Danh sách Blog của Tôi

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

SÁCH CẤM (T/g: Thùy Dương)



Hôm rồi, nhân dịp cả nhà đi xem phim ở Garden mall, mấy mẹ con mới lượn vào hiệu sách ở đó chơi. Nhìn thấy một cuốn có tiêu đề ngồ ngộ “Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông” của Nguyễn Vĩnh Nguyên mình liền “chộp” về xem thử. Hơi tò mò về tác giả này do đã một đôi lần đọc truyện của Hắn ở Thanh Niên Chủ nhật. Văn phong của Nguyên mang sắc thái riêng & khá huyền bí, khó đọc. Y như rằng, tập truyện ngắn này có một số truyện giống như mình đang xem một tác phẩm hội hoạ theo trường phái siêu thực, nghĩa là chả hiểu gì cả. Tuy nhiên có một đôi truyện để lại dấu ấn cho mình. Một truyện về tình yêu của hai người nam & nữ, tác giả mô tả tình yêu ấy thật ngột ngạt, việc “yêu” như một thói quen đến mức có lúc cảm thấy cơ thể họ mủn ra như đất bùn, thấy rõ sự buồn chán trong đó. Tác giả mô tả rất khéo về sự không khớp của đôi yêu nhau này, “cái của nàng” ngày càng lớn, trong khi “cái của chàng” thì ngày càng teo nhỏ không thể đáp ứng được. Độc giả  không thấy sự dâm ô trong đó mà hiểu được, đó là  một cách nói hình tượng của việc hai người đó không còn yêu nhau nữa. Và việc “yêu” (theo thói quen) trở nên một gánh nặng quá sức cho cả hai.
Truyện ngắn thứ hai mang tiêu đề của cả tập truyện “Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông” . Nhờ cảm hứng của truyện này mà mình đã “phọt” ra được bài “The rush hour”. Một người đi xe máy trên đường, tự nhiên có khả năng bay lên trên đầu mọi người, Nguyên mô tả các ý nghĩ, cảm xúc của người thanh niên khi ngồi trên cao nhìn xuống đám đông lúc nhúc bên dưới. Mình đọc & hiểu được nỗi cô đơn của nhân vật, dường như đó cũng là những cảm xúc rất phổ biến của những người lao động nơi thành thị, ngày ngày bon chen kiếm sống. Cuộc sống cứ kéo dài ngày này qua ngày khác với sự tẻ nhạt, đơn điệu và bức bối.
Không ngờ gần đây, cuốn truyện này đã bị thu hồi. Cá nhân mình cho rằng truyện này có những khám phá cách viết mới rất khác biệt và không có gì là đồi truỵ. Hội  nhà văn Việt Nam phải tổ chức nguyên một buổi toạ đàm để đánh giá lại cuốn truyện này. Kết luận là không có gì nghiêm trọng, nhưng sách vẫn bị cấm. Có lẽ những nhà quản lý có lý lẽ riêng của họ.
Quyển truyện thứ hai là tuyển tập thành ngữ hiện đại bằng tranh giành cho tuổi teen do Thành Phong vẽ - “Sát thủ đầu mưng mủ”. Mình đã không để ý đến quyển này lắm cho đến khi nó cũng bị cấm. Cấm thì lại đâm tò mò, mình quơ về một cuốn xem nó ra làm sao. Kết luận: Quá bình thường, nhiều câu mọi người đã nói từ lâu. Nhưng khác biệt ở chỗ, hoạ sĩ Thành Phong có thêm minh hoạ bằng tranh cho thêm phần hài hước thôi. Mình đề tặng cho hai  nhóc nhà mình và hỏi chúng nó là các con thấy quyển này có vấn đề gì không. Chúng đồng thanh: “Không có gì mẹ ạ, ngôn ngữ ngoài đời còn kinh khiếp hơn”, Hi hi… Con gái mang đến lớp cho các bạn xem cùng, bạn nó nhìn thấy lời đề tặng của mình đều mắt tròn mắt dẹt, mẹ mày tặng mày quyển này á??? Có gì đâu nhỉ! Cấm thì chúng vẫn nói với nhau có  khi còn nhiều hơn, và chúng cũng thừa hiểu ở đâu, khi nào, với ai mới được áp dụng các thành ngữ ấy vào câu nói. Xin chép tặng ra đây cho các bạn vài thành ngữ teen nổi bật nhất có tranh minh hoạ rất tức cười:
“Được voi đòi Hai bà Trưng” – mô tả một thằng cưỡi voi rồi vẫn chỉ vào Hai Bà đứng dưới đất. Pó tay!
“Xấu nhưng kết cấu nó đẹp” – mô tả một cô gái dáng rất chuẩn nhưng mặt thì ôi thôi…
“Xấu nhưng biết phấn đấu” – mô tả một cô gái xấu nhưng làm đủ cách để đẹp lên: giảm béo, căng da mặt, xoá sẹo, bơm ngực, làm trắng da, … Để đẹp trong mắt các chàng, vất vả lắm chứ bộ!!!
“Đã xấu mà lại còn xa, đã Sida còn xông pha hiến máu” – Câu này bạn  Phú đã tóm lấy cho vào bài mới nhất của bạn í. Hi hi…. Xấu mà còn xa nữa thì ai cứu được???
“Xấu lại còn cố gây chú ý” – Mô tả một cô xấu tệ, nhưng lại đứng trước cái quạt cho váy tốc lên & giữ váy giống kiểu của cô đào Marylin Monroe. He he… Nói xấu con gái quá!
“Ăn chơi sợ gì mưa rơi” – Mô tả mẹ mang con ra đường đút cơm cho con khi trời mưa, mẹ quát “há mồm ra!”
“Chết vì tình là cái chết bất thình lình” – Đúng nhỉ, nếu đợi thêm một lúc nữa có khi lại không muốn chết.
“Đẹp trai nhưng hai phai” – Bây giờ các anh đẹp mà hai phai thật & lởm đầy…
“Cướp trên dàn mướp” – Câu này vô thưởng vô phạt, chẳng ăn nhập gì, nhưng buồn cười ở chỗ đó.
“Đời rất dở, nhưng vẫn phải niềm nở” – Câu này hay quá! Mô tả cô gái chạy bàn khúm núm trước hai vị khách quát mắng như điên. Bạn nào làm dịch vụ hay bán hàng thì thấm thía lắm.
“Đơn giản như đan rổ” – He he…
“Tiền thì anh không thiếu, nhưng nhiều thì anh không có” – Được được…
“Không mày đố thầy dạy ai” - Ồ đúng mà
“Một con ngựa đau, cả tàu được ăn thêm cỏ” – mô tả một con ngựa bị đau cả bầy hét Hú Yê… sung sướng. Câu này hơi phi đạo đức một tí nhưng nó đạt được tiêu chí ngộ nghĩnh.
“Nếu không yêu, hãy tỏ ra yếu sinh lý” – Úi giời…đúng không các ông?
“Sống đơn giản cho đời thanh thản”
“Thú vui tao nhã, giặt tã cho con” – Mô tả một ông bố đang cật lực ngồi  giặt tã, trông rất đáng thương!
“Trăm lời anh nói không bằng làn khói a còng” – Thực tế của một bộ phận các cô gái trẻ tham vàng bỏ ngãi.
“Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản” – Mô tả một sinh viên cầm bông hoa hồng chuẩn bị ra bến xe bus, thằng bạn cùng phòng vừa ăn mì vừa hỏi: “Con bé đó kiêu lắm đấy, mày có chắc không?” Chà, thử thách quá!
“Yêu nhau trong sáng, phang nhau trong tối” – Quá vui!

Cả nhà mình đọc cho nhau nghe trong bữa cơm, ai nấy “Cười như đười ươi” suốt! (Câu này của mình sáng tác đấy nha).
Chúc mọi người một tuần thật vui!!!

5 nhận xét:

  1. Tks TD.
    Mình đọc báo thấy có nói về mấy cuốn này nhưng không kiếm được để đọc. Theo mình có lẽ ở góc độ làm quản lý người ta phải phòng xa và tính tới cả những đối tượng người đọc kém hiểu biết, trẻ em...
    Những đối tượng mà nội dung này có thể ảnh hưởng xấu.

    Trả lờiXóa
  2. Cái câu: Đời đôi khi rất dở... tôi từng nghe Bình Ngọng nói từ thời học đại học. Nguyên văn:
    Đời đôi khi rất dở
    Nhưng ta phải niềm nở
    Trong cái dở có cái bở
    Đúng là những câu này chỉ là sự góp nhặt, sưu tập. Nói về việc sưu tầm.
    Anh rể của tôi là giáo viên dạy văn từng đi sưu tầm văn học dân gian ở Miền tây nam Bộ có những câu nghe còn phê và chất nghệ hơn nhiều . VD:
    "Thấy mặt em đây lấy cây anh quệt đít.
    Em về rồi anh hít cái cành cây."
    (Nói về tình cảm quyến luyến, nhớ hơi nhau)
    Hehe.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi thích bài viết về Kính anh của trường. Không hiểu tôi giống hay kính anh giống tôi. Nhưng có lẽ tôi và kính anh có cùng một suy nghĩ. Ngài đọc sách...
    Nói câu này ra, những bạn "tưởng" chuti tôi thích đọc sách nên tặng sách cho chuti sẽ phật lòng. Nhưng không sao, tôi sẽ đó, mốt lúc nào đó, hay một trang trong một khoảng thời gian nào đó, ví đó chính là tình cảm của người tặng sách. Đừng vì vậy mà không tặng sách cho tôi nhé, tôi vậy, còn những người sống bên tôi thích những cuốn sách ấy. Hãy lan tỏa kiến thức...
    Nói vậy để mà nói, chuti toi không biết comment bài này ra sao. Nhưng đồng ý với KT, ở góc độ quản lý, biên tập.... Tôi không đọc nhưng có lẽ tôi không mất thời gian để soạn thảo thành sách xuất bản những nội dung tương tự vậy. Bởi nếu đọc xong ta đọng lại cái gì khi mất công mua và mất công đọc... may cho tôi, với quan điểm cổ hủ vậy vì tôi là người ghét đọc sách...
    Một còm ment không giống ai, người không đọc mà còm men văn hóa đọc thì âu là có lỗi và chủ quan.

    Trả lờiXóa
  4. Thanks. Đọc sách chỉ là một thú vui trong nhiều thú vui khác nhau thôi. Mỗi người có một hobby nên kg thể bảo người không thik đọc sách là có gì khác biệt với phần còn lại.
    Khi mình có một quyển sách mà theo cảm nhận của mình là hay, thì mình rất thik được share với mọi người.
    Hai quyển trên đây mình kg thấy có j đặc biệt. Ý mình nói là nó kg cần thiết bị cấm như vậy. Có khi càng cấm lại càng được phổ biến. Lại tác dụng ngược.
    KT muốn thử đọc thì hôm nào mình gửi cho cuốn "Ở lưng chừng..." nhé.

    Trả lờiXóa