Danh sách Blog của Tôi

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

NGHĨ VỀ GIÁO DỤC (Tg: Vicente)


Vừa hay đọc được bài về Giáo dục, tôi cũng xin đưa ra chỉ  một vài  ý kiến cá nhân cùng các bạn tham khảo. VÌ đây cũng là 1 trong 2 chủ để tôi quan tâm: Y tế và giáo dục.
Đúng là một chủ đề "xưa như trái đất" vì nó đề cập đến cả một mảng lớn của XH mà bản thân mỗi chúng ta chỉ là một tế báo trong đó, Nhưng than ôi, cái "tế bào" ấy, những hậu duệ của chúng ta ấy có bị rơi vào cái cảnh như tác giả Lộc đề cập trong bài hay ko?
Về điều này, tôi chỉ đồng ý với ô Lộc 1/2 mà thôi. Tức là TE thành thị hiện nay quả là bị sức ép nhiều về mọi mặt, mà "nặng đoa " nhất vẫn là v.đề học tập, "sì choét" về tài chính nhiều nhất là các bậc phụ huynh,.Than ôi, "nạn" học thêm ngày càng tràn lan từ tiều học tới trung học, còn đâu thời gian cho chúng phát triển các kỹ năng ngoại khóa như: Vũ, võ, cầm kỳ, thi họa...nữa. Chúng bị đạo tạo kiều "Gà choi" mà gần như mất đi khả năng hòa hợp với thiên nhiên, nơi mà loài người từ khi mới sinh ra đã quen thuộc. Chúng và ngay cả chúng ta phải sống trong một môi trường "ô nhiễm": Ô nhiếm kk, nguồn nước, tiếng ồn và thậm chí là ô nhiễm ngay cả trong tư duy của chính chúng ta. (Chúng ta phải vắt não tìm phương cách đối phó, đấu tranh sinh tồn mà).Được xem một số bài tập của lớp học thêm của chúng tôi mới rõ; Hóa ra, nếu như ko phải học thêm, thì đó chính là những bài tập về nhà như chúng ta vốn có ngày xưa, có chăng có tiến cao hơn chút ít.
"Có thề nông thôn hóa TE thành thị đc ko?". Điều này ai cũng muốn - về mặt môi trường, về cách tư duy mở, phát triển theo thiên hướng bản năn vốn có, ko gò ép. Nhưng than ôi! m cách nào? thì tác giả lại TỊT.
Đọc bài của nhà báo Trường Giang viết về G.sư  Ngọc Đại, người đã có những bước đi tiên phong trong việc cải cách giáo dục của VN. Ông sẵn sàng từ chối cương vị bộ trường giáo dục để đi làm giáo viên lớp một. Vói ông, lớp một mới là cần cho phát triển theo thiên hướng tư duy bản ngã nhất. Giáo viên lớp 1 cần có một trình độ "Chuẩn học" nhất. Tuy nhiên những năm đầu ô cũng chiu nhiều thiệt thòi cả về v.c và tinh thần từ những người có quan điểm trái chiều vốn xem nền giáo dục của chúng ta trước nay vẫn là ưu việt rồi. Họ cho rằng ô muốn "chơi trội, muốn tranh khôn" mà thôi. Nhưng đến này, quan điểm của ô, với sự cải cách g.d  mà con e ch.ta đang làm xem ra hoàn toàn là chuẩn xác.
Ô t.sĩ Lộc liêu có đi ngược lại thuyết tiến hóa ko nhỉ?
Con người với bản năng vón có luôn hướng tới sự hoàn mĩ, hướng tới cái đẹp, Hay nói ngắn gọn là muốn vươn lên, chiếm lấy thế "thượng phong" mà thành thị  là chốn lý tưởng cho việc thực hiện ước muốn ấy. Còn gì hay hơn khi chúng ta chỉ ngồi một chỗ mà n.chuyện khắp thế giới , chỉ với một vài phần mềm mà có thây thay cho lao động của cả triệu con người nếu làm việc thủ công. Vi tính quả là một phát minh vĩ đại của loài người khiến trình đôj cuộc sống của chúng ta nâng lên nhiều bước rõ rệt. Lấy Trung Quốc làm ví dụ, họ là một nước lớn, tiềm năng về tài nguyên và con người họ chả kém ai, nhưng họ cũng phải ôm hận chịu chậm tiến hơn so với các nước ÂU MỸ mất hơn 10 năm chỉ vì cái hệ chữ khó đồng hóa vào vi tính của chính họ.
"Đi một ngày đàng học một sàng khôn". câu nói ấy luôn đúng. Con e  chúng ta được lớn lên trong thời kỳ "khả dĩ" hơn bố mẹ chúng, nhưng lại thiếu kiến thức thực tế hơn ôố mẹ. Có đúng vậy ko hở các bậc tiền bối?.
 Ô Lộc chỉ "xới" lên vấn đề "xưa như trái đất" của nhiều bậc tiền bối đi trước mà ko đưa ra cách giải, âu là đề tài mở chăng? Hay ô cũng "bí" như bao người từng "bí" trước kia nhỉ?
...
Đề tài về giáo dục tôi vốn đã viết một bài sau khi đi học tập. công tác ở T.Quốc, nhưng nay nhân ô Phũ đưa bài này rồi nên thôi, chỉ điểm lại phần một phần nội dung cơ bản của bài viết:
Cô Tiểu Khúc Lan, con gái cưng của ô phó hiệu trưởng trường ĐHCN luyện Kim Thái Nguyên, Sơn Tây T.Quốc năm nay (2008) chuẩn bị tốt nghiệp phổ thông có đôi lời trò chuyện cùng tôi:
- Chú à, bố cháu cứ bắt cháu thi vào trường của bố cháu (ĐH Luyện Kim), cháu chả thích tí nào. Trường gì mà khô khắc, cứng nhắc, suốt ngày chỉ tiếp xúc với đất đá, than củi, ầm ì bụi bặm.
- Thế cháu đã bảo bố cháu chưa?- Tôi mớm chuyện hỏi tiếp
- Ko được đâu chú à, bố cháu "kinh:" lắm, bắt gì là phải theo cơ, phen này cháu sẽ cho bố cháu biết tay.
- Hà hà.... tôi cười như muốn mở câu chuyện đang có chiều hướng  đi vào "bí mật"
- Thế có nghĩa là cháu cứ quyết định theo nhưng ko thành phải ko?- Tôi đánh liều "vẽ đường cho hươu"
- Đúng rồi, sao chú biết- vẻ mặt ko giấu nổi tò mò , ngạc nhiên hỏi.
- Có gì đâu, chú cũng chỉ đoán vậy thôi, vì cháu đã ko cưỡng được bố thì đwong nhiên là phải theo rồi, Theo vào cái mà cháu ko thích thì chắc chắn là hỏng rồi, đugns ko?
- Vâng, đúng thế, chú giỏi thật đấy. Như chợt nhớ ra điều gì, Lan hỏi thêm:
- À, mà bên Việt Nam chú có thế ko?
- Có, có hết, bên chú cũng giống vậy thôi, phần nhièu người ta cố hướng cho con e mình vào trường nào mà   sau này có thể nói là "fà dá"(phát đạt) nhất, bất biết nó là gì, con mình có sở trường hay ko.
- Thế cũng chán nhỉ.
----
Hơn tháng sau (khoàng trung tuần tháng 7) dược gặp ô Phó HT ở Tây An, khi ngồi cùng ông trò chuyện bên bàn rươu, thì đwọc biết con gái ông đang chạy vạy vào trường cao đẳng hàng không Tây An, với sự nỗ lực hao người, tốn của của ô bố sau khi con gái "tham nhưng không thành" của mình.
- Này, chạy cho cháu vào trường Hàng không này có tốn lắm ko?- Tôi chơi chiến thuật "sút Penalty"
- Ờ, Ờ..., mặt ông biến sắc như người bị bắt quả tăng đang ăn vụng- Cũng ko tốn lắm.
Để khai cuộc cho thông, tôi nói tiếp:
- Nghe nói cháu nó ko thích học trường ĐH LK thì phải., vì tôi thấy nó tâm sự như vậy.
- Ừ.con bé này cứng đầu lắm- Ô trả lời cố che giấu đi vẻ hoài nghi sao tôi lại nắm rõ sự tình đến như vậy.
- Tôi biết mà, hôm khai giảng lớp của h.s VN xong, cháu thấy tôi nói tiếng TQ tốt nên có tới và muồn hỏi thăm về tình hình VN mà. Cháu có kể hết về cháu rồi, chỉ có điều là chuyên jtrẻ con nên tôi cũng ko để ý và nói với ô làm gì.
- Chết thật, nếu ô nói với tôi ngay từ đầu thì bây giờ đâu đến nỗi- Con với cái. đồ....."Gou pi".(ko dịch).
- Mặt ông càng tái hơn, mặc dù trời tháng 7 đang nóng, hơn nữa lại đang uống rượu. Như cố chữa đi cái phần đuôi đã bị tóm của mình, ô giải thích: 
- Vốn tôi cũng đã muốn nó vào trường CĐHK nhưng hèm một nỗi xa nhà quá (hơn 200km) và cũng chẳng biết có chạy được ko?
,,,
Ông vừa bị "bắt quả tang", ông vừa bị "tắt điện" trước "cái sĩ" vốn có của một thằng đàn ông còn đang đương vị. Hơn nữa lại trước mặt anh bạn nước ngoài mới kết bạn chưa lâu. Ông cảm thấy hơi xấu hổ, vội và tìm cớ tháo lui:
- Thôi, hôm nay mệt quá uống ko vào, để hôm khác tôi mời ông đến nhà 2 a e mình phải thật say mới thôi.
- Hảo, tôi đồng ý để kết thúc câu chuyện đã đến hồi kết. 
..Trên đường về tôi cũng chợt nghĩ: Liệu mình có hiểu tẩm lý con gái mình ko nhỉ, có sâu sát để hiểu chúng ko, hay cũng giống như ô PHTrưởng kia vậy. Chắc mày cũng ko khác mấy đâu ô bạn ạ.

25 nhận xét:

  1. KG Bác Vicente. Comment của bác very Big nên đã biến thành một bài viết rất ý nghĩa.

    Trả lờiXóa
  2. Chúng ta hay nói trẻ em TP hay trẻ em nói riêng bây giờ chúng nó chỉ học mà không được chơi hay học các môn cầm kỳ thi họa...

    Tại sao chúng ta cứ phải nói theo trào lưu vậy nhỉ. Hãy thử quay lại và nhìn vào chính mình và con em mình, các bác sẽ biết có đúng như vậy không?

    Về cá nhân tôi, tôi không đồng ý một cách nói theo trào lưu hay sống theo tâm lý đám đông của rất nhiều người Việt chúng ta (Thị trường chứng khoán là một ví dụ). Tôi lấy ví dụ tôi và các con tôi:

    (1) Về học :
    -Chúng nó học giỏi hơn tôi thời trước. Chúng nó tự giác họp tập và có ý thức học hành hơn tôi => Trả nhẽ cái này đi ngược với tiến hóa hay mong mỏi của bất cứ phụ huyng nào?
    - Chúng nó ngoài những môn cơ bản trước đây tôi học như toán lý hoa văn... Bây giờ chúng nó còn học thêm Vi tính, thuyết trình power point ... Cái môn này chắc chắn làm cho chúng nó mất ít thời gian soạt thảo bào cáo thuyết trình hơn. VBi dụ trước đây Bào vệ tốt nghiệp chúng ta phải cò lưng ra viết mất chục trang, vẻ hàng chục bàn A-0 (mà ai không vẽ được phải đi nhờ). Bây giờ chúng chỉ làm trên máy tính và chiếu bằng power point, tiết kiệm quá nhiều thời gian để làm việc khác => Chả nhẻ cái này không phù hợp với thời đại ?
    - Chúng còn được học cả nhạc lý. Cái này với tôi mù tịt, cùng lắm đi hát karaoke bằng tay . Thời tôi chả có tiết học nhạc lý nào ở trường cả. Nhưng chắc chắn có với các con tôi => Sao lại bảo tâm hồn chúng không có chất thơ.
    - Bây giờ các cháu có những buồi ngoại khóa. Vì dụ vưa rồi cháu thứ 2 nhà tôi "một ngày làm nông dân", đi thu hoạch rau, bán và mang về cho mẹ nấu canh chua. Hay làm chú bộ độ... Thời của tôi chả có vậy ở trường mà bởi vì nhà tôi ở trong làng quên nên TỰ HỌC...

    (2) Về chơi:

    Tôi và các con tôi cùng thích thể thao.
    - Thằng lớn vào đội tuyển trường, vào đội tuyển quận, và đã từng vào đội U-13 TP . Nó được các trường văn hóa quận hay Năng khiều nghiệp vụ mời đi tập hàng tuần. Khi đi tập cháu có dày dép chuẩn, có thiết bị bảo vệ ống chân, có quần áo và sân tập qui chuẩn. Còn thời tôi nhớ khi vào tới trận trung kết trường vẫn một bên mặc áo, một bên cởi trần. Đá bóng bằng chân đất. Sân đá bóng cùng với trâu bò => Điều kiện thời nào tốt hơn ?
    - Qua Blog tôi nhận thấy con nhà Ô Lưu suốt ngày được đi sở thù, Đà lạt , VT, ... đi câu cá sấu. Con Bà lộc thì chơi ở Vạn lý trường Thành, con TD thì chơi trên Sông Hồng, Con KA thì lãng du trên các vùng núi ờ Anh quốc.... Thời chúng ta có được chơi như thế không ?
    - Các cháu bây giờ chơi VT cũng như thời chúng ta lấy gậy làm kiếm đánh trận giả. Các cháu dùng internet để học hành và cập nhật thông tin. Thời chúng ta biết được chục câu ca dao tưởng là nhiều. Thời nay chỉ cần 30 giây, các cháu vào google sort một phát ra hàng trăm câu => Sao không phải là vừa chơi vừa học.

    (3) Vế quan điểm:

    Chúng ta bảo các cháu thời nay không tiếp xúc với con người và xã hội. Có đúng không.?
    - Thời nay là thời đại mở cửa, các cháu đang tích lũy kiến thức để tiếp cận với thế giới. Thời ta có mấy ai nói chuyện với Tây tự tin như các cháu cùng tuổi bây giờ.
    - Có mấy ai một mình một Laptop , một Ba lô đi phiêu du nước người như con KA.

    Có chăng đó chỉ là quan điễm khác nhau giữa các thế hệ. Cách giáo dục của chúng ta là thế hệ tru7o72c có quyền phán xét và áp đặt suy nghĩ cho thế hệ sau. Ai cho phép con cháu dạy giổ ông bà, bố mẹ.

    Còn nhiều cái muốn nói về đề tài xưa như trái đất. Tôi chỉ muốn nói rằng tôi không thích theo trào lưu và tâm lý đám đông. Hãy lấy mình ra làm một ví dụ.

    Trả lờiXóa
  3. Nói túm lại, theo tôi:

    Với sự giúp sức của CNTT, kết hợp với thể chất tốt các cháu học hiệu quả hơn. Nên cùng một thời gian các cháu sẽ học được nhiều thứ , nhiều môn... hơn chúng ta thời trước. Nên, nếu so với SỨC của mình thời trước, chúng ta TƯỞNG các cháu "si choét" nhưng có lẽ không. Và chúng ta TƯỞNG LÀ CÁC CHAU KHÔNG ĐƯỢC CHƠI... Nhưng thực ra các cháu CÓ ĐƯỢC CHƠI trong ĐK tốt hơn và cách chơi của các cháu khác với suy nghĩ của chúng ta ...Nhưng các cháu thích chơi như vậy ...

    Trả lờiXóa
  4. Theo tôi mỗi tác giả có góc nhìn riêng của mình.Mấy ông Giáo sư về giáo dục thì có cái nhìn tổng quát theo số đông. Như Chuti dẫn chứng đám hậu duệ KT-26 chúng ta không nằm trong cái số đông đó. Thật sự thì chúng khá may mắn vì bố mẹ chúng hiểu biết và thương chúng (Như KA đã quyết định chuyển từ QN lên HN vì con). Tuy nhiên cũng phải thừa nhận một điều là: không phải đứa nào cũng có ĐK du học ở Anh như con KA. Những thằng bé không có năng khiếu đá bóng như con Ông Chuti liệu có được đá bóng thoải mái hàng tuần với áo quần đầy đủ, sân chơi tiêu chuẩn không(mặc dù chúng thích)?
    KHông phải đứa nào cũng được đi chơi Sông Hồng và không phải ai cũng có điều kiện "đáo Trường Thành" kể cả người lớn.
    Và phải xét vấn đề này trên phạm vi toàn quốc chứ không chỉ riêng SG , HN.

    Trả lờiXóa
  5. Trường thằng lớn nhà tôi cũng có chương trình ngoại khóa như: đi Thảo Cầm Viên, Công Viên Nước, đi xem trồng rau, trồng lúa...Đây là những chương trình do Trường tự xây dựng và PH đóng góp thêm.
    Những người trong ngành cũng đang cố gắng cải thiện chất lượng giáo dục theo kiểu nhà trường và Phụ huynh cùng làm.

    Trả lờiXóa
  6. Hahaha...Hay rồi!

    Đúng vậy, chúng ta đang nói về cái vấn đề rất lớn. Cũng như đất nước phát triển, hầu như từng gia đình cũng phát triển theo xu hướng tốt hơn. Đời sau tốt hơn đời trước không chỉ nói về kinh tế, vật chất mà kề cả tinh thân và điều kiện phát triển thể chất và học tập...
    Môt số ví dụ của KT-26 cũng mang mục tiêu so sánh ấy: trước đây và bây giờ. Mà thực tế không chỉ KT-26 mới may mắn, hiều biết và thương con... các KT khác, các gia đinh khác cũng vậy...Từ đó chúng ta co thể thấy rộng ra, khi một đất nước phát triển thì người dân đều được hưởng lợi từ đó, và chính họ làm cho đất nước phát triển hơn bằng sự "giàu có " của họ (giàu có trong nháy nháy) (Dân giàu nước mạnh mà). NGoài những tr/h đặc biệt liệt kê, tôi đã từng nói bây giờ ở trường, các chau được học: Nhạc, Võ.... mà thời tôi không dạy trong trường. Tuy nhiên tôi vẫn thấy các tác giả nói một cách chung chung giống nhau là : các cháu bị nhồi nhét mà không được học các môn văn thể mỹ nhữ nhạc, võ... tôi thấy không đúng. Do vậy, tôi muốn mọi người có chính kiến của riêng mình bằng cách lấy chính mình ra làm một ví dụ so sách thì tốt nhất.

    Trả lờiXóa
  7. Haha...tranh thủ mở lại xem có "tay" nào phê gì ko. Háo hức như ta chuẩn bị bóc một gói quà ko biết bên trong có gì? Đúng thế ko BBT?
    Nói như thế mới là "phọt" nỗi lòng Chuti nhỉ.
    Lời bàn thêm: Hoàn toàn nhất trí với q.điểm của Chuti,chỉ có điều cần "giám sát" cho chúng đi đúng hướng mà thôi (phần 2 của bài viết), kẻo chúng tưởng hút Cần Sa,nhảy Lambada là sành điệu, là tiến trước bố mẹ thì nguy mất...
    Hiện ta đang thấy là đô thị hóa nông thôn chứ có bao giờ thấy nói nông thôn hóa thành thị bao giờ đâu (trong đó có TE)tức là thuận theo thuyết tiến hóa đó. Còn nông thôn hóa TE thành thị, như đã nói tôi cũng chỉ đ.ý với ô Lộc 1/2 mà thôi.
    Ờ mà sao mãi ko nhận đc quà nhỉ, nhà tài trợ? Haha mình còn háo hức hơn cả bọn trẻ đấy. Nhà ttrợ này quả là biết chọc đúng tâm lý, khiến mọi người lao vào viết bài mà chả đc chút nhuận bút nào. Điều này mệt nhất là BBT đây!
    Chúc BBT ngày càng "lôi kéo" được nhiều "Thiêu Thân" lao vào viết bài hơn nữa. Tôi cũng cố gắng viết bài và "cố gắng""để hở sườn" dụ địch vào "tham gia chiến trường BlogKT26" mà mãi vẫn chỉ thấy mấy "tay súng" quen thuộc, chưa thấy tên "khủng bố" nào mới xuất hiện nhỉ

    Trả lờiXóa
  8. Thế là cái Hằng nó giữ lại để chơi rồi bác Vicente ơi!

    Hôm nay ngày 01/6, làm việc ít, tám về thiếu nhi nhiều... luôn túc trực bên diễn đàn thiếu nhi !

    Trả lờiXóa
  9. Tranh thủ mọi người đang nhận quà ... BBT kết hợp với cây viết vàng của Blog tranh luận cho vui...
    Blog phải có tranh luận nó mới máu chứ... Đó cũng là chiêu lôi kéo đó bác Vicente nhỉ !

    Trả lờiXóa
  10. Còn nhiều thành viên vào blog thường xuyên nhưng không comment.Mỗi lần đi nhậu cãi nhau ỏm tỏi thế mà trên blog hơi bị im ắng.
    Có mấy cái nick lạ vào KT26 rồi không thấy vào tiếp nữa. Có họ vào cũng vui.
    Tks bác Vicente, BBT sẽ tìm cách.

    Trả lờiXóa
  11. Hình như gần đây ACE vào comment bị lỗi ? Có lẽ vậy nên ngại comment thông qua KT thôi.
    Diễn đàn của chúng ta đang máu thế mà bác Vicente cứ lo... Bác quả là tham thật !

    Trả lờiXóa
  12. "Cãi" tiếp:
    Vừa viết xong đã thấy "đội bạn - KT, Chuti" sút liên tiếp, đỡ đến chóng mặt. Ko nhịn nổi, nhảy vào đá tiếp hiệp II.
    Có lẽ phải nhờ quân sư "Ngô Dụng" đi lôi kéo KT về phe mình thôi. Đúng, cái mà t.g đề cập là số đông, là đại chúng, thử hỏi số lượng TE được đào tạo trong m.trường chuẩn, trường Q.T chiếm đc bao nhiêu %? Nhiều TE nghèo nhất là các tỉnh M.Trung, một số tỉnh thuộc đồng bằng bắc bộ như THái BÌnh, Hà Nam...điều kiện học của chúng còn very, very bad.

    Trả lờiXóa
  13. Bác Vicente lại đi vào chi tiết. Tôi nói chi tiết để mở rông ra mà..

    Tôi vừa comment trên chắc Bác chưa đọc, Tôi tóm tắt lại...
    + Đất nước phát triền = > Từng gia đình phát triển "giàu có" hơn về mọi mặt.
    + Tôi biết các trường hiện tại có dạy văn thề mỹ: Nhạc lý, võ... Tuy nhiên các tác giả nói là do nhồi nhét nên các cháu không có DK9 học vằn thể mỹ => tôi cho là không đúng.

    Từ hai cái trên tôi muốn nói : Hãy cứ lấy mình ra làm một ví dụ để so sánh, lúc đất ta sẽ thấy cái đúng cái sai...

    Túm lại : Mỗi một gia đình hãy so sánh đời mình và đời con mình. Chúng ta không thể lấy đời mình so với đới con gia đình hàng xóm hay ngược lại. Như vậy kiểu "râu ông nọ cắm cằm bà kia" => không thể so sánh được

    Trả lờiXóa
  14. A lô!,các bạn KT26 đâu rồi, hôm nay 1/6 nghỉ đi thôi, a đang bị lấn sân,sắp thua rồi, Ô Phú,KA, T,Dương, Nhung, Lộc,H.Thanh,H.Bình,ô Châu...vào giúp a một tay đi, "Bọn chúng" ép a ghê quá, cậy "đội nhà" mà. Liệu hồn đấy, ta mà đi "thuê" mấy thẳng tây đen vào đá trong Blog nữa thì các ô chỉ có mà lùi vào lưới BlogKT "nhặt bóng?nhá...Đợi đấy. Sắp tới tôi sẽ tung ra một số "bài chưởng lạ" các ông cứ liệu hồn. Haha...

    Trả lờiXóa
  15. Đúng là có ảnh hưởng của kỹ thuật. Cây súng Thùy Dương mấy hôm nay không thấy phát hỏa.
    Còn về cái vụ giáo dục này thì hôm vừa rồi tôi có đọc bài báo nhan đề: " Để Học Sinh không Bị Đuối Nước, Các Trường Đuối"
    Nghe nói sau khi thấy các cháu học sinh bị đuối nước nhiều (nhất là các vùng sâu , vùng xa và lũ lụt) ngành giáo dục có chủ trương phải dạy bơi cho các cháu . Và cái chủ trương này là các trường đuối vì đa số các trường không có bể bơi. Làm sao đây? Ở các thành phố lớn thì dễ, có thể liên kết với các TT thể thao còn các tỉnh xa??
    Đúng là nói thì dễ mà làm thì khó. "Cái khó bó cái khôn"

    Trả lờiXóa
  16. Thời mình cũng vậy, các trường lấy đây ra bể bới. Mang tiếng trường ĐHHH đào tạo biền mà đâu có bề bới. Nhưng bây giớ có rối đấy.

    Thời nào cũng vậy, mco1 những đứa trẻ biết bời từ nhỏ do TỰ HOC hay GĐ cho đi học bơi. Do vậy bất cứ xã hội nào cũng thế NHÀ TRƯỜNG - gIA ĐÌNH - xà HỘI luôn sát cánh bên nhau vì sự nghiệp giáo dục.

    Có người nói, trường lớp không dạy nên phải cho cháu ra các trường văn hóa học. Cũng thế thôi. Lương bao cấp => sống bao cấp. Không đóng học phí. Còn giờ lương đã bao gồm hết nên gia đình CÙNG LO là điều hiển nhiên.

    Tóm lại, như tôi từng comment: Học không nhất thiết là học ở trường , dạy không nhất thiết ờ trường mới là dạy... Và như vậy, nếu gia đình nào có kinh nghiệm và khả năng thì sẽ hướng con mình học chơi, chơi học.... Đúng theo tinh thần NHÀ TRƯỜNG -GIA ĐÌNH - XÃ HỘI...

    Trả lờiXóa
  17. một số mẹo để tránh comment bị lỗ:
    1- Mẹo 1: Mẹo của chuti, copy bài viết vào file Word (hoặc Exel) càng tốt rồi copy lại vào, nếu vẫn mất cứ copy tiếp. Điều này khiến ta đỡ bị "cáu tiết" do viết lại.
    2- Mẹo 2: Bài comment đừng viết dài và để lâu quá mới đăng (tránh một phần hacker trong google). Hãy viết nhanh và đăng nhanh nhất có thể.
    3- Mẹo 3: Nếu đăng ký tài khoản là google thì hãy chuyển sang đ.ký một tài khoản khác ngoài google (chàng khổng lồ google này lắm tài và nhiều tật lắm)
    4= Mẹo 4: Nếu comment vẫn ko được,hãy chiu khó viết lại. viết đi viết lại nhiều lần. Bản thân tôi có bài comment phải viét tới 5 lần mới được đấy (có ai biết công của mình đâu cơ chứ, khổ quá huhu...).Nếu không thì mất công toi à, Phí.
    5- Mẹo 5: Viết và đăng được rồi thì giá trị được thưởng rất xứng đáng, phải không BBT và nhà tài trợ. haha...

    Trả lờiXóa
  18. Chuyện lạ mà thật, trường ĐHHH gì mà SV lại ko biết bơi (khá nhiều đấy). Quả thật đây cũng là một sự lệch lạc trong giáo dục, trong đó có cả ở hệ thống các trường ĐH của VN (hay thày cũng ko biết bơi nốt. Điều này có thể lắm)vì ngày xưa, các môn như chạy, bơi, bắn, võ là phải ở các trường thể thao chuyên nghiệp mới dạy, còn các trường khác chỉ lý thuyết là chính. Túm lại, điều này cứ thế mà suy ra: ô KT và ô Chuti cũng chẳng biết bơi nên mới phải mua nhà ở khu chung cư có bể bơi mà tập bơi bí mật đấy (có nhìn thấy cái ảnh nào của 2 ô măc đồ bơi đâu)

    Trả lờiXóa
  19. Bố các cháu mặc đồ bơi mà post lên thì ngẽn mạng mất!!!

    Trả lờiXóa
  20. Tóm lại là Nhà trường - gia đình - xã hội như Chuti nói. KHông thể khoán hết cho một bên nào cả. Ví dụ như vụ đuối nước. Gia đình và Ngành giáo dục cũng không thể tự lo hết được. Kể cả biết bơi thì trong một số trường hợp cũng khó mà an toàn. Vì vậy cần có hạ tầng xã hội tốt để các em không phải đi học bằng đò hay đò phải có chuẩn về an toàn, có phao cứu sinh... Các cháu có nơi vui chơi an toàn để không phải tự đi bơi sông... Và quan trọng nữa là mọi người, mọi cấp phải coi trọng an toàn sinh mạng.
    vân vân và ...

    Trả lờiXóa
  21. Tôi là 01 tr/h SV ĐHHH không biết bơi. Thú thật là không bời quá 15 mét theo kiều bời ếch chuẩn, chứ bơi chó, bời ngửa, bơi đứng thoài mái. NHưng chính vì vậy không bao giờ dám ra xa 15m so với bờ.
    Tuy nhiên khi thi 2 kỳ bơi (do quen biết cũng như trong đội tuyển bóng bàn trường) nên thầy Long, Thầy Minh (bóng bàn), đến tên mình đều đi ra chổ khác. Thế là thằng Phú (KTB25) nó cầm cây sào (để hỗ trợ cho chị em không biết bơi) tôi nắm cây sào, có chạy vù vù... hết 2 vòng bề theo y/c. Các bác có cảm giác bơi nhanh như chạy bộ chưa... 6 điểm là điểm bơi của tôi.

    Trả lờiXóa
  22. Hay, phải thế chứ, tôi rất khoái ai dám nói thẳng nói thật. Cứ hình dung một tên 2 tay nắm chặt lấy sào, mắt nhắm nghiền, 2 chân thẳng đơ "lướt" theo 1 thằng chạy bộ trên bờ thì thử hỏi quần áo, vải vóc nào mà chịu được với tốc độ lướt như thế cơ chứ. Haha....phen này, các người đẹp của KT26 mà đọc được chắc được phen cười vỡ bụng mất thôi.(Này, nói nhỏ nhá. lần sau có chót "bốc phét" thế thì phải mô tả cho rõ là 1 tay nắm sào, còn tay kia giữ quần, ko thì....hú vía đấy)
    Còn ô Tổng nữa, ai bảo ô Post cái"đồ bơi" của ô lên mạng đâu mà nghẽn, ô chỉ cần chụp kiểu "yểu điệu thục nữ" là được rồi- Kiểu như tổng thống Mỹ Billclinton đó đó,thu hút "ong bướm" ngoài KT vào nữa.Chứ ai lại cả gan QC kiểu Chuti thế, tôi xin ngả mũ bái phục đấy. Mạng ko nghẽn mới là chuyện lạ.
    Haha...ngày 1/6 năm nay nhờ có Blog mà vui đáo để

    Trả lờiXóa
  23. Bác này tuổi ấy mà không biết thời chúng ta có cái loại quần thể thao vừa có chun lại kèm theo một vòng dây gọi là "gỉai rút" đó sao?

    Trả lờiXóa
  24. Thảo nào ngày ấy HQ thi bơi được 6 điểm mà không thấy lên bờ.

    Trả lờiXóa
  25. Chết cha, tưởng không ai biết hóa ra HC nó ròm mới chết chứ. Nước bể bơi Bến Bính thì trong nhìn thấy cả đáy ...

    Trả lờiXóa