Danh sách Blog của Tôi

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

TẢN MẠN VỀ TRUNG THU ( T/g: Xuân Phú)

Trung thu chi dạ
Tử kim chi điện
Nhất kiếm tây lai
Thiên ngọai phi thiên

Một cuộc hẹn quyết đấu của hai đại kiếm khách lừng danh , Tây môn Xuy Tuyết và Bạch vân thành chủ Diệp Cô Thành là sự kiện đỉnh nhất trong vòng năm trăm năm  trong chốn giang hồ gió tanh mưa máu.Nó thu hút tất cả các Anh hùng võ lâm , cuốn theo những âm mưu kinh động thiên địa.
Địa điểm quyết đấu : trên nóc Tử kim điện ( Thái hòa điện ). Thời gian : Đêm trung thu.

Đọan văn trên có vẻ như quảng cáo cho một tác phẩm võ hiệp nào đó trong thời phim HK , TQ tràn ngập các kênh truyền hình thời mở cửa .Thật ra nó như vậy, Cổ long tiên sinh khi viết tập tiền chiến hậu chiến trong bộ Lục Tiểu Phụng truyền kỳ đã mô tả cuộc chiến bi tráng hào hùng làm xao lòng bao kẻ mê Kiếm hiệp khắp năm châu.Mượn ý này dùng để mở đầu bài viết về trung thu do Ông TBT KT26 yêu cầu .

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của viện khoa học Carnegie công bố trên tạp chí thiên nhiên của Mỹ thì Mặt trăng được hình thành cách đây 4,36 tỷ năm do sự va chạm mạnh giữa một vật thể lớn và trái đất nguyên thủy. Như vậy "Ông trăng rất già !!! "    và loài người chỉ biết đến hành tinh này khỏang 30 ngàn năm thôi. Từ thủa xa xưa , mông muội tổ tiên chúng ta đã xem xét, nghiên cứu, sợ hãi và sùng bái MT. Nhiều tài liệu cổ như các hình vẽ hang động tại Châu Âu, Ai cập. các biểu tượng thần bí ghi lại trong các đền thờ của người Maya cũng như văn bản trong kinh VeDa đều có cùng ý nghĩa tôn thờ thần MT . Tại vùng Vân nam , Tứ Xuyên TQ trong bộ tộc Bài Di Tôn giáo Bái nguyệt là tuyệt đối. Các Đại tế ty, Thánh nữ  được coi như những Á thần chỉ vì họ có tố chất phù hợp để thông qua họ , các cầu mong của lòai người thông tới Nguyệt thần.

Trăng Thu
Thời tiến bộ hơn  các nhà tiên tri, học giả cổ xưa đã quan sát , theo quy luật vận hành của MT xây dựng nông lịch,giúp ngành trồng trọt phát triển , làm lòai người dần tiến ra khỏi thời man dã .Hơn năm ngàn năm trước , Đài thiên văn tại vùng luỡng hà đã được xây dựng. Các bản đồ bầu trời vẽ trên da dê cònđược tìm thấy tại các hang đá Đôn Hòang /Cam túc . Điều này chứng tỏ MT có vị trí quan trọng như thế nào trong sự phát triển nhân lọai.

Không chỉ nông dân, nhà khoa học quan tâm tới MT mà hơn thế nữa , từ cổ chí kim, từ Tây sang đông chủ đề MT đã đi vào thơ ca , nhạc họa của văn nhân tài tử , giang hồ hiệp khách. Cử đầu vọng Minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương ( ngẩng đầu nhìn trăng sáng , cúi đầu nhớ cố hương) của Lý trích tiên còn làm chạnh lòng bao kẽ lữ thứ xa quê  mỗi khi mất ngủ.Không phải ngẫu nhiên các đạo sỹ tu tiên đều lên núi , một phần vì tìm nới yên tĩnh, phần khác khung cảnh thanh phong, minh nguyệt ( Gió mát, Trăng sáng ) làm khả năng định tâm đắc đạo đạt tới cảnh giới Bạch nhật Phi thăng hơn.

Vì là một hành tinh quay quanh TĐ , lực hấp dẫn của Mt gây ra  thủy triều  trên  các đại dương .Nhưng quan trọng không kém nó ảnh hưởng rõ rệt tới tâm sinh lý con người, động vật ( đặc biệt là phụ nữ  HiHi ! ) . Những đêm trăng tròn tiếng sói tru trong hoang lạnh tạo cảm giác thê lương ghê gớm. Trăng trung thu tròn nhất, to nhất trong các tháng , phụ nữ vào thời điểm này  gợi cảm nhất , hoang dã nhất và có xu hướng nổi lọan . (thông tin này khó kiểm chứng nhưng AE  thử quan sát xem . HEHE ).  

Tiết trung thu hàng năm tại Vn thực ra chúng ta ăn theo TQ. Ý nghĩa tích cực nhất của thời gian này là mùa màng rảnh rỗi, sum họp gia đình, làng xóm , bánh đòan viên, hoa quả , đèn Ông sao, dây đuốc hạt bưởi.., phá cỗ trông trăng của trẻ em và múa Lân. Tôi đã có dịp xem sản xuất đầu Lân tại nhiều nơi nhưng nhìn chung là giống nhau, không dọa được con nít.  Thời hiện đại việc tổ chức trung thu càng đơn giản và hình thức. Còn nhớ thời bao cấp , phải tự làm lấy đồ chơi, đêm trung thu không có điện nhưng vẫn háo hức chờ mong. Trung thu năm ngóai ngồi uống rượu tại bờ biển Chu lai với Tiến , cũng trăng thanh gió mát, sóng vỗ rì rào mà sao thấy lòng không đậu . Phải chăng nỗi lo " cơm áo"  lại chà đạp cảm xúc  thế sao!!?

Tác giả trong một lần "chém gió " cùng với BBT
Thực tế tiết khí theo lịch TQ không phù hợp với VN.  Trung thu VN thường có mưa , ( mùa bão ) rất ít năm trời đẹp Do ảnh hưởng ngàn năm bắc thuộc , Các " Sỹ phu " của VN thường bắt trước tàu khựa một cách thái quá . Học trò ngày xưa dài lưng tốn vải ăn no lại nằm. Vạn người thi chỉ 10 người đỗ . Cũng thập niên đăng hỏa như ai  nhưng phần lớn là "vô tích sự". Ăn bám vợ mà coi người khác như cỏ rác . Vạn ban giai hạ phẩm , duy hữu độc thư cao . Những thành phần này ngâm thơ vọng nguyệt, xem kỹ thì tòan thứ trời ơi. Mắt chưa từng thấy tuyết rơi, phong lá đỏ, ngỗng nước tàu mà vào thi ca cứ như đúng rồi . Xem ra con người về bản chất luôn hướng tới trạng thái chân không chạm đất.

Vài dòng "phê phán "Tiền bối như trên thực ra không có ý gì .  Đều là cha ông mình cả thôi , Vui là chính. thi thỏang chém gió cũng tạo hứng hơn. Mua thu đẹp  nhất trong năm, gió thu man mác . Đêm trung thu một bình hòang hoa tửu ( rượu cúc ) , một đĩa thịt chó , vài  ông bạn hiền gạt hết ưu phiền, ngắm trăng, bàn luận thế sự cũng là mơ ước của một kiếp người  .

Trung thu Vui Vẻ.

NXP

10 nhận xét:

  1. Cám ơn tác giả.
    Mấy hôm nay thời tiết Sài Gòn man mát thậm chí se lạnh lúc sáng sớm khiến lòng tôi hơi bâng khuâng. Bây giờ đọc bài của Ông Phú thấy ký ức về thời niên thiếu ùa vể đầy ắp.

    Trả lờiXóa
  2. Mùa thu đúng là mùa đẹp nhất trong năm. Đã có biết bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng lấy cảm hứng từ mùa thu: thi ca, âm nhạc, hội họa...

    Trả lờiXóa
  3. Comment của Chuti:

    Quả không ngoa, Cha này nói là giữ lời.
    Tuyệt! Mùa thu, trăng vàng, nhớ cánh đồng lúa đầy ánh trăng thời niên thiếu...
    Bây giờ lớn lên, giữa đô thị sầm uất đèn sáng chưng.... trăng không sáng và lạnh nữa...

    Trả lờiXóa
  4. Test...
    Thằng d8e65 tử của ông Lưu nó chụp ảnh dở quá nhể... nhìn tôi củ chuối quá

    Trả lờiXóa
  5. Hehe. Sorry Ông Chuti. Chịu khó hy sinh một chút. Tôi chọn bức Ông Phú rõ nhất. Bức khác Ông rất chuẩn nhưng Ô Phú lại không rõ.

    Trả lờiXóa
  6. Hề hề, ưu tiên tác giả chứ !

    Trả lờiXóa
  7. Sáng nay đọc lại bài của Ô Phú thêm một lần nữa, nhâm nhi câu chữ. Thật thú vị. Mong có nhiều dịp rảnh rỗi, thăng hoa cảm xúc và "chém gió" cùng tác giả.

    Trả lờiXóa
  8. Chém gió một chút cho vui!

    Tôi thấy là muốn gạt hết ưu phiền thì nhất quyết không bàn chuyện thế sự! đặc biệt là mùa thu này!

    Lướt qua các trang web, blog rước đầy ưu phiền về nhân tình thế thái, quay lại với KT 26 Blog bỗng thấy lòng thanh thản! Cảm ơn BBT và ACE

    Trả lờiXóa
  9. He he bạn Xuân Phú! Bạn làm mình nhớ lại những mùa Trung thu xưa... Bọn mình hồi đó làm gì có bánh nướng bánh dẻo mà ăn nhỉ? Chỉ có những xâu hạt bưởi bóc nõn xiên vào que thép, đợi đến đêm trăng sáng điện mất háo hức đem ra đốt, rồi những cái mặt nạ buộc dây chun đủ kiểu cùng nhau đi ròng ròng ngoài đường...Vui không thể tả
    Giờ đây bọn trẻ chúng mình, ở thành phố điện sáng chưng thì làm sao nhìn thấy chị Hằng vằng vặc trên đầu? Đêm Trung thu bây giờ lại có các buổi tiệc lớn nhỏ trong khách sạn nữa thì cũng chỉ là một dịp vui chơi bình thường thôi...

    Trả lờiXóa
  10. Rồi từ lâu mình cũng không còn thèm bánh nướng bánh dẻo nữa. Ngẫm lại thật là thiệt thòi khi những niềm vui hồn nhiên đơn giản cứ tuột dần đi, như niềm vui được ăn bánh đêm rằm Trung thu.
    Có phải chăng xã hội bây giờ sung sướng đầy đủ hơn rất nhiều, nên những niềm vui bé mọn bị chìm lấp đi? Như mặt trăng sáng,lạnh & tròn đầy trên trời cũng bị quên lãng?
    Trăng muôn đời vẫn thế, hết khuyết lại tròn rồi lại khuyết... Chỉ có chúng ta, liệu có còn giữ được xúc cảm xưa khi nhìn trăng tròn?

    Trả lờiXóa