Bà con thân mến, Rằm tháng 7 còn gọi là Tết Trung Nguyên, Tháng 7 âm lịch là tháng của những ngày lễ cổ truyền quan trọng. Nhân đây BBT mời bà con đọc bài dưới đây để hiểu thêm về ý nghĩa của những ngày tết cổ truyền Việt Nam. | |
Nguồn gốc và ý nghĩa những từ ngữ Tết Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng, từ những câu chuyện thường ngày đến lời cầu khấn trước bàn thờ linh thiêng... Không biết chính xác nó xuất hiện trong tiếng Việt từ bao giờ, chỉ biết nó vốn là một từ gốc Hán. Theo ngôn ngữ Hán, tiết có nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của tiết là "mấu tre". Rồi nó dần chuyển nghĩa, chỉ sự tiếp nối giữa hai gióng cây, hai khúc, hai đoạn vật thể. Từ nghĩa này, nó tiếp tục mở rộng để chỉ thời điểm tiếp xúc giữa hai khoảng thời gian phân chia theo thiên văn - khí tượng trong năm, ví dụ như một năm chia làm 24 tiết (lập xuân, vũ thủy, kinh trập, xuân phân, thanh minh, cốc vũ, lập hạ, tiểu mãn, mang chủng, hạ chí, tiểu thử, đại thử, lập thu, xử thử, bạch lộ, thu phân, hàn lộ, sương giáng, lập đông, tiểu tuyết, đại tuyết, đông chí, tiểu hàn, đại hàn). Sau đó tiết chuyển thành nghĩa "ngày lễ, dịp cúng lễ, vui mừng" - đây chính là nguồn gốc trực tiếp của Tết mà ta đang đề cập. Ngoài ra, tiết còn có nghĩa là bộ phận nhỏ của một chỉnh thể, khoảng, đoạn nhỏ, phẩm chất trong sạch, khảng khái... Phần lớn tiếng Hán có phiên âm iê khi sang tiếng Việt biến thành ê: thiêm biến thành thêm, thiết (yến) biến thành thết (tiệc), chiết biến thành chết... Tiết cũng vậy, biến thành Tết. Ngoài nghĩa "ngày lễ, dịp cúng lễ, vui mừng" như tết Khai hạ, tết Thanh minh, tết Đoan ngọ, tết Trùng cửu..., trong tiếng Việt, Tết còn dùng để chỉ một dịp đặc biệt duy nhất đầu năm - như người ta thường nói: ăn Tết, đi Tết, chơi Tết, chúc Tết... Như vậy, từ danh từ chung, nó trở thành danh từ riêng (vì thế phải viết hoa). Nó là kết quả của sự rút gọn và biến âm từ xuân tiết trong tiếng Hán hay sự nói gọn từ Tết Nguyên đán (Tết Cả) trong tiếng Việt. 1. Tết Nguyên Đán Theo phong tục cổ truyền VN, Tết Nguyên Đán trước hết là tết của gia đình. Chiều 30 tết, nhà nhà làm lễ cúng "rước" gia tiên và gia thần, thể hiện tình cảm uống nước nhớ nguồn. Trong 3 ngày tết diễn ra 3 cuộc gặp gỡ lớn ngay tại một nhà. Thứ nhất là cuộc "gặp gỡ" của các gia thần: Tiên sư hay Nghệ sư - vi tổ đầu tiên dạy nghề gia đình mình đang làm. Thổ công - thần giữ đất nơi mình ở và Táo quân - thần coi việc nấu ăn của mọi người trong nhà. Thứ hai là cuộc "gặp gỡ" tổ tiên, ông bà... những người đã khuất. Nhân dân quan niệm hương hồn người đã khuất cũng về với con cháu vào dịp Tết. Thứ ba là cuộc gặp gỡ của những người trong nhà. Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi năm tết đến, dù đang ở đâu làm gì... hầu như ai cũng mong muốn và cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình. 2. Tết Khai hạ Theo cách tính của người xưa, ngày mùng Một tháng Giêng ứng vào gà, mùng Hai - chó, mùng Ba - lợn mùng, Bốn - dê, mùng Năm - trâu, mùng Sáu ngựa, mùng Bảy - người, mùng Tám - lúa. Trong 8 ngày đầu năm cứ, ngày nào sáng sủa thì coi như giống thuộc về ngày ấy cả năm được tốt. Vì vậy, đến mùng Bảy, thấy trời tạnh ráo thì người ta tin cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc. Mùng Bảy kết thúc Tết Nguyên Đán thì cũng là lúc bắt đầu Tết Khai hạ - Tết mở đầu ngày vui để chào mùa Xuân mới. Theo tục lệ Việt Nam, ngày mồng bảy tháng giêng là ngày hạ cây nêu. Cây nêu trồng trong năm, khi sửa soạn đón tết cùng với cung tên bằng vôi trắng vẽ trước cửa nhà để "trừ ma quỷ", nay được hạ xuống. Lễ hạ nêu còn được gọi là lễ Khai hạ. Nhân dịp này, ngoài lễ giữa trời cúng trời đất, người ta còn sửa lễ cúng Gia tiên, cúng Thổ côngvà thần tài. Thường sau ngày lễ này, mọi công việc thường xuyên mới được bắt đầu trở lại. Tục hóa vàng và lễ khai hạ Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì ông bố cho phép vui chơi, có cả trẻ con người lớn những nhà hàng xóm, những gia đình thân cận cùng vui. Tam cúc, cơ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Đế lế khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn khi hoá vàng. "Hoá vàng" là đốt các đồ "vàng mã" mà người ta bày cúng trên bàn thờ gia tiên trong dịp Tết. "Vàng mã" thường là: giấy vàng, giấy bạc (là một thứ tiền giả vàng và bạc lá làm bằng giấy) vàng thoi (những thoi vàng giả làm bằng giấy), bạc thoị...Người ta tin rằng nếu đốt các đồ vàng mã này đi thì người chết ở thế giới bên kia mới nhận được những lễ vật của mình dâng cúng. Có người còn cẩn thận đổ một chén rượu cúng vào đống tro vàng mã để những đồ cúng không bị thất lạc khi chuyển cho người nhận! Cẩn thận hơn, người ta còn hơ các cây miá tươi trên ngọn lửa hóa vàng để các cụ (tức Tổ tiên) có gậy chống về .... âm phủ! Ngày hoá vàng không nhất định mà tùy theo từng cảnh. Thường thì người ta hoá vàng vào ngày mồng 3 Tết, có nhà để đến mồng 7 hay mồng 10. Sau ngày lễ, mọi sinh hoạt trong nhà dần dần trở lại bình thường. Lễ hạ nêu thì được cử hành vào ngày khai hạ mồng 7 tháng Giêng âm lịch. Sau ngày này thì xem như hết Tết. 3. Tết Thượng nguyên Tết Thượng nguyên (Tết Nguyên tiêu) vào đúng rằm tháng Giêng-ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền vì Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Thành ngữ: Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.
4. Tết Hàn thực "Hàn thực" nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này, vào ngày mùng Ba tháng Ba (âm lịch). Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Công tử Trung Nhĩ (về sau là vua Tấn Văn Công) khi gặp cảnh loạn lạc, đói quá, được Giới Tử Thôi cắt thịt đùi mình nấu dâng cho ăn. Sau 19 năm phiêu bạt, Trung Nhĩ lại trở về nắm giữ vương quyền nước Tần. Vua ban thưởng cho tất cả những người đã cùng mình nếm mật nằm gai, nhưng lại quên mất Tử Thôi! Tử Thôi đưa mẹ vào sống ở núi Điền. Lúc vua nhớ ra, cho người tới mời mà không được. Vua sai đốt rừng để Tử Thôi phải ra. Nhưng Tử Thôi không chịu và hai mẹ con cùng chết cháy! Đau xót, vua sai lập miếu thờ trên núi. Hôm ấy đúng ngày mùng Ba tháng Ba. Người đời thương Tử Thôi nên mỗi năm, đến ngày đó thì kiêng đốt lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn. Từ thời Lý (1010 - 1225) nhân dân ta đã tiếp nhập Tết này và thường làm bánh trôi, bánh chay để thay cho đồ nguội. Nhưng mục đích chủ yếu là để cúng gia tiên chứ ít ai rõ chuyện Giới Tử Thôi! Hiện nay, Tết này vẫn còn đậm nét ở miền Bắc, nhất là tại các vùng thuộc tỉnh Hà Tây. 5. Tết Thanh Minh "Thanh Minh trong tiết tháng Ba Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" (truyện Kiều) "Thanh Minh" có nghĩa là trời trong sáng. Nhân có người ta đi thăm mồ mả của những người thân. Tết Thanh minh - thường vào tháng Ba âm lịch - trở thành lễ tảo mộ. Đi thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết lở thì đắp lại cho đầy... rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên. 6. Tết Đoan ngọ Tết Đoan ngọ (Tết Đoan dương) vào mùng Năm tháng Năm (âm lịch). Khuất Nguyên - nhà thơ, một vị trung thần - do can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn. Hôm ấy đúng là mùng Năm tháng Năm. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên. Ơở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng Năm tháng Năm là "Tết giết sâu bọ"- vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Lấy lá ngải cứu (một vị thuốc Nam), năm nào thì kết hình con vật tượng trưng năm đó (năm Thân - kết con khỉ và gọi là Hầu Tử, năm Dần - kết con cọp và gọi là Ngài Hổ...) treo lên giữa nhà để trừ tà. Về sau, khi có bệnh, lấy lá đó sắc làm thuốc. Lại có tục đi hái lá thuốc mồng năm (ích mẫu, mâm xôi, cối xay, vối) sắc uống vào giờ Ngọ, còn để dành nấu uống quanh năm. 7. Tết Trung nguyên Tết Trung nguyên vào Rằm tháng Bảy. Người xưa tin theo sách Phật, coi hôm ấy là ngày vong nhân được xá tội, ngày báo hiếu cha mẹ... nên tại các chùa thường làm chay chẩn tế và cầu kinh Vu lan. Vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch có 2 ngày lễ cúng: - Lễ cúng được truyền tụng lâu đời trong dân gian: "Tháng 7, ngày rằm xá tội vong nhân" (tha tội cho tất cả người chết), nhiều người gọi là cúng cô hồn các đẳng. Quan niệm dân gian cho rằng đây là lễ cúng những linh hồn vật vờ lang thang không nơi nương tựa, không còn người thân ở trần gian để thờ phụng hoặc thất lạc, hoặc vì một oan khiên nào đó... - Cũng ngày Rằm tháng Bảy còn có lễ Vu lan, xuất phát từ tích truyện Đại Mục Kiều Liên. Vu lan được coi là lễ cầu siêu giải thoát cho ông bà cha mẹ bảy đời, xuất phát từ lòng báo hiếu. Trong những năm gần đây, trong lễ Vu lan còn có tục "Bông Hồng cài áo" thể hiện lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ. 8. Tết Trung thu Tết Trung thu vào Rằm tháng Tám. Trung thu là tết của trẻ con nhưng người lớn cũng nhân đây mà họp mặt, uống rượu, uống trà, ngắm trăng... Thường ban ngày người ta làm lễ cúng gia tiên, tối mới bày hoa quả, bánh kẹo, chè cháo để trẻ con vui chơi, phá cỗ, trông trăng, rước đèn... 9. Tết Trùng cửu Mùng Chín tháng Chín (âm lịch) là Tết Trùng cửu. Tết này bắt nguồn từ sự tích của đạo Lão. Thời Hán, có người tên gọi là Hoàn Cảnh, đi học phép tiên. Một hôm thầy bào Hoàn Cảnh khuyên mỗi người trong nhà nên may một túi lụa đựng hoa cúc, rồi lên chỗ cao mà trú ngụ. Quả nhiên, ngày Chín tháng Chín có lụt to, ngập hết làng mạc. Nhờ làm theo lời thầy, Hoàn Cảnh và gia đình thoát nạn. Từ xưa, nho sĩ nước ta đã theo lễ này, nhưng lại biến thành cuộc du ngoạn núi non, uống rượu cúc - gọi là thưởng Tết Trùng dương. 10. Tết Trùng thập Đây là Tết của các thầy thuốc. Theo sách Dược lễ thì đến ngày Mười tháng Mười, cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời, trở nên tốt nhất. Ở nông thôn Việt Nam, đến ngày đó người ta thường làm bánh dày, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc chứ không quan tâm mấy đến chuyện cây thuốc, thầy thuốc! 11. Tết Hạ nguyên Tết Hạ nguyên (Tết Cơm mới) vào Rằm hay mùng Một tháng Mười. Ơở nông thôn, Tết này được tổ chức rất lớn vì đây là dịp nấu cơm gạo mới - trước để cúng tổ tiên, sau để tự thưởng công cày cấy. 12. Tết Táo quân Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Theo truyền thuyết, xưa có hai vợ chồng nghèo khổ quá, phải bỏ nhau. Sau đó, người vợ lấy được chồng giàu. Một hôm, đang đốt vàng mã ngoài sân, thấy một người vào ăn xin, nhận ra chính là chồng cũ nên người vợ động lòng, đem cơm gạo, tiền bạc ra cho. Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ đâm khó xử, lao vào bếp lửa tự vẫn. Người chồng cũ nặng tình, cũng nhảy vào lửa chết thao. Người chồng mới ân hận, đâm đầu vào lửa nốt! Trời thấy ba người đều có nghĩa nên phong cho họ làm "vua bếp". Từ tích đó mới có tục thờ cúng "Táo quân" và trong dân gian có câu: "Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà". Ngày nay cứ đến phiên chợ 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình thường mua hai mũ ông, một mũ bà bằng giấy và 3 con cá làm "ngựa" (cá chép hóa rồng) để Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và 3 con cá chép được mang thả ở ao, hồ, sông... |
HAPPY BIRTHDAY CHUTI 14/10
8 năm trước
Cám ơn KT,
Trả lờiXóaNhiều tết vậy mà dân mình chỉ có được nghỉ 04 ngày Tết Nguyên đán... huhuhu
Chúng ta đang vào những ngày đón Tết Trung nguyên: có những ngày xá tội vong nhân, cho những linh hồn chết, có ngày lễ Vu lan báo hiếu.... Anh chị em tham gia chia sẽ bằng những bái viết, hình ảnh, comment, sưu tầm.... nhé!
Tối hôm qua tôi chơi với thằng cu lớn bị nó đố câu này (Việt nam có bao nhiêu tết cổ truyền) Tôi trả lời: 4 (Tết nguyên đán, Nguyên tiêu, Đoan ngọ, Trung Thu). Nó giở đáp án ra: 12, Ba thua...
Trả lờiXóaỞ mình Tết đồng nghĩa là Tết nguyên đán cho nên những Tết còn lại bị phai mờ.
Trong SG, mùa Vu lan báo hiếu nhà chùa làm rất rầm rộ. Ngoài Bắc thì không thấy hoạt động gì nhiều. Bông hồng trắng và bông hồng đỏ tượng trưng cho những người con mất mẹ hoặc bố. Mình thấy lễ này thật ý nghĩa.
Trả lờiXóaTD sai rùi thì phải... huhu.
Trả lờiXóaMàu sắc đỏ trắng của bông hồng cài áo hình như tượng trưng cho nhưng ai còn hay không còn mẹ.
Ông TBT tra cứu và giải thích nhé.
Nhân tiện nhờ ông poist bài hát BÔNG HỒNG CÀI ÁO NHÉ!
thanks TBT
Chuti đúng rồi đó:
Trả lờiXóaĐúng ngày rằm tháng Bảy, những ai đến viếng chùa còn được gắn một bông hồng, bông hồng màu đỏ thắm gắn cho ai còn đủ cả mẹ cha; bông hồng màu hồng gắn cho những người chỉ còn cha hoặc mẹ; những ai đã mất cả cha lẫn mẹ thì gắn bông hồng trắng. Đây là một phong tục rất đẹp có nguồn gốc từ Nhật Bản, đã du nhập vào nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam.Một bông hồng đỏ thắm để nhắc chúng ta rằng những ngày Vu Lan đẹp nhất, chính là những ngày ta được sống bên mẹ, bên cha, bên những người thân yêu nhất của mình.
Chợt nghe vọng tiếg ầu ơ
Lòg ta chùng lại tuổi thơ hiện về.
Tỉnh đi em nhữg cơn mê
Ðể nghe thơ thẩn vỗ về tiếg ru.
Ầu ơ ...
Trong những chiều Thu
Ðong đưa tiếng võng ai ru dịu dàng.
Bên đời có trẻ đi hoag
Nhặt vài ba chiếc lá vàng cô đơn
Quên đi dăm nỗi tủi hờn
Gởi về cho Mẹ vạn lời nhớ thương...
Mình chỉ nhớ hồng trắng là mồ côi mẹ, hồng đỏ là còn mẹ. Mình biết chưa tường vì chưa bao giờ được tham gia ngày lễ Vu lan báo hiếu. Mình thật may mắn khi chưa phải cài bông hồng trắng.
Trả lờiXóaCảm ơn TBT rất nhiều.
Vậy TD hãy vui sướng đi.
Trả lờiXóaNói về Ông Táo. Ngày tiễn ông lên trời là 23 tháng chạp và sau đó rước về nhà ăn Tết. Tôi nhớ năm 95 đẻ thằng đầu nhà tôi. Cuối năm một cô bạn của vợ mua giúp cho rất rất nhiều vàng mã để cúng Tết, có cà cúng ông Táo. Tất cả đều có chỉ dẫn. Vì theo Style của người Hoa, nêu chao ôi là nhiều lần cúng... Làm tôi tầu hỏa nhập ma.
Trả lờiXóaCó cúng tiễn ông về trời... Và một năm sau, cũng những ngày giáp Tết, tôi thấy còn sót một vài tập hàng mã. Cũng chẳng sao, vì có quá nhiều mục, nhiều thần thánh, nên những ông bà không quan trọng chút quên không sao. Nhưng trong đống đó có cả phần vàng mã... RƯỚC TÁO QUÊN VỀ NHÀ... Thế là hóa ra cả năm ấy, ông táo, bà táo nhà tôi cứ bay lơ lửng trên trời, không được vào nhà... Thành thừ ra thằng cháu nhà tôi đến giờ vẫn suy dinh dưỡng, học hành làng nhàng , do cà năm ăn đồ sống.... huhuhu. Bây giờ cháu gần 16 tuổi mà mới có 1m73 - 74 gì đó... huhuhu, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi!
khoe khéo rứa! Hi hi...
Trả lờiXóaNhiều người nói cái vụ cúng bái tương tự làm hồ sơ hành chính, pháp lý. Cần phải nhờ đến các công ty dịch vụ, tư vấn (Thầy cúng) vì họ nắm rõ thủ tục, "hồ sơ" dễ được duyệt còn mình tự làm nhiều khi thiếu sót!!!
Trả lờiXóaTD à, còn phải nói. Tính nổi trội nhất của chuti tôi là khoe hàng hay nói một cách teen & thời đại hơn gọi là SHOW hàng mà!
Trả lờiXóaTrong mười nguyen tắc của thể thao chắc ông này phạm tới 9 bởi ông có tính nổi trội thích ..... Hu hu
Trả lờiXóatrong mười nguyên tắc chơi thể thao có lẽ ông phạm sai lầm tới 9 bởi ông có tính nổi trội .Hu hu
Trả lờiXóaHahaha...
Trả lờiXóaSai lầm cũng là một tính nổi trội của chuti tôi đó, chỉ sau mỗi SHOW hàng thôi...
Mụ Lộc mải mê với việc kiểm tra trang phục của mình & Mật gấu khô cũng như mất quá nhiều thời gian đi shopping quần áo thể thao... nến suốt tuần qua, giờ mới lên tiêng....
Nói thật, trong mười qui tắc ấy, tôi hay mắc phải một qui tắc mà nó luôn xảy ra do tính cách hay QUAN TÂM GIÚP ĐỠ DỒNG ĐỘI CỦA MÌNH mụ Lộc à!
Hahaha...
Trả lờiXóaSai lầm cũng là một tính nổi trội của chuti tôi đó, chỉ sau mỗi SHOW hàng thôi...
Mụ Lộc mải mê với việc kiểm tra trang phục của mình & Mật gấu khô cũng như mất quá nhiều thời gian đi shopping quần áo thể thao... nến suốt tuần qua, giờ mới lên tiêng....
Nói thật, trong mười qui tắc ấy, tôi hay mắc phải một qui tắc mà nó luôn xảy ra do tính cách hay QUAN TÂM GIÚP ĐỠ DỒNG ĐỘI CỦA MÌNH mụ Lộc à!
hi hi, xin ghi nhận ông chuti2002 ah. Đó cũng là do ông chơi môn thể thao đồng đội là football.
Trả lờiXóa