Danh sách Blog của Tôi

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

TẢN MẠN VỀ THÁNG BẢY ( T/g: Xuân Phú)



             Không biết từ bao giờ  câu ca  về tiết tháng bảy Âm Lịch của người xưa luôn vương vấn trong mỗi tâm hồn Việt , Tuy rằng gần đây, cuộc sống công nghiệp hối hả cuốn chúng ta đi nhưng mỗi khi đến dịp tháng ngâu  Chàng Ngưu, Ả Chức  gặp nhau  những hòai niệm về tháng bảy tới tấp ùa về.

Như Các Bạn đã biết, tại các quốc gia đông Á như TQ, HQ,NB,VN  tháng bảy hàng năm, Phật giáo, Lão giáo,và một số tôn giáo bản địa đều có những lễ lớn tổ chức vào dịp này. Đôi khi trùng nhau như ngày rằm Tháng bảy.

Về Phật Giáo : theo tích ngài Bồ Tát  Đại mục Kiền Liên  một trong thập đại cao đồ của Như lai sau khi dùng thần thông của mình tìm khắp tam giới, phát hiện mẫu thân đang sa vào ngục Ngạ quỷ dưới Âm phủ . Đói khát, khổ sở không gì tả xiết. Quá trình lợi dụng "chức vụ" , "quyền hạn" , cầu cạnh bốn phương nhằm giải thóat bà Thanh Đề ( mẹ của ngài ) khỏi kiếp nạn được mô tả chi tiết trong kho tàng cổ tích VN của học giả Nguyễn Đổng Chi .
Vui lòng  search trên Google .

Kinh Vu lan bồn của đạo phật ra đời theo sự kiện báo hiếu của ngài Kiền Liên, cộng thêm sức mạnh Hoằng dương của Phật. trùng với tình cảm muôn triệu chúng sinh trong cõi ta bà đầy đau khổ luôn  tưởng nhớ công ơn sinh thành , dưỡng dục của cha mẹ tạo nên một sức mạnh vô biên cuốn phăng các chướng ngại tâm lý của kiếp người.

Xã hội Ấn Độ cổ chia ra rất nhiều giai cấp, tầng lớp phức tạp. Theo Bà la Môn giáo & Thấp bà giáo thì vua cũng còn dưới Tăng sỹ . Mâu thuẫn gay gắt , chiến tranh , nội chiến xảy ra liên miên. Các tiểu quốc tại Ấn độ thay đổi, thôn tính lẫn nhau . Đạo phật do ngài Thích ca Mâu ni sáng lập ra đời trong bối cảnh đó với mục tiêu xoa dịu nỗi đau con người ( về mặt tâm lý ) . Phải chăng Kinh Vu lan còn ám chỉ điều gì khác , nỗi niềm khác khi phật tử tụng ngâm ? . Hài hước một chút Bà Thanh Đề mắc phải lỗi lầm to lớn gì đến nỗi trời không dung , đất không tha,  phải chôn thân tại ngục Ngạ quỷ vạn kiếp không được siêu sinh. mà lại có người con chí tình, chí hiếu như ngài Mục Kiền Liên. Thực tế có như thế không ???, hay là thủ pháp xây dựng điển hình tiên tiến. Tục ngữ VN có câu, Cha nào con nấy, giỏ nhà ai quai nhà nấy .. là một quan niệm thuyết phục để phản biện việc này.

Về đạo Lão ( có liên quan đến đạo Phù thủy ). câu chuyện Ngưu lang, Chức nữ vì phạm luật trời hàng năm chỉ gặp nhau một đêm khi chim Ô thước ( Quạ đen ) bắc cầu qua sông Ngân vào 07/07. Chả biết một đêm chàng và nàng  làm cái gì ,nói chuyện gì mà khóc sướt mướt gây mưa dầm dề dưới hạ giới tạo thành mưa ngâu. Thi sỹ Vương Bột đời nhà Đường trong bài Đằng vương các có câu : Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc . cõ lẽ mô tả thời tiết này chăng ?

Truyền thống cúng rằm tháng bảy tại VN hình như hòa trộn và kết hợp giũa các tôn giáo lại làm chung. Đây cũng là xu hướng tam giáo đồng nguyên của các nhà Lãnh đạo phong kiến VN qua từng thời kỳ ; xét về mặt khác tháng bảy nông nhàn, làng xã tổ chức hội hè đình đám vui vẻ trong thời gian này cũng là một việc hay.Gần như các công ty "kiêng" giao dịch làm ăn vào tháng bảy này . Chỉ dành cho việc giao lưu Âm /Dương . Thập điện Minh Vuơng cho cô hồn xả trại lên Dương trần cướp cháo thí . đồng thời Phán quan, quỷ sứ được nghỉ phép năm. Âu cũng là phù hợp cân bằng tam giới là việc đồng thuận của Trời Đất, Con người.

Việc cúng đồ huyết thực mhư heo quay, vịt quay phổ biến trong các sắc dân liên quan đến sông nước. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa các tôn giáo ngọại lai và bản địa  chỉ ra rằng: Việc thờ cúng không có tính kỳ thị  tôn giáo mà ngược lại còn đòan kết hơn khi tổ chức cùng một thời gian và địa điểm. Một thỏa thuận ngầm giữa các nhóm thế lực tôn giáo được thiết lập và duy trì đời này qua đời khác tạo nên bản sắc rõ ràng cho các vùng miền .

Ngẫm lại cá nhân mỗi chúng ta, tháng bảy khi gặp chuyện không vừa ý thường tự nhủ, tháng cô hồn mà. Âu cũng là nhân sinh. Dù có không rõ về đạo trời, đạo đất  nhưng đạo người  tuy riêng biệt lại có nguồn gốc sâu sa từ thiên địa. Hãy vui sống kiếp này, Biết ơn Cha Mẹ , làm việc , sinh họat tùy mùa, lâu lâu nhậu nhẹt , chém gió với Anh em, Bạn bè cũng là nhân luân. Dẫu cho kiếp sau lỡ sa chân vào địa ngục, không có hiếu tử như ngài Mục Kiền Liên dùng pháp lực cứu vớt ta thì cũng vậy thôi .

9 nhận xét:

  1. Tks Phú.
    Suy cho cùng thì các tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội đều do con người lập ra và nó phản ánh quan điểm ý chí của giai cấp đã tạo ra chúng. Các lễ hội cổ truyền của chúng ta đều rơi vào những dịp nông nhàn (sau khi cày cấy, thu hoạch xong, có thóc ăn, có thời gian rảnh, lúc đó mở hội để giao lưu, để thư giãn, để tạ ơn...). Đó cũng là cách để người ta điều tiết các sinh hoạt của cộng đồng.
    Như ngày nay, nếu để ý thì các ngày nghỉ của chúng ta trong năm : Tết Nguyên đán- Giỗ tổ Hùng Vương- 30/4 và 1/5 - Quốc khánh phân bổ khá đều để việc lao động và nghỉ ngơi của dân chúng diễn ra một cách hài hòa... Đó là sự thiết kế của các nhà tổ chức xã hội.

    Trả lờiXóa
  2. Chúc các bạn và người thân một lễ vu lan đầm ấm.

    Trả lờiXóa
  3. Thanks Phú !

    Thú thật, tôi ít đọc, ít tìm hiểu mấy thứ này. Tháng 7 âm, trước đây tôi có một khái niệm là ngày 15/7 cúng cô hồn. Tuy nhiên đọc bài viết này, biết thêm khối thứ.

    Ông tham gia thường xuyên chia sẻ nhé!

    Trả lờiXóa
  4. Mình tra cứu sự tích Ngưu Lang Chức Nữ (Ông Ngâu ,Bà Ngâu) thì biết rằng có liên quan đến vụ " tắm tiên". Công nhận Cha Ông ta ngày xưa hay và lãng mạn thật.

    Trả lờiXóa
  5. Càng ngày người ta càng đốt nhiều vàng mã hơn trong những lễ cúng. Cúng rằm tháng 7 cũng vậy. Dường như việc đốt mã làm yên lòng người sống nhiều hơn là với người cõi âm. Riêng tôi, tôi thường hướng đến những người sống, những người cần chia sẻ trong tháng cô hồn này.

    Trả lờiXóa
  6. Đồng ý với Dương.
    Người ta quan niệm rằng âm sao dương vậy. Con cháu cúng to để thỏa mãn lòng hiếu thảo của mình đối với Cha mẹ, Ông bà. Cái gì đốt cũng thành khói cả, không biết ông bà cha mẹ có nhận được không.

    Trả lờiXóa
  7. Hi, Điều mới nhất với tôi về lễ vu lan năm nay là rất nhiều chia sẻ về mẹ được đăng trên các blog, nguồn gốc lễ vu lan cũng được giới thiệu rộng rãi hơn. Thưc ra ngày xưa tôi cũng chẳng hiểu lắm về ngày này, thấy mọi người làm gì thì làm theo thôi.

    Blog này có một số bài viết về lễ vu lan các bạn tham khảo nhé

    http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/08/chum-bai-ve-vu-lan-gui-tang-chu-vi-oc.html

    Trả lờiXóa
  8. Tks Pham
    Tôi đã vào và đọc. Bài của họ rất phong phú.

    Trả lờiXóa