Danh sách Blog của Tôi

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

Tản Mạn Về Truyện Tấm Cám ( T/g: Thùy Dương)

Có lẽ Tấm Cám là câu chuyện nổi tiếng nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (hay nói đúng là của dân tộc Kinh). Từ thuở bé thơ, chẳng đứa trẻ nào là không biết đến cô Tấm xinh đẹp, chăm làm nhưng sớm mồ côi mẹ để phải sống với dì ghẻ và cô Cám, con gái riêng của dì. Truyện nổi tiếng đến nỗi, mỗi khi nói đến mối quan hệ “bánh đúc có xương” giữa dì ghẻ và con chồng, là người ta nghĩ ngay đến mụ dì ghẻ của Tấm. Điển hình của sự hành hạ & vùi dập là bà dì đã bắt Tấm nhặt thóc ra thóc gạo ra gạo mới được đi chơi hội kén vợ của Vua. Mấy lần bà dì ra tay hạ sát con chồng để thoả thói ích kỷ, đố kị, ghen ghét khi thấy Tấm xinh đẹp hơn con gái bà. Và có lẽ, bà nhìn thấy hình bóng mẹ đẻ của Tấm trong hình hài cô để càng thêm phần ác cảm. Bên cạnh bà mẹ xảo quyệt, cô con gái tên Cám có vẻ thụ động, yếu ớt trong sự bao bọc của mẹ mình, để mẹ điều  khiển mọi âm mưu hãm hại Tấm.
Trong tâm hồn non nớt, trong sáng của mỗi đứa trẻ khi được đọc câu chuyện này, đều thấy rõ hai bên Thiện – cô Tấm, Ác – mẹ con bà dì ghẻ để nhất loạt đứng về phía Tấm, thương cảm cho mỗi bước đường long đong của cô, mong mỏi cho cô được có ngày sung sướng, giàu sang & trả thù những con người đã hành hạ nàng.
Và rồi kết cục: “Biết dì ghẻ thích ăn mắm, Tấm lấy đầu Cám ngâm một hũ mắm thật ngon tặng bà. Nhận được quà, bà ăn và tấm tắc khen ngon. Con chim sẻ đậu trên cành cây hót véo von: “Ngon gì mà ngon, mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng”. Ăn gần hết hũ mắm, bà thấy đầu con gái nhô lên, bà hét lên một tiếng, và hộc máu mà chết…”
Chắc chắn, với những đứa trẻ ngây thơ, khi đọc đến đây chỉ thấy hả lòng hả dạ, sung sướng, đắc thắng một cách cay độc (mà chúng không thể hiểu được vì sao chúng lại có cảm giác thế) khi thấy Tấm đã trả thù được một cách dã man nhất. Thiện đã tận diệt Ác. Vô hình chung, chúng đã bị tiêm nhiễm một cách tinh vi, cách hành xử, suy nghĩ kiểu “Ác giả ác báo”, một mầm ác đã hình thành đâu đó trong chúng. Các câu chuyện cổ tích bao giờ cũng có kết thúc được gọi là “CÓ HẬU”, nghĩa là Thiện luôn thắng Ác. Nhưng kiểu kết thúc như cô Tấm đã làm với hai người thân của mình liệu có bình thường? Đặc biệt là với cô Cám, cô Cám nông cạn & luôn bị mẹ dẫn dắt, cô có thực xứng đáng nhận sự trả thù của chị mình như vậy? Chắc chắn, kết thúc đó là không bình thường. Cô Tấm – Thiện ở đây đã trở thành Ác.
Vì kết thúc (theo nguyên bản) quả là không bình thường xét về nhiều mặt , nên câu chuyện Tấm Cám buộc phải có dị bản với kết thúc sau để có thể đưa vào sách giáo khoa (sách ngữ văn lớp 10). Đây cũng là sự vọt cấp vì trước đó câu chuyện được nằm trong SGK cấp tiểu học:
“Cám thấy Tấm trở về và được Vua yêu thương như xưa thì không khỏi sợ hãi. Một hôm Cám hỏi chị:
- Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế?
Tấm không đáp mà hỏi lại:
- Thế em có muốn đẹp không để chị giúp?
Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân đào một hố sâu và đun một  nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết, mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết…”

Người viết nhớ lại cảm giác của chính mình ngày xưa khi đọc đoạn kết truyện cổ tích Tấm Cám tự nhiên thấy len vào thoáng chút của sự xấu hổ. Rồi bỗng ngẫm ngợi lại những cảm xúc tiêu cực như sự ghen ghét, đố kị, mặc cảm… những chất xúc tác làm nên điều Ác trong phần Con của mỗi người, để thấy, làm Người thật khó lắm thay! Liệu có biết rõ đâu là lúc mình đang làm điều Ác, dù là rất tinh vi như sự “thờ ơ, vô cảm” – căn bệnh của xã hội hiện đại?

Hà Nội mùa Đông , 2011

41 nhận xét:

  1. Tks TD
    Đề tài này hay và rất rộng đây.
    Từ lâu rồi tôi đã nghe có người nói về những cái tưởng hay mà hóa không hay trong truyện Tấm Cám, Trạng Quỳnh...

    Trả lờiXóa
  2. Truyện này có mô típ tựa như Cô Bé Lọ lem nhưng kết cục của Cô Bé Lọ lem nhẹ nhàng và có hậu hơn.

    Trả lờiXóa
  3. Thanks TD & KT.
    Gần đây trên diễn đàn sôi nổi nói về việc đổi lại kết của chuyện này. Đã có nhiều ý kiến trái chiều: Qui luật chiến tranh, qui luật thiện ác, lịch sử là lịch sự, đừng đòi hỏi cô Tấm Thánh thiện... vân vân và vân vân. Các bạn có thể vào Vietnamnet.vn mục giáo dục những ngày đầu tháng 11 để tham khảo thêm. Nhưng với tôi lại đơn giản suy nghĩ rằng: Ngàn đời nay, qua ngàn thế hệ, tổ tiên ông bà, cha mẹ, chúng ta... đã đi qua cùng với câu chuyện Tấm cám. Cũng có người sau đó trở thành ác, cũng có người vẫn sống thiện tâm... Vì vậy câu chuyện này cũng như biết bao loại câu chuyện cổ tích khác , thiện có, ác có... Không phải là nguyên nhân để những người đọc thay đổi tính bản thiện của mình để thành người ác. Tùy theo cách nhìn nhận của từng người. Sống giữa xả hội văn mình như Mỷ, Châu âu ngày nay cũng có những con người sống như thú vật như bắt con làm nô lệ tình dục....Huống chi cái thời xa xưa mông muội ấy, kẻ thắng trận 'tùng xẻo" kẻ thua trận là một qui luật của chiến tranh, của kẻ chiến thắng...
    “Mấy đời bánh đúc có xương,
    Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”
    Các cu xưa đúc kết vậy, đó cũng là một cuộc chiến tranh, cuộc chiến sinh tồn. Thời nào cũng vậy thôi.
    Túm lại, đừng nên lấy suy nghĩ bây giờ để phát xét hay thay đổi lịch sử. Không thể thay cái kết của câu chuyện cổ tích được vì ta không hiểu lịch sữ ta không hiểu tác già , mà tác giả của chuyện này là DÂN GIAN đấy!

    Trả lờiXóa
  4. Tôi có cùng quan điểm với Chuti. Chuyện cổ tích, dân gian là sản phẩm của lịch sử, văn hóa. Nó phản ánh một phần đời sống thực tế...
    Tôi thấy có một tác giả nói rất hay về vấn đề này đại ý: không nên tranh cãi về kết cục của truyện mà nên cân nhắc có đưa vào SGK hay không...

    Trả lờiXóa
  5. Môi trường sống tạo nên tính cách, lối hành xử của mỗi con người, rộng ra là văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc. Câu chuyện này là sản phẩm của trên nghìn năm bị áp bức, bóc lột, đói nghèo, lạc hậu ...Vẫn biết dân Việt ta là dân lúa nước, tốt bụng vị tha...nhưng khi "tức nước" mà không "vỡ bờ" được thì "nói" cho đỡ tức chứ chẳng dám "làm".
    Có ý kiến "thâm" hơn thì cho rằng các cụ ta muốn qua câu chuyện này để cảnh báo rằng khi con người ta có quyền lực thì dễ sinh ra cái ác, rằng các ác mà đi đôi với quyền lực thì nó còn ác hơn. Điều này do ngẫm từ cuộc sống này mà ra chăng!?!.
    Bây giờ xã hội VN mình thiếu nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục tính nhân văn, nhân bản. Cứ xem và so sánh các sản phẩm văn hóa giáo dục giữa mình với các nước Âu, Mỹ... thì thấy rõ.

    Trả lờiXóa
  6. Ngày xưa, thời đi học bọn mình hay học Trích giảng văn học . Tức chỉ học, phân tích một trích đoạn nào đó trong các tác phẩm nổi tiếng. VD : Kiều, Hòn Đất...
    Theo tôi nếu còn tranh cãi về cái kết của Tấm Cám thì
    1. KHông đưa vào SGK
    2.Trích bỏ lại phần đuôi. Đó cũng là một giải pháp.

    Trả lờiXóa
  7. Thanks KT!
    Cắt bỏ...Nếu vậy thì các thế hệ sau này đâu có biệt về lịch sử, tổ tiên của chúng ra sao? Người ta đang bỏ bao tiền của công sức từ bao đời nay để tìm nòi giống con người. Nếu muốn đẹp đẽ thì cắt bỏ lịch sử rằng : con người từ vượn từ khỉ...hay mất công làm gì đi tìm lịch sử làm gì, cứ thời đại nay mà chơi cho sướng.

    Còn tôi: Hãy đào tạo những người giáo viên hiểu và truyền đạt cho được "CÁI HỒN" của câu chuyện này...
    Do vậy nếu sợ hay không đủ khả năng truyền lại cái hồn ấy => thì không đưa vào chương trình nữa, tìm chuyện khác... Ấy, chuyện nào cũng vậy thôi, có cái nọ, cái kia.

    Trả lờiXóa
  8. Thanks T.h => Hay, Đúng đấy => Đó là cái hồn của TẤM CÁM => Tuyển t.h vào sở GD ĐT TP HCMC !

    Trả lờiXóa
  9. quên, mời t.h chứ không phải tuyển!

    Trả lờiXóa
  10. Ôn cố tri tân, giảm cổ tri Kim.

    Hiện đang có xu hướng lấy chuyện xưa nói nay theo tôi cũng là lẽ thường.

    Quan điểm cá nhân khác nhau, cảm nhận sẽ khác nhau và từng thời điểm cũng thay đổi.

    Theo tôi không vui vẻ gì khi bới " Đống rác cũ ".

    Thực tại phong phú và sinh động hơn nhiều.

    Trả lờiXóa
  11. Đúng đó Khonghoike.
    Tuy nhiên thi thoảng vẫn phải nói tý cho rôm rà và hoài niệm.
    Ví như Blog KT-26 lúc đầu phải hoài niệm nhiều, thời SV nhiều để cùng cảm xúc và kép nhau lại một tiêu trí kết nối. Giờ đây, đã kết nối rồi, chúng ta tìm ra được nhiều người ở nhiều đề tài khác nhau.
    Tôi biết chắc và đang đỡi tay "gầm gì" này nhả mấy câu "gầm gì"... Y như thật.

    Trong ngày GĐ KT-26, theo y/c của mấy anh em, ông đã đồng ý chuyển cho BBT mấy bài về đề tài hót. Ông sàng "tri tân" đi!

    Trả lờiXóa
  12. t.h nói rất thuyết phục. Mình thừa nhận tính nhân văn của truyện cổ tích Andecxen hay anh em nhà Grim... của nước ngoài có vẻ ổn hơn một số truyện cổ dân tộc Kinh. Nói gì thì nói, con người Việt mình không biết có phải vì nhiều năm bị phương Bắc đè nén đô hộ nên về bản chất còn nhiều cái phải bàn thêm. Người ta hay nói chuyện đùa cười mà mếu: cho 3 người Việt vào một cái thùng phuy cao thì chẳng ai lên nổi cả. Tính hẹp hòi, tiểu nhân, ranh ma, tư lợi, nghĩ ngắn giỏi hơn nghĩ dài... là một bản tính khá phổ biến của người Việt ta.
    Cùng là mô típ như chuyện Tấm Cám, chuyện "cô bé lọ lem" đọc đúng là nhân văn hơn rất nhiều.
    Riêng ý kiến của tôi, tôi sẽ không sửa kết của chuyện Tấm Cám. Truyền miệng dân gian đã là như vậy. Mình đọc và hiểu thêm con người Việt qua các thời kỳ mà thôi. Còn việc đưa vào SGK cần cân nhắc.
    Các cháu lớp 10 còn có bài văn: "Các em hãy phân tích sự trả thù của Tấm" để cho các cháu có cái nhìn đa chiều về cô Tấm đấy. Như vậy chúng có thể nhìn thấy cô Tấm rất đời chứ không phải là một thần tượng hoàn hảo.

    Trả lờiXóa
  13. Và xin nói thêm, chả có ai là hoàn toàn Thiện hay hoàn toàn Ác cả. Trong Ác có Thiện, trong Thiện có Ác, giống như ngày & đêm thôi.

    Trả lờiXóa
  14. Hay.
    ý kiến của Chuti cũng là một giải pháp. Theo tôi thì trích không có nhĩa là bỏ. Tấm Cám là một di sản văn hóa. Tùy theo mục đích giáo dục. Nếu để nêu một tấm gương để làm theo thì đúng là Tấm Cám còn gây tranh cãi. Còn để đọc và phân tích để thấy những điều như t.h nói thì rất nên. Tuy nhiên lứa tuổi nào tiếp cận thì phù hợp?
    Truyện thì như vậy nhưng cách nhìn nhận và đánh giá nó như thế nào mới là quan trọng.

    Trả lờiXóa
  15. Hi bạn khongthoike, thực ra theo mình đây chính là chủ đề giáo dục, giáo dục con em mình & chính mình, chứ không chỉ là ôn cố tri tân. Mượn tích xưa, nói chuyện nay, he he...

    Trả lờiXóa
  16. Tuyệt, KT à,
    Đó là cái cần bàn nhất đó nhỉ.... hhahaha
    CÁCH NHÌN NHẬN VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁC NHAU CỦ TỪNG NGƯỜI, CỦA MỔI NGƯỜI TRONG MỘT GIAI ĐOẠN... & MỤC ĐÍCH ĐƯA RA LÀM GÌ.

    Tôi muốn nói lại: đó là CÁI HỒN DÂN TỘC đấy!

    Trả lờiXóa
  17. Khongthoike hay thích "đằng vân giá vũ". Thỉnh thoảng "đi bộ" với ACE một chút cho vui.

    Trả lờiXóa
  18. Rất đồng ý với các bạn. Bất kể chuyện gì và trong hoàn cảnh nào cũng thế, nếu nhìn nhận đánh giá theo hướng tích cực thì có ảnh hưởng tốt, bằng không thì ngược lại. Nó có hai mặt như ngày và đêm đúng như TD nói.

    Trả lờiXóa
  19. Chuẩn không cần chỉnh. Thế nên mới mời t.h của Kt-26 về làm tại sở GDĐT HCMC.
    Làm Giám đốc sở - t.h có cân không!
    Nhận đi cho ACE nhờ vả chút....

    Trả lờiXóa
  20. Đợi Chuti lên làm Chủ tịch UBND thì mình sẽ đồng ý.

    Trả lờiXóa
  21. Chết cha tui... Hỏng quả môi giới này rồi...
    Chắc là có ví trí tốt hơn rồi ACE ơi...

    Trả lờiXóa
  22. http://quechoa.info/2011/11/10/y-k%e1%ba%b9o-th%e1%bb%8b-t%e1%ba%a5m/

    Gửi các bạn một đường link có bài viết về cô Tấm. Cũng là một ý kiến mới.

    Trả lờiXóa
  23. Gớm nữa các bạn cứ đưa nhau lên mây xanh vậy!!! Trên đó rét lắm...

    Trả lờiXóa
  24. Nói thật tôi cũng băn khoăn vụ này lắm. Lúc ấy muốn gặp t.h hay Chuti chắc phải đăng ký trước 1 tháng!
    Hehe

    Trả lờiXóa
  25. KT cứ yên tâm, gặp t.h thì đăng ký trước 1 tháng chứ, còn chuti thì chỉ cần 5 phút và 1 chai vang thôi.
    Nhân nói đến đề tài giao dục, xưa muôn thủa. Cũng sắp đến 20/11, chúng ta cùng viết về 20/11 nhé. Quay lại GD, Mỗi người có cái cách riêng, có người dạy con gét và tránh xa đồng tiền, có người dạy con gần và biết cách sử dụng đồng tiền.... Chung qui lại đồng tiền không có tội, chỉ có người sử dụng nó làm nên tôi thôi.
    Nhân đây cũng câu chuyện tương tự tấm cám và đồng tiền, trong 1 show " đàm thoại với đạo diễn Lê Hoàng" trên TV. Họ nói về việc phụ nữ thích hay không thích chồng giàu...? Thật vô lý nếu người ta cứ sợ chồng giàu, chồng đẹp trai...vì như vậy là vì tiền, vì trai!?!? Nhiều cô bảo đồng tiền không quan trọng miễn lả yêu thưởng... vv và vv. Thế rồi người ta hỏi nhau: Nếu một người nghèo mà tình tình , đạo dức tốt, yêu mình với một người giàu, đẹp trai thì bạn chọn ai?

    Chính câu hỏi này nó đã đặt giàu và đẹp trai có một giá trị nhất định để so sánh với tính tình, đạo dức... mất rồi. Bởi chả ai đưa ra sự so sánh, lựa chọn: Nếu một người giàu có, đẹp trai, tính tình tốt và một người xấu trai, nghèo khó, tính tình đạo đức xấu THÌ BẠN CHỌN AI?

    Tôi đồng quan điểm với Lê Hoàng: Giàu có, đồng tiền và đẹp trai không có tội, chỉ những ai sử dụng nó sai là có tội mà thôi. Những người giàu có có đã là những người giỏi giang rồi (thì mới giàu có) chỉ nhu74g người nghéo như chúng ta mới không nhận ra sự giỏi giang ấy. Và tất nhiên với vị trí , khả năng ấy họ sẽ có cơ hội hưởng một nền giáo dục tốt hơn...

    Và Lê Hoàng cũng dẫn ra, từ cổ tới kim, cồ tích hay phim ảnh hiện thời, luôn xây dựng hình tượng người giàu có là xấu xa, tham lam ... Còn người nghèo là cao thượng, tốt bụng,... Nên chúng ta luôn nhìn vào những người giàu với ánh mắt xấu....và sợ! Nếu vậy ta không trở thành người giàu được khi ta sợ nó!

    Xã hội văn học, cổ tích, phim ảnh Việt nam chúng ta cũng toàn nhân văn đó chứ, đâu chỉ có toàn chuyện tiểu nhân, độc ác....

    Túm lại: Như tối nói trên đây, tấm Cám đã sống ngàn đời nay rồi. Tổ tiên, ông cha, ba mẹ, và chúng ta cũng đọc... xã hội chúng ta vẫn vậy thôi, có tốt, có xấu... Chúng ta, KT-26 chắc là đã đọc, đã có ai gây tôi ác chưa? Đả có ai làm mắm người thân ta chưa, đã có ai đổ nước sôi luộc người thân chưa?
    Câu trả lời là chưa nhưng chắc chắn rằng đã có những người thương yêu cha mẹ, anh chị em ruột, kể cả thương yêu anh chị em cùng cha khác mẹ,cà mẹ ghẻ cha dượng nữa... bên cạnh những con người chưa tốt (chưa tốt chứ không phải xấu xa nhé... huhuhu) khi cãi lại ba mẹ "nhau nhảu" như tôi, háy có thể có một người nào đó có hành động, hay suy nghĩ trong lòng (suy nghĩ thôi) không tốt về người thân của mình, về anh chị em, về cha dượng, mẹ ghẻ chẳng hạn...
    Như vậy, tôi thấy chẳng có gì phải "lăn tăn" khi con cái tôi, con cái chúng ta đọc những chuyện Tấm Cám. Tôi luôn nghĩ, chúng nó giỏi hơn ta, nắm vững tri thức hơn bố mẹ chúng. vậy bố mẹ chúng đọc mà chưa xấu thì tin đi chúng nó chẳng sao?
    Quan trọng là NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH TA mà thôi. Đó chính là giáo dục. Ai nắm bắt được tinh thần và hồn của tác phẩm để truyền đạt lại cho thế hệ sau? Sống & truyền đạt ra sao?

    Trả lờiXóa
  26. Sorry, sáng cuối tuần bắt mọi người ắn mắm đầu Cám nhé!

    Tôi quên: Vì lẽ trên, tại sao chúng ta không xem xét góc độ sự vô cảm, những tội ác bây giờ có phải do ảnh hưởng của những cấu chuyện Tấm Cám hay đó là hệ lụy của cách sống VĂN MINH, CỞI MỞ VÀ CÁC PHIM ẢNH HÀNH ĐỘNG, ĐỒI TRỤY PHƯƠNG TÂY MÀ NHIỀU NGƯỜI CA NGỢI HAY HỆ LỤY CỦA INTERNET KHI CÁI GÌ VỪA XẢY RA NƠI KÍN ĐÁO... 1 PHÚT SAU CẢ THẾ GIỚI ĐÃ BIẾT.

    Tôi nghĩ, không phải là chuyện Tấm Cám.

    Sorry ... tôi phải out, no comment lại...huhuhu

    Trả lờiXóa
  27. Tks Chuti.
    Chắc đêm qua vắt tay lên trán nghĩ ngợi nhiều lắm!!
    Có lẽ đề tài này còn lâu mới nói hết được.

    Trả lờiXóa
  28. Tấm Cám chỉ là một câu chuyện trong kho tàng văn học dân gian, nó không phải là tất cả nền tảng đạo đức và giá trị.
    Sau tất cả những ý kiến của các blogerKT26, BBT xin kết luận: Cứ để cho con cái chúng ta đọc Tấm Cám như thường và giúp các cháu có một cái nhìn nhân bản và tiến bộ nhất về câu chuyện này.
    Hehe
    Xin biểu quyết.

    Trả lờiXóa
  29. Ngày xưa được ăn ngon mặc đẹp là nhất, ai cũng thích được thế. Ngày nay xã hội phát triển lên, nhu cầu con người vì thế cũng tăng theo. Tiền không phải tất cả nhưng là một phần quan trọng nếu không nói là quyết định, là phương tiện để thỏa mãn nhu cầu. Vì thế nên ai cũng muốn có nhiều tiền, phấn đấu để có nhiều tiền. Tuy nhiên, trong cuộc mưu sinh ấy, rất nhiều người mải kiếm tiền mà quên mình kiếm tiền để làm gì, thế rồi họ dùng tiền vào những việc không phải để cho cuộc sống tốt lên mà làm chúng xấu đi, thậm chí có thể còn xấu hơn cả lúc ít tiền! hay có người thì quý tiền hơn cả bản thân và gia đình đến mức cứ tích cóp mãi mà chả dám tiêu,hay biến thành nô lệ của chúng... Thế nên người ta vẫn nói biết kiếm tiền đã khó, biết tiêu tiền còn khó hơn. Tiền không có tội. Tiền chỉ là phương tiện giúp con người ta "lộ" ra bản chất của mình mà thôi.
    Chúc tất cả tiêu tiền thất giỏi!

    Trả lờiXóa
  30. Tuyệt thế mới là t.h. Tôi đã tửng ngưỡng mộ dân chuyên toán viết văn. Nay lạ ngả mũ một Kỹ sư Kinh Tế Vận tải biển nói về đồng tiến. Tưởng là thiếu logic nhưng rất logic:
    Trước đây :
    1 con bò = 1 con trâu
    1 con chó= 10 kg rau
    10 con chó = 1 con bò
    => 100 kg rau = 1 con bò....
    => một phương tiện trung gian để trao đổi nếu ta không cần ăn cả con bò hay cả 100 kg rau => đồng tiền xuất hiện.
    Trao đổi qua lại => cần nơi cất giữ => Ngân Hàng!?
    ...
    Và rồi, 100 kg rau, sau một ngày => thối, mất giá... Một con bò+ lở mồm long mòng chết...=> cần "bảo hiểm"=> phí, phí này không thể là cả 100 kg rau, hay cả 1 con bò... mà chỉ một phần nhỏ thổi (phí bảo hiểm) => cần một phương tiện trung gian = "tiền"!..
    Túm lại dân bảo hiểm là người sử dụng đồng tiền hiệu quả nhất , theo kiểu " tay không bắt giặc" chân chính nhất!!!!
    Vậy, cũng như Kt, tôi và mọi người phải cùng nhất trí quan điểm "tiêu tiền rất khó"

    Trả lờiXóa
  31. Chủ đề này nóng quá. Đồng ý với th, đồng tiền là phương tiện để con người lộ ra bản chất.

    Trả lờiXóa
  32. Chuti à, mua bảo hiểm bây giờ là hiệu quả nhất! Tất cả đều tăng giá, duy chỉ có phí bảo hiểm là giữ nguyên hoặc giảm giá thôi.

    Trả lờiXóa
  33. T/h à, cũng hiệu quả đấy, tôi nhớ có lần đi tửu luận về dọc đường ngã, bất tỉnh, được công an GT mang vào bệnh viện... Vỡ xương gò mà trái..Hôm sau lên BV mổ... Đợi ngày liền mặt. May tôi có mua BH tai nạn 24/24 tại một CTY Bảo Minh nơi có 2 thành viên ưu tú của KT-26 đang sống chung trong một căn nhà đẹp có xe hơi , tiện nghi... Lúc hỏi là BM sẽ đền cho cái mặt tôi bao nhiều. Người chồng bảo, mày về tập hợp biên bản hiện trường và các đo8n thuốc , giáy khám... Báo hại cho tôi, lúc ngã bất tỉnh tôi đâu có ký được biên bản hiện trường, mấy hôm mua thuốc ai lấy hóa đơn... Tôi bực mình bảo: BM chúng mày làm chư con C...ua ấy...! Thế là người chồng bảo, thôi được để nó bảo thằng em nó đi làm ... và cuối cùng cái xương mặt của tôi đáng giá có mỗi 4,5 tr tiền bảo hiểm của BM... Thôi thà rằng có hơn không, như vậy cũng hiệu quả rồi nhỉ t.h!

    Trả lờiXóa
  34. Ai chứ em là em lạy BHXH cả nón (nói trộm vía nhà Kính)
    Ai đời em gom góp tiền vào để đóng phí BHXH định kỳ 5 năm sau được 120 Tr. Lúc em đóng tiền những đợt đầu thì giá vàng là 18tr/ cây. Em tính nếu 5 năm sau (năm 2013) em lấy thì em có lãi tí tẹo trên tổng số tiền em đóng. Và nếu vàng giữ nguyên giá thì em sẽ có 6,667 cây vàng vào năm 2013. Hỡi ôi thực tế thật là phũ phàng... em tính trật hết cả. Em cầu mong sao vàng vẫn là giá 47tr/ cây như hôm nay thì khi 2013 đến (với DK không có vụ reset vào ngày 20.12.2012 và em vẫn alive) thì em sẽ có những 2,553 cây vàng đấy! Giầu to... tha hồ mà đi chơi hết Nha Trang, Đà Lạt & cả Sapa với mụ Lộc nữa em chấp hết bằng mắt!!!

    Trả lờiXóa
  35. Hehe
    Đang Tấm Cám bay vèo phát sang Bảo Hiểm.
    Chắc hôm nào phải mở cái Forum về vấn đề này nhể. Làm thế nào giữ tiền để lúc về hưu còn đi họp lớp!!

    Trả lờiXóa
  36. Tính ra vàng thì cái gì cũng lỗ nhỉ. H cũng mua BH nhân thọ cho 2 đứa nhà mình, tính ra vàng thì thấy thiệt to. Mình mua vì đề phòng trường hợp bất chắc thôi, chứ xem việc mua BH đơn thuần là một kênh đầu tư thì không hiệu quả là cái chắc rồi. Chắc là TD mua BH nhân thọ chứ không phải BHXH. Còn BHXH thì góp vào để sau này nhận lương hưu mà. Cái này là thực hiện theo chính sách chung mà.
    Xem ra mình tự bảo hiểm cho mình tốt hơn nhỉ?! Không biết sao ở nước ngoài ngành BH nó phát triển thế!

    Trả lờiXóa
  37. Đúng là " miệng nhà quan có gang có thép"... "Miệng nhà thầy toàn ký hiệu al-pha bê..."
    "Miệng nhà Bảo hiểm....
    LÀ GÌ NHỈ.... !?

    Trả lờiXóa
  38. Vâng thưa t.h, em nhầm, em mua BH nhân thọ ah. Còn BHXH thì em vẫn cứ nộp đều cho cơ quan em ah. Em đã nói không với BH nhân thọ từ năm 2001 sau đó lớ ngớ thế nào em lại sa bẫy tiếp vụ trên t.h ah. Chứng tỏ các anh/ chị bán BH nhân thọ là bậc thầy về thuyết phục khách hàng, he he...
    (Em còm thêm nữa để ăn gian cho cái topic này lên 40 cái còm, lập guiness luôn (^-o))

    Trả lờiXóa