Danh sách Blog của Tôi

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

Chiếc bình xịt (Tác giả:Vicente)


Sau một cơn ho dài như thường lệ, ông ngồi thẳng người dậy cố lấy một hơi cho thật dài, giọng còn run run, nhưng vẫn nghe rõ từng từ:
- Bà lấy cho tôi cốc nước.
Sau một câu gần giống như mệnh lệnh ấy là tiếng bước chân gấp gáp của bà đã trở thành quá quen, không một lời than trách hay kêu ca phàn nàn. Chén nước hầu như đã túc trực trên tay bà từ khi nào chăng rõ.
- Không, lấy cho tôi bình thuốc xịt cơ – Giọng ông yếu hơn khi thấy yêu cầu của mình được đáp ứng lại không giống ý nghĩ vốn có trong đầu của ông.
... Căn bệnh Phổi quái ác đã hoành hành ông nhiều năm nay, khiến sức khỏe cha tôi yếu đi nhiều, không còn khả năng đi xa hay làm các công việc nặng nhọc như trước được nữa. Trước đây ông là một thầy giáo làng có tiếng là đạo đức lại kiêm thêm tay nghề Y sĩ, cuộc đời ông đã truân chuyên qua nhiều giai đoạn thăng trầm của cuộc đời. Ông kết duyên với bà vốn là con một gia đình khá giả nhất trong vùng. Của ăn của để trong nhà không thiếu. Chân chỉ hạt bột- Bà không kén chọn cho mình một người chồng nào khác mà lại chọn ông. Với điều kiện kinh tế gia đình bà khi ấy, cộng thêm vốn nhan sắc cũng mặn mà hương đồng gió nội, bà có thể tìm cho mình một vài chàng trai địa vị trong vùng không phải là khó. Thói đời là thế, bà lại chọn ông. Một chàng trai lịch thiệp, nho nhã , cộng thêm với vốn kiến thức nổi trội, ông đã “hạ gục” bà.
Cuộc đời sẽ chẳng có gì thay đổi nếu như không có cuộc biến động trong cải cách ruộng đất, có cuộc “Cách tân” của một nhà nước XHCN non trẻ đòi hỏi sự đóng góp sức lực, của cải của những con người nhiệt huyết. Với lòng hăng say vốn có của tuổi trẻ, sự mưu cầu đóng góp sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước, ông đã mang theo bà với vẻn vẹn dăm ba bộ quần áo cộng thêm chút sách vở, tài sản vốn có của ông cùng bà lên đường tiến thẳng vào thành phố Hải Phòng. Nơi ấy, nơi khởi nguồn của công cuộc làm ăn, xây dựng cuộc sống .
Vào làm việc trong một công ty may của nhà nước, Hai ông bà sánh đôi xây dựng hạnh phúc từ đây. Bằng đầu óc và tay nghề vốn có của mình, hai ông bà cũng tậu được cho mình một căn nhà khá rộng rãi tại phố Lý Thường Kiệt, Hải Phòng bây giờ. Tại đây, những đứa con, kết quả tất yếu của tình yêu hạnh phúc đã đơm hoa kết trái . Sáu đứa con, ba trai, ba gái. Thời ấy, cái thời kinh tế chỉ huy ấy nếu chỉ sống nhờ đồng lương không thôi thì là điều không thể. Với cái tính hay lam hay làm, bà còn tạo dựng cơ nghiệp cùng ông dựa trên “đôi tay nghệ nhân” được rèn luyện trên quê hương của mình – Nghề đan dệt dành tích bằng tre mây nổi tiếng. Cũng không thể làm giầu được nếu chỉ bằng cái nghề đó. Nhưng than ôi, thời đó, có một tay nghề như thế, một đầu óc như thế hẳn ông bà cũng hãnh diện mà nghẩng cao đầu cùng thiên hạ được rồi. Những đứa con của cụ cũng thừa hưởng cái gen khéo tay ấy. Tôi là người đến sau, một chàng rể thứ hai trong nhà, tính theo con gái, được biết đến cái giai thoại ấy cũng là nhờ những thông tin được cung cấp bởi một tên “gián điệp” mà sau này trở thành một “cảnh sát mặc váy” của tôi – Hằng cơm.
Tôi đến với gia đình khi ông không còn ở Lý Thường Kiệt nữa, ông đã chuyển nhà hai lần, nhà cụ ở khi tôi đến là một ngôi nhà mặt đường lớn đường Thiên Lôi HP. Nơi ấy luôn tụ tập nhiều con người hiếu nghĩa, nhiều công nhân, cán bộ của C.ty thực phẩm xuất khẩu mê cờ Tướng như cụ. Cụ rất hiếu khách, chân tình và cởi mở với mọi người khi đến với cụ.
_ Miễn tính tiền nước đi – Cụ thường nói như vậy mỗi khi có người đến chơi cờ cùng cụ. Thế là người kéo theo người cứ xúm đông xúm đỏ, vòng trong vòng ngoài vây lấy cái quán nước của cụ. Chả biết đây là tính cụ vốn thế hay là nghệ thuật chiêu khách của cụ hay không mà quán cụ lúc nào cũng đông khách, cho dù quán cụ chả có gì cao sang, cũng sập sệ bàn nước và dăm ba thứ lặt vặt cần thiết của một quán nước dân dã. Thâm chí, đôi lúc cao hứng tôi thấy còn những anh xách cả Ki lô lòng non hay những chiếc chân giò ngon nhất biếu cụ.
Câu chuyện “Vụ mất trộm đáng giá” tôi viết cũng chính là ở ngôi nhà ấy. Nơi tôi gặp cụ lần đầu, nơi tôi bắt đầu quen biết các bạn là thành viên KT26 từ con gái cụ. Không biết ở tôi có cái gì khác người hay không mà nàng đều dắt tôi đến giới thiệu với cái tập  thể “Cà tê” này. Trong đó, TD và Nhung là người tôi được làm quen sớm nhất (sau này tôi sẽ nói kỹ trong tác phẩm Czay anh Stupit Love).  Ai là người Hải Phòng chắc sẽ biết rõ nơi ấy. Cũng lấy bối cảnh từ ấy, nơi cội nguồn bắt đầu của những câu chuyện sau này tôi sẽ viết để các bạn cùng chia sẻ.
Ông tiếp tôi như tình cảm của một người cha đẻ thực thụ. Từ ông, nó toát ra một thứ tình cảm gần gũi gắn bó. Một thứ tình cảm chân thực, mộc mạc không cầu kỳ hoa mỹ, nó vốn sẵn có trong huyết quản của ông. Tôi vốn là một người cẩn thận và “khó tính”, tôi không dễ gì bị thuyết phục hay nhìn nhận một vấn đề mà chấp nhận nó ngay khi chưa đủ điều kiện thuyết phục. Là một Bác sĩ chuyên khoa xn, thỉnh thoảng có dịp tôi lại được trò chuyện cùng ông về những kỷ niệm xa vắng xưa kia trong nghành y. Những vất vả, cay đắng hay những kỷ niệm đẹp êm đềm trong quá khứ, ông đều bộc bạch đêm ra kể hết mà không có chút nề hà gì. Hình như ở tôi, có gì đó khiến ông tin tưởng, ông đặt hy vọng.
Căn bệnh quái ác ấy nó đã lấy đi ở ông cái sự hồ hởi nhanh nhẹn thủa nào. Ông không còn xốc vác, hăm hở như xưa được nữa. Giờ đây, thay vào đó là những cơn khó thở đến chết người. Đôi lúc nhìn ông co rúm lại cố vận chút sức lực còn sót lại để chiến đấu giành giật lại sự sống mà tôi đứng ngoài cũng khó cầm lòng được. Tôi cũng đành bó tay, các bác sĩ chuyên khoa khác trong đồng nghiệp của tôi cũng bó tay. Phổi ông, các Phế nang đã giãn, nó không còn đủ dung tích để hấp thụ Oxy cung cấp cho máu. Chiếc bình xịt làm giãn phế quản là vật dụng duy nhất, là vật gối đầu giường ông hàng ngày mỗi khi cần đến. Tiền ăn thì ít, nhưng tiền thuốc, mà chủ yếu vào cái bình xịt này thì nhiều. Những ngày giỗ, lễ tụ họp con cháu đông đủ đang quây quần bên mâm cơm ông lại lẳng lặng một mình bỏ bữa giấu cái bình xịt sau lưng đi vào giường hay ra sau nhà, nơi không ai biết. Ông sợ con cái biết ông trong tình cảnh như vậy thì đâm buồn. Ai mà chả rõ, những lúc như thế, tôi thường liếc nhìn mọi người, trên khuôn mặt ai cũng thoáng hiện rõ nỗi buồn. Nó như bỗng dưng ngưng lại, trên những khuôn mặt ấy, giống như những hạt sương ngưng tụ trên những cành cây đã đến độ rơi xuống. Nó sẵn sàng tuôn trào xuống bất cứ lúc nào khi chỉ cần một làn gió thoảng lay nhẹ lướt qua những tán lá ấy.
 Ông là thế, đến lúc yếu nhất vẫn luôn tỏ ra vững vàng, luôn không muốn làm cho con cái buồn. Những lúc rảnh tôi thường gọi điện hỏi thăm ông. Câu trả lời mà nếu nghe quen thì không cần nghe cũng biết: Ông vẫn khỏe con à, không sao đâu, các con cứ yên tâm mà làm ăn.
Dăm ba dịp có thể, khi làm về tôi đều ghé thăm ông với chút quà nhỏ tiện mua trên đường về. Hoặc giả, khấm khá hơn, tôi thường dúi riêng vào tay ông chút tiền nhỏ để ông tiện khi chơi cờ mà uống nước. Khi đó, ông vui lắm, tôi có cảm giác như ông trẻ lại, ông được sống lại cái tình cảm thực của mình. Với tôi, ông thường chuyện trò thật rôm rả, bên chén trà nóng những câu chuyện đời thường lại hiện lên trong từng câu nói của ông.
- Các con à, cuộc đời của con người có rất nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều gắn với nhiều kỷ niệm. Bố luôn tự hào vì mình đã sống như thế, đã cống hiến như thế. Các giai đoạn trong cuộc đời bố không bao giờ phải hổ thẹn với lòng mình. Người luôn tận tụy với con cháu, hết lòng vì con cháu. Nay đã ngoại Thập tuần, sức khỏe ông ngày một yếu dần. Ông đã và đang sống những ngày có ý nghĩa. Cái chính là ông vẫn sống lạc quan, yêu đời trên cái bệnh quái ác của mình.
Xung quanh ta có biết bao những mảnh đời vất vả, cực nhọc. Có những con người luôn gắn bên mình những căn bệnh mà Y học không có cách nào tháo gỡ được. Nhưng họ vẫn sống, vẫn vươn lên, vẫn luôn tìm được cho mình một bến đỗ phẳng lặng và hạnh phúc.
Đôi dòng con viết về bố, người bố hiện còn lại bên con, người luôn sẻ chia cho con bấy lâu nay những tình cảm chân thành nhất. Nguồn động viên cho con, tấm gương cho con học hỏi mỗi khi vướng vấp trong cuộc đời. Hãy gượng dậy, ngẩng đầu bước tiếp vững vàng trên đôi vai của chính mình.
Ai cũng phải đi trên quãng đường của chính mình mà tạo hóa đã ban cho họ. Nhưng làm thế nào để trên quãng đường của đời mình đó ta không phải ngoảnh đầu hối tiếc. Trên con đường đó, mỗi người chỉ được đi có một lần, không có vé “khứ hồi”. Điều đó hoàn toàn không đơn giản, dễ dàng gì. Nhưng qua rồi, thì bến đợi phía trước là bến đợi an toàn và hạnh phúc- Ông thường nhắc tôi như vậy.

Hải Phòng Jun, 16, 2011

Ông – Người nhận lễ bên trái trong ngày lễ ăn hỏi của con gái Hằng cơm.

13 nhận xét:

  1. Chắc tôi phải cắp sách học bác Vicent và ô Hà. Viết rất hay và tình cảm. Con gái cụ chắc cảm động lắm.

    Trả lờiXóa
  2. HC lên tiếng đi. Xem cái ông Vicent này hư cấu nhiều không?

    Trả lờiXóa
  3. Haha,,,cồn phải nói, đọc xong là khóc thút thít luôn. Không có hư cấu đâu, chỉ có thực cấu thôi, cấu đau phải biết. Kể cũng xứng công hạ bút ô T nhảy. Như tôi nói, tư liệu chỉ qua một đêm khai thác kiểu "Nghìn lẻ một đêm" là đủ cả. Nàng kể tuốt tuồn tuột (ko nói là viết bài). Giả đò nhất cử lưỡng tiện, vừa hỏi xoáy nhưng ko có đáp xoay. Ô cứ thử xem, lợi hại không kể xiết.
    Sau này chắc cũng nên viết nhiều về ngành ngoại nhiều hơn, xem chừng mình đc lợi nhiều hơn khi viết về ngành nội. Ô chắp bút đi, hay đáo để. Ahá...

    Trả lờiXóa
  4. À quên, hôm qua tôi có hỏi HC nhà của cụ thân sinh ra ô, HC nói, hắn biết rõ mà. Hay rôi, hôm nào tôi sẽ đến nhà cụ một buổi, học lỏm một số chiêu của cụ để quật lại ông cho đã..Haha.

    Trả lờiXóa
  5. HC chắc bây giờ không tìm nổi nhà đâu. Vì vườn cây bị cắt ra chia cho các con xây nhà hết rồi. Hehe. Chắc em sẽ học chiêu "ngàn lẻ một đêm" xem sao.

    Trả lờiXóa
  6. Đọc bài của AĐiện em thấy thực sự cảm động khi nghĩ về ông và cả bà nữa. Hai ông bà quả là tấm gương cho con cháu noi theo về lòng yêu thương nhẫn nại, chịu đựng vất vả khó khăn gian khổ trong cuộc sống để nuôi con cái lớn khôn. Đến nay đã về già, sức khỏe ngày một suy giảm, bệnh tật triền miên nhưng ông vẫn rất lạc quan không hề kêu ca phàn nàn. CÒn bà thì luôn phục vụ ông tận tụy hết lòng. Ông nói đúng, con người ta sẽ phải trải qua rất nhiều giai đoạn trong cuộc đời, lúc vui , lúc buồn, lúc hạnh phúc, lúc đau khổ, và có cả lúc nghèo khổ, khó khăn .... nhưng dù có ntn thì vẫn phải đi qua. Cuộc đời của ông và những tính cách về tinh thần chịu đựng khó khăn, bệnh tật... đáng để cho lớp con cháu chúng ta học tập. Hằng và A Điện khi nào xuống thăm ông bà cho mình gửi lời hỏi thăm và chúc ông bà mạnh khỏe nhé.

    Trả lờiXóa
  7. Cám ơn em rất nhiều!
    Em và TD là hai người bạn thân nhất của HC nhà a. Lâu lắm rồi a em cũng ko có đ.kiện gặp gỡ thăm hỏi nhau. Phần vì điều kiện công việc, phần vì hoàn cảnh gia đình hai bên nội ngoại, vài năm nay nhiều người ốm đau quá. Nhất là cả hai bên nội ngoại nhà anh. thông cảm cho anh nghe. Thông qua Blog này, cho a gửi lời hỏi thăm sức khỏe tới cả ông bà nội ngoại bên e nhé, tới a Hùng và các cháu nữa.
    Đây là một giá trị lớn nữa của Blog: Có những điều mà a e mình không thể nói bằng lời trực tiếp được, đôi lúc cũng ko nhớ ra để mà trao đổi hỏi thăm một cách cặn kẽ được. Thông qua Blog,chính là sợi dây gắn kết chặt chẽ giưa ACE thật nhiều, mọi người trở lên gần gũi hơn, hiểu nhau hơn. A cũng tranh thủ hết thời gian có thể để sáng tác viết bài cho Blog. Những câu chuyện thực về chính những con người chúng ta kinh trọng. A nghĩ đây cũng là món quà tinh thần giá trị mà tiền bạc cũng không thể mua nổi. A sẽ còn sáng tác, viết nhiều, nhiều nữa hết sức có thể khi biết rằng quanh anh còn rất nhiều người, rât nhiều bạn bè đang chia sẻ cùng anh- Các bạn của KT26.
    A còn nhớ, ko biết trong nhóm bộ ba các e có quy định gì không mà một hình ảnh ko thể nào quên luôn khiến con tim a rung động. Mỗi năm vào ngày sinh nhật của các e, a thật ngạc nhiên khi thấy E và TD, trên tay với món quà SN nhỏ bé gửi tặng HC nhà a. Không mời mà vẫn nhớ, vẫn đến, ko đến được thì gửi thiệp chúc mừng. A ở ngoài mà cảm động vô cùng. A từng nói với HC rằng: Tuyệt, ước gì a có thằng bạn nào mà tự dưng lại đến tặng quà SN mình nhỉ, nhớ đến ngày SN của mình thì mình sẽ dốc hết sức mình vì người bạn đó. A là con người giàu tình cảm, yếu đuối. Hay động lòng trước những những con người, trước những hoàn cảnh chân thực, trước những tấm lòng thân ái như các bạn. Một lần nữa cho a thay mặt HC cám ơn e, cám ơn các bạn.
    Gương mặt của e và một số người bạn nữa chắc chắn sẽ xuất hiện trong tác phẩm sau này của a. Một cuốn tiểu thuyết loại vừa(Nói nhỏ: BBT KT26 đã đặt hàng nhuận bút rồi, 100tr,ko viết ko được, bí mật e nhé. hehe...)

    Trả lờiXóa
  8. rất nhiều cái mới trên Blog sau ba ngày vắng mặt!

    Cám ơn tác giả cho tôi hiểu thêm về 2 ông bà. Cũng như hiểu thêm chính bản thân tác giả qua bài viết.
    Tôi đã có dịp tiếp chuyện cả hai ông bà khi còn học trong trường. Đặc biệt là dịp tôi tham gia xây căn nhà cho ông anh HC bên cạnh nhà ông bà. Ngày 2 bữa cơm rượu, tôi nhớ lúc đó một góc nhà do tôi phụ trách bì "gù lưng". Tôi hay mắc lỗi này khi xây nhà vì sợ độ cao, tôi không dám nhìn lâu ra ngắm góc ngoài... nên đặt gạch bừa... Và còn nhớ 01 lần tôi ngả từ trên cao xuống mà xoay sở đáp an toàn khiến ông anh HC cứ tưởng tôi có võ... Có hôm, trời rét ngày xuống ao nhà nó bắt cá làm món cá rán uống rượu .. Vừa làm thợ xây, vừa làm cư dân đánh cá nhà nó... Không rõ cái nhà đó còn không nhỉ..!?

    Trả lờiXóa
  9. Comment của TD:

    Đôi điều cảm nhận

    Các bạn thân yêu của tôi,

    Chỉ có mấy ngày offline để cùng cả nhà đi nghỉ hè, mà khi quay lại blog thấy những bài viết thật tuyệt vời. Từ bài của Anh rể Điện về bố vợ với những dòng chữ đầy chia sẻ yêu thương, đến bài của Lưu về ông bố nhiều hoa tay, bài của Hà về bố vợ - vị thuyền trưởng tài giỏi, bài của Kim Anh kể về bố mình với những lời dạy thật quí giá (mình đã in ra để cho lũ trẻ đọc đấy KA ah) và lại còn anh Huy Cận nữa chứ, thật dễ thương! Anh ta thật hạnh phúc vì có ông bố tâm lý như vậy!

    Tất cả những bài viết về bố ấy, dù theo cách này hay cách khác, đều làm chúng ta suy ngẫm nhiều hơn để rồi giúp ta hiểu, tự hào & nâng niu hơn nữa những giá trị gia đình của mình, nơi có những kho sử sống của các bố các mẹ của chúng ta. Ở họ còn ẩn chứa rất nhiều điều mà lũ con là chúng ta có lẽ còn chưa hiểu hết.

    Trả lờiXóa
  10. Cám ơn anh Điện nhiều nghe. Anh hãy cố gắng lên, là chỗ dựa tinh thần cho Hằng và cả gia đình. Em, TD và các bạn KT26 đang chờ đón tác phẩm của anh đấy. Hẹn gặp lại cả gia đình nhé.

    Trả lờiXóa
  11. Haha,,, a hứa sẽ đóng góp niềm vui nhỏ bé của mình cùng các bạn. A chả đi đâu sất. Mà dù có đi đâu, làm gì, hay có "đói" mấy thì vẫn viết. Cứ một lời comment của các bạn, một chút "tơ lòng" của các bạn, kiểu này hay kiểu kia đều là "một viên thuốc bổ" quý giá với a mà hẳn là với cả các bạn nữa. Chắc chắn vậy.
    Mà ô Phú đâu mất rồi nhỉ. Ô đi nước ngoài nhiều thế mà bài viết của ô đâu rồi, làm ACE cứ chờ mãi. ô còn chờ gì nữa. Đây là cơ hội tuyệt vời để a e mình "Bốc phét" còn gì.

    Trả lờiXóa
  12. Ông anh xuất chiêu thế này thì bà chị em tình nguyện phục vụ anh cả đời là đúng rồi. Anh chị cho em gửi lời hỏi thăm và chúc hai Ông bà luôn khỏe mạnh, vui vẻ nhé. Ông bà mà đọc bài viết này của con dê thì cảm động lắm đấy. Con gái ông khóc rưng rức là phải rồi!

    Trả lờiXóa
  13. Này, Mr Phạm này, bà "cảnh sát mặc váy" lại chỉ muốn mình "đá" sân nhà thôi, sợ "đá" sân người thì gãy giò. A nói: ko được, e biết một mà chưa biết hai. A ko vì cái lợi cá nhân mà quên đi cái lợi tập thể. "Vé" bán được từ trận đấu quốc tế bao giờ chả cao hơn nhiều những trận đấu nội đia, phải ko? Trận đấu quốc tế ở đây, hay ở nhiều góc độ: Chúng ta ko phải bỏ tiền mua vé xem, chúng ta lại là chính cầu thủ, là trọng tài.Chỉ bỏ chút th.gian mà thôi. Tránh sao được những lời này lời nọ. OK đi, như ô CHU nói: Cái gì cũng phải phăng phăng đi nó mới được việc. Tôi rất thích kiểu như thế. Nhưng ko ngờ, tôi mới "Đi" có vài đường mà ô chu cũng tưởng thật. Tôi chính là cái "Phăng phăng" ấy đấy.

    Trả lờiXóa