹ và con cái): Học cách học như thế nào!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và động viên. Giáo dục là chủ đề tôi rất quan tâm. Nền giáo dục trong nước có nhiều vấn đề cần xem xét là chuyện xưa như trái đất( theo đúng lời chuti va bac vincente). Nhưng không có nghĩa là cứ du học là tốt. Trước khi Bình đi du học tôi cũng phải tham khảo rất nhiều người, Có rất nhiều trường hợp chỉ mất tiền thôi mà chẳng được gì cả. Tôi nghĩ quan trọng nhất là chúng ta không được kỳ vọng quá vào con cái và bắt nó hoàn thành ước mơ, mong muốn của ta, tiếp đến tỉnh táo trong việc đào tạo các kỹ năng mềm và các kỹ năng sống bình thường nhất và sẵn sàng chấp nhận để nó vấp ngã và tự đứng dậy.
Trả lờiXóaMay mắn được nói chuyện với KA về nhóc Bình đợt 20 năm KT26, chuti cũng có thằng cháu họ học ở Đức. Người thực việc thực, So với chuyến đi Mỹ và có khảo sát của bản thân. Tôi thích. Đang khuyến khích nhóc nhà này bằng cách cứ đưa thông tin, bài về Cư Bình , về cu Thắng nhà Chiến Kính, xem nó có bỏ ham chơi đá bóng đi kiến thiết giang sơn như các anh em nó ở hậu duệ KT-26 không (phải để con mình thử sức và tạo ĐK cho chúng có được nhiều thông tin và môi trường để tìm ra mội trường phù hợp với bản thân chứ nhỉ!). Chưa thấy có phản ứng gì cả... Nhưng không sao, phải kiên trì và thoải mái chấp nhận mọi thách thức phía trước như KA nói và chuẩn bị tinh thần xây dựng kỹ năng mềm tốt ở cả hai môi trường như TD nói..
Trả lờiXóaMột đề tài xưa như trái đất. Càng xưa, càng quí...đồ cổ mà. ACE Hãy cùng tham gia và chia sẻ!
Hehe
Trả lờiXóaChuti về là thấy sôi nổi ngay.
Ngoài suy nghĩ, quan điểm ra thì cái quí nhất là sự chia sẻ về thực tế. Với những quan điểm ấy các bạn đã hành động như thế thế nào và kết quả ra sao như Chuti và Pham chia sẻ. Con tôi còn bé. Là người đi sau, tôi rất cần những kinh nghiệm đó.
Như tôi đã tâm sự với các bạn, tôi phải đảm nhận việc quản lý ký túc xá nên có rất nhiều vấn đề trong giáo dục ở VN từ bậc tiểu học đến trung học mà con cái chúng ta phải gánh chịu. Cái dở nhất là sự công bằng trong GD mà thời chúng ta được hưởng thì nay nó đang mất đi một cách nghiêm trọng.Cái dở thứ hai là hiện nay cha mẹ cũng phải cuốn vào cái guồng cho con học như rơi vào tâm bão không có lối thoát ra mà vẫn phải theo để có thể vào được PTTH và đại học. Để có được suy nghĩ thoáng và rộng trong việc định hướng cho con cái tôi cũng phải công nhận ông mật gấu đã ngớp phải ruồi đúng như ông ấy đương dương tự đắc mỗi khi bị tôi chê lười: " ở nhà này, đây là người cha tinh thần", bản thân tôi lúc đầu cũng rất cổ hủ nhưng theo bước dường của con dần dần mình cũng thấy phải cho các con phát triển mặt mạnh của nó, chứ không ép con theo con nhà Người, giáo dục quan trọng nhất là giáo dục nhân cách và tình yêu thương nhân hậu cho con. Rất quan trọng đấy bởi bọn trẻ của chúng ta bây giờ rất nêu cao cái tôi và ít qua tâm đén mọi người xung quanh,tâm hồn văn học rất kho hạn.mình sẽ chi tiết những vấn đề bức xúc về giáo dục từ mục sở thị của bản thân sau nhé
Trả lờiXóaĐúng đấy bà Lộc ạ. Giáo dục tiên tiến là giáo dục hướng tới cá nhân.Mỗi con người là một cá thể riêng biệt có mặt mạnh mặt yếu khác nhau. Một sự giáo dục tốt là làm sao cho cá thể đó phát triển theo thiên hướng, theo mặt mạnh của mình. Cái đó thể hiện sự tôn trọng và sự vun đắp đối với cá thể đó. Tôi chỉ lấy một ví dụ rất nhỏ về việc viết tay trái. Ở Mỹ người ta cho phép học sinh viết bằng tay trái từ những năm 1950 của thế kỷ trước. Những người thuận tay trái là do họ sinh ra như vậy (do bán cầu não trái, phải chi phối...) và xã hội phải tôn trọng và tạo điều kiện cho họ dùng tay trái. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bắt ép những ngưới thuận tay trái dùng tay phải thì gây ra những hậu quả không tốt cho hoạt động của não. Cũng tương tự như bắt người thuận tay phải dùng tay trái. Có rất nhiều người thuận tay trái là người kiệt suất như: danh họa Leonado Davinci, Nhạc sỹ Paul McCartny của ban nhạc The beatles,Tổng thống Bill Clinton, Tổng thống Obama. Trong khi đó ở ta vẫn chưa chính thức cho phép học sinh viết tay trái. Đọc bài của Hải Thanh thấy con trai HT phải chuyển viết tay phải mỗi khi cô giáo nhìn...
Trả lờiXóaComment của Pham:
Trả lờiXóaAi là người đầu tiên dậy tôi biết quan tâm đến các kỹ năng mềm? CHUTI.
Trước kia tôi chỉ quan tâm đến hard skills và thực sự khoái chí khi tự thấy mình là expert trong mắt đồng nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Chuti là người chỉ cho tôi thấy thất bại sẽ đến thay vì thành công nếu thiếu những kỹ năng giao tiếp đơn giản nhất. 10 năm trước tôi làm trong ngành “kiểm toán và tư vấn” kiếm tiền từ việc đi chê người khác. Hệ thống của họ chưa tốt, chưa hoàn thiện họ mới cần đến tôi, nếu tất cả đều perfect rồi thì tôi chẳng có việc gì để làm cả. CHUTI giới thiệu cho tôi một khách hàng tiềm năng, chỉ qua vài phút nói chuyện với phòng kế toán tôi, tôi đã biết ngay là đội này có rất nhiều vấn đề cần hoàn thiện và tất nhiên rất cần một người tư vấn như mình. Tuy nhiên sau khi gặp xếp của chúng, ra ngoài, chuti bảo: KA đã mắc lỗi 3 lỗi kỹ thuật trong buổi trao đổi hôm nay. Thứ nhất, không bao giờ được chê quân của người khác, chê quân là chê tướng ( Woh, Đúng! Khổ nỗi ngày ấy cứ nghĩ là phải nói ra điểm yếu của người ta thì người ta mới biết là người ta có bệnh và họ mới biết là mình có thể chữa, khổ thế đấy! không được đào tạo nghệ thuật chê!). Thứ hai không có kết luận và thứ ba không có lịch gặp lần tiếp theo ( không có kỹ năng thương thảo). Wooh! Từ đó mới tỉnh ra đấy!
Đây là lời cảm ơn muộn màng gửi đến chuti.
Cám ơn KT, thú thức mấy ngày rồi họp... nhớ Blog thật. các cuộc họp này serious quá nên không mở trộm Blog được: không tập chung & đông người, 2 thằng bên cạnh nó đòi comment trên blog thì chết.
Trả lờiXóaQuay lại đề tài. Thằng con tôi viết tay trái ban đầu co uốn cho viết tay trái, nhưng thấy khoàng 1 tuần nó viết không được, vợ tôi lên y/c cô để cho cháu viết tay trái. Tôi muốn dùng chữ yếu cầu, vì thực ra đó cũng chính là cái quyền được đối xử công bằng.
Mụ Lộc nói quá chí lý theo đúng tinh thần và cách nói của trưởng ban KTX. Trẻ con bây giờ cái tôi lớn. Đúng, do môi trường, điều kiện sinh hoạt và kể cả cái gọi là quyền đối xử công bằng kia nữa. Nhưng công bằng đối xử không phải là cào bằng vị trí của các thành viện trong gia đình, trường lớp và xã hội. Tuy nhiên tôi lại đồng ý với Mụ Lộc hơn khi mụ nói mụ đã thay đổicái cổ hủ của mụ. Đúng, để hướng được con mình quan tâm tới mọi người và bới cái tôi, cha mẹ cũng phải bới cái tôi của mình: quan tâm, cởi mở và làm bạn với chúng. Một vần đề đặt ra ở dây nữa: Làm cha mẹ thì hiển nhiên rồi, nhưng làm bạn với con mình như thế nào đây? Bạn là phải hiểu nhau, cảm nhận và chia sẻ, trong khi đó tuổi tác, thời đại, cách giáo dục (như chúng ta đang nói) khác nhau ?
Hahaha,
Trả lờiXóaCám ơn KA. Diễn đàn này quá tuyệt, ta lại có một topic nữa rất tuyệt tiếp theo topic 01/6 ông KT nhỉ.
Đó mới chính là kết nối. Thông qua kết nối, rất nhiều ký ức sẽ được hiện rõ hơn.
Đúng, đó là một lần tôi cùng KA gọi theo nghề tôi lúc đó là đi SALES. Tôi cũng không phải là dân sales học hành chuyên nghiệp, khoa KT VTB không dạy tôi. Ra đời bỡ ngỡ. Lúc đấy cũng chỉ muốn chia sẻ với KA là nghề sales của mình toàn phải đi NỊNH người khác, để họ vui. Thời điểm ấy quan điểm của trong giới gọi khách hàng là thượng đế. Mà ai dám chê thượng đế. Nhưng bây giờ va sau này tôi đoán là khi thị trường chuyên nghiệp hơn... cách đặt vấn đề rất chuyên nghiệp của KA sẽ lại phát huy tác dụng.
Cám ơn KA lần nữa vì cái đầu uyên bác và nhớ dai của bạn.
Nói chung là tùy quan hệ cung cầu thôi. Ở Hà nội có phở chửi, cháo chửi mà vẫn đông khách mà. Hehe
Trả lờiXóaComment của KA:
Trả lờiXóaHi nói về “cái đầu”, tôi lại nhớ đến một hội thoại gần đây của tôi với một lão đồng nghiệp. Hắn bằng tuổi tôi, thi thoảng đi ăn cơm trưa cùng hắn. Hắn luôn than thở: “nói chuyện với bà chán thật, như nói với đàn ông, chỉ toàn tỷ giá với biển đảo”. Một hôm, hắn bị người ta giăng bẫy, và hắn sa bẫy. Tôi chỉ cho hắn cách thoát thân.
Sau khi thoát hiểm, hắn viết cho tôi: “Tôi ngưỡng mộ cái đầu của Bà”
Tôi viết lại: “ Tôi biết đàn ông chẳng bao giờ quan tâm đến cái đầu phụ nữ cả!”
Email của hắn lao như tên bắn đến” Nhưng bởi phụ nữ lại cứ quan tâm đến cái đầu!, haha ha!!!”
Thế đấy, thảo nào vợ hắn ghen khủng khiếp, có lần công ty tôi tổ chức đi dã ngoại cuối tuần, không cho gia đình kèm theo, hắn phải mặc một chiếc áo trong như thợ xây để đảm bảo vợ hắn không vặn vẹo thắc mắc.
Comment của Pham:
Trả lờiXóaHi Nhân nói về viết tay trái, viết tay phải, tôi lại nhớ đến ngày trước tôi bị tóm đi học PMS (pefromance management system). Ông thầy bắt mọi người rút ra một note và ký tên mình bằng tay phải vào mặt trước, bằng tay trái vào mặt sau. Tôi là người thuận tay phải, em ngồi ngay cạnh tôi thuận tay trái. Mặt trước của tôi thì đẹp, mặt sau thì xấu. Còn cô em bên cạnh thì ngược lại, mặt trước thì xấu, mặt sau thì đẹp. Ông ấy dùng ví dụ này để truyền tải ý tưởng là mỗi người có mặt mạnh và mặt yếu khác nhau. Ngày hôm sau, Ông ấy bắt mọi người phải tự trình bày xem đã học được gì trong ngày hôm qua. Tôi bảo: “Không có cái đúng, không có cái sai, chỉ có sự khác biệt. Sự khác biệt có thể đến từ nhiều nguyên nhân như năng lực, sở trường cá nhân, giới tính hoặc từ văn hóa…. “ Ông ấy bảo: “Tốt, thưởng cho một con gấu nhồi bông “ và thêm: :Mỗi người có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, giống như thuận tay phải, hay thuận tay trái. Tuy nhiên, yếu không có nghĩa là không làm được. Bạn không thuận tay trái nhưng bạn vẫn ký được bằng tay trái và nếu bạn luyện ký bằng tay trái thì bạn vẫn có thể ký đẹp được bằng tay trái. Vấn đề chỉ là bạn có muốn và có cần phát huy một khả năng nào đó không thôi.”
Comment của Pham:
Trả lờiXóaEm Lộc à, anh đang đợi bài của em đấy. Mọi việc chuẩn bị cho Muỗi anh lên đường đã xong chưa? Ở HN, nhà nào mà đứa anh đi du học thì đứa em cũng sẽ đi. Muỗi em bây giờ chỉ thích làm thủ quỹ, nhưng không biết đâu, vài năm nữa lại đổi tính. Khéo lại phải vào vòng xoáy thôi! chỉ có điều là chúng đẩy mình vào vòng xoáy của chúng chứ không phải tự mình lao vào.
Comment của Thanh Hương:
Trả lờiXóaChào các bạn!
Diễn đàn của mình càng ngày càng hay và bổ ích. Chủ đề chúng ta đang nói thật sự là quan tâm hàng đầu của các bậc làm cha, mẹ, nhất là ở lứa tuổi của chúng ta khi mà những đưa con thân yêu đang chuẩn bị bước vào đời.
Nhất trí với Kim Anh là chúng ta hãy là bạn, nhà tư vấn và bệ phóng cho chúng. Tuy nhiên, nói thì dễ những để làm được như vậy cũng không dễ dù rằng đối với mỗi chúng ta, chúng là tất cả. Các bạn chia sẻ kinh nghiệm nhé. Rất tâm đắc với ý kiến của Lộc đấy. Quan trọng nhất đối với bọn trẻ là trang bị cho chúng nhân cách và cách hành xử đối với cuộc sống. Hãy dạy cho chúng cách suy nghĩ tích cực,lạc quan. Có được điều đó chúng sẽ sống tốt hơn, khi gặp khó khăn chúng sẽ ít bi quan, sẽ dễ vượt qua hơn và mạnh mẽ tiến lên, khi đánh giá một vấn đề gì chúng sẽ sáng suốt và khách quan hơn...
Còn về nền giáo dục của nước nhà, chắc còn rất nhiều điều để nói. Tuy nhiên không phủ nhận một điều: những năm tháng miệt mài trên ghế nhà trường, nhất là thời xưa của chúng ta, thời mà tình nghĩa Thầy - trò còn thiêng liêng lắm cũng đã trang bị cho ta hành trang nhất định vào đời. Bao năm học chuyên toán nói không dùng đến thì không phải. Nó cho mình một điều quý giá là một tư duy toán học, rất rõ ràng và logic đấy ạ.
Đọc Blog của chúng mình thấy thêm tự hào về KT26 mình. Cảm ơn các bạn.
Xin chào mừng Hương gia nhập diễn đàn.
Trả lờiXóaCác cao thủ lần lượt qui tụ về đây.
BBT rất vui khi thấy comment của các bạn.
Tuyệt cú mèo !
Trả lờiXóaThế mới thấy, Thế nào là kính Mẹ... Tôi luôn hình dung bức ảnh Kính Mẹ bên cạnh chiếc Toyota vios đỏ chót...Cứ dường ta đi, kệ cho kẻ khác bấm còi.... cái gì có luật rồi !
Diễn đàn này, cánh muỗi đực đúng là "hết vía" nhé.... Náo Vincente. KT, Chuti... Hu, hết bài..
Ô TBT ơi.... Help me!
Xin lỗi vì đang bức xúc chuyện Kính bố...
Trả lờiXóaTôi không nhuyễn lắm comment của Phạm... Rất may đó cũng là chủ đề tôi đang cầu cứu TBT....sau khi gặp mặt Kính Bố...
Tôi lại nói, tùy theo mỗi người, và sẽ chia sẻ với các bạn : Đàn ông sẽ thích cái đầu phụ nử hay cái gì.....
Đó cụng là lý do tôi nói : Help me ! ông TBT.
Tùy thôi. Nếu là quan hệ nghiêm túc và lâu dài cánh đàn ông sẽ quan tâm đến cái đầu còn quan hệ không lâu dài người ta sẽ quan tâm đến phần khác.
Trả lờiXóaCó một nghiên cứu như sau: Người ta che cả phần đầu và phần thân của các phụ nữ tìm bạn trai. Những anh chàng đang tìm bạn đời thì yêu cầu bỏ phần che khuôn mặt ra còn những người đang đi tìm bạn ngắn hạn thì yêu cầu bỏ phần thân!!!
Thùy Dương nói:
Trả lờiXóaHay quá,
Bạn Kim Anh chuyển đề tài đầu phụ nữ & đầu đàn ông làm các Man có vẻ phấn khích rồi đây.
Tớ thì nghĩ các Man thích cả hai: đầu & thân. Hài hoà được thì tốt quá! Còn gì bằng. Nhưng là sao được? Đề nghị các Man cho ra ngay topic mới về chủ đề này nhé.
Huhu...hu, hình như trời sắp có giông thì phải, ở đâu muỗi bay (à quên, mối bay) ra lắm thế. Thích quá, đứng xem (à, lại quên, đọc xem) mà ko muốn dời Blog. Mà hình như có cả "Mối chúa" thì phải.
Trả lờiXóaHôm nay mới được đọc bài đầu tiên của KA, a quả thật ko được tiếp xúc với nhiều, nhưng hình như mỗi lần gặp, e đều rất nhỏ nhẹ, chỉ nói vài câu rồi mỉm cười, thật khác hẳn với ngôn từ trong bài viết(điều này xem ra cũng giống a đây - Lời của KT nói về a khi nhìn ảnh). Chỉ có điều những từ ngữ của e lại biến thành những viên "Đại bác" bắn đâu chắc rụng rời gạch đá... Các muỗi đực của KT26 hãy cẩn thận.?!
(Mà lại hình như những bài của a, hay comment của a lại chả thấy e nói gì, hay "Đại bác" bị bắn "xuống nước" rồi hả em. Haha..
Hehe.
Trả lờiXóaLại một đề tài hay đây. Nhất trí ngay. Cánh muỗi zai chuẩn bị nhé.
Bác vincent à, Em đã đọc rất kỹ các bài và comment của anh, thế mới đóng góp được bài này đấy. Cảm ơn bác nhé.
Trả lờiXóaÀ tiện đây, sáng nay em đọc bài cái bóng của Bác mới biết bác theo công giáo. em không biết gì về công giáo cả nhưng em biết trong kinh thánh có câu sau:
"the head of woman is man" Em không hiểu sao lại nói như vậy, bác giải thích được không?
Thank Mr Pham!
Trả lờiXóaHôm nay mới có dịp đọc lại một số bài và comment của các bạn, chợt thấy lời comment của bạn ở phần này,thật tiếc, sao ko comment vào phần bài mới nhất để còn kịp theo dõi hoặc vào bài viết của Tôi đó, sẽ kịp action ngay, đằng này lại...(Chắc lỗi ko comment đc, OK?)
Không sao, về chủ đề tôn giáo, chúng ta sẽ trao đổi trong một chương mới để mọi người cùng tham gia cho sôi nôi. Hoặc giả tôi sẽ viết một bài, hoặc một câu chuyện về tôn giáo (Nhân một ngày nào đó). Khi đó tôi sẽ là nhân vật trung tâm cho các bạn comment thoải mái.