Danh sách Blog của Tôi

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

Vì sao vũ trụ tồn tại bền vững? (Phần cuối)


Hà Yên   


Nguyên lý bổ sung
Theo quan niệm thông thường, một thực thể là hạt thì không thể là sóng và ngược lại, sóng không thể là hạt, vì hai mặt đó loại trừ lẫn nhau. Nhưng Thế giới Vật lý lượng tử thì có một thực tại hoàn toàn khác: Một thực thể như electron, phôton, vừa có tính sóng lại vừa có tính hạt.
Lưỡng tính sóng – hạt của Electron, phôton…, là đề tài của những cuộc tranh luận kéo dài, gần như suốt thế kỷ XX, đặc biệt là về hệ quả Triết học của nó, Và, đó cũng là tàn lửa cháy âm ỉ trong sự nghi ngờ về tính đầy đủ của Cơ học lương tử, kéo dài hơn hai thập niên lúc bấy giờ.
Dựa vào hệ thức bất định và tính nhị nguyên sóng – hạt , Nhà vật lý lý thuyết Đan mạch Niels Bohr đã đưa ra Nguyên lý bổ sung nổi tiếng để lý giải tính nhị nguyên, cùng những “kỳ lạ lượng tử” như một thực tại Vật lý không thể khác được. Và, Nguyên lý bổ sung được sự hưởng ứng gần như hầu hết các Nhà vật lý, trong cách giải thích Cơ học lượng tử.
Nội dung Nguyên lý bổ sung khẳng định rằng, không thể cộng tích lũy hay tổ hợp các kết quả quan sát từ những thí nghiệm khác nhau để có một hình ảnh đơn nhất về thực tại, mà chỉ có thể xem các kết quả đó là phản ảnh những mặt khác nhau của thực tại. Các mặt này bổ sung cho nhau, nghĩa là chỉ có toàn bộ các kết quả quan sát mới có thể cung cấp đầy đủ thông tin toàn diện vè các tính chất của đối tượng lượng tử.
Theo N. Bohr, chấp nhận nguyên lý này, Cơ học lượng tử có thể xem là một lý thuyết đầy đủ về thực tại. Tính nhị nguyên sóng – hạt và hệ thức bất định là những biểu hiện trực tiếp của nguyên lý này.
Nếu Vật lý học cổ điển, trong Thế giới vĩ mô, gạt bỏ vai trò Con người ra khỏi các tương tác vật lý: Vai trò con người chỉ là “khán giả”của “sân khấu” Vũ trụ, thì Vật lý học của Thế giới vi mô, coi Con người cũng là “diễn viên” tham gia vào mọi “vai diễn” theo kịch bản của Vũ trụ. Sự thật đó được Cơ học lượng tử xác nhận. Nó quyết định chiều hướng của hiện thực, nghĩa là tùy thuộc vào cách thức tiến hành cùng với dụng cụ quan trắc của quan sát viên, mà hiện thực sẽ thể hiện mình.
Nhà vật lý Eugene Wigner thuộc trường phái Princeton (giải thích Cơ học lượng tử) cho rằng, chính Ý thức con người đã làm suy biến Hàm sóng (nghiệm của phương trình Schrödinger), nghĩa là tại thời điểm quan sát, hàm sóng không còn “nguyên bản” mô tả lưỡng tính Sóng – Hạt nữa, mà tức khắc rút gọn về trạng thái đơn nhất, hoặc Sóng hoặc Hạt trước mắt người quan sát. Chính cách nhận thức thực tại Vật lý lượng tử như vậy mà Wigner đề xuất thêm vào một số hạn phi tuyến trong phương trình Schrödinger.
Về hệ quả Triết học, Nguyên lý bổ sung của Bohr hoàn toàn phù hợp với phép biện chứng về nhận thức Thế giới : Tùy theo tình huống, tùy theo góc nhìn, và hơn thế, tùy theo ý thức (nhân sinh quan và Thế giới quan) mà sự vật, theo đó, được nhận thức khác nhau, thông qua hiện tượng bề ngoài của nó. Chỉ có sự bổ sung cho nhau của các mặt, thì chúng mới cung cấp cho ta đầy đủ thông tin của sự vật.
Từ đó ta có thể liên hệ để thấy rằng, phản biện xã hội là một qui luật khách quan của quá trình nhận thức chân lý chứ không phải là đòi hỏi chủ quan của quá trình dân chủ hóa. Mọi biểu hiện nghi ngờ về hệ quả phản biện xã hội, rằng nó có thể gây ra phân tán ý chí, lung lạc định hướng tư tưởng chính trị, đều là duy tâm chủ quan. Bỡi vì chỉ có phản biện xã hội mới có thể cung cấp thông tin đầy đủ nhất từ nhiều góc độ khác nhau của hiện thực. Chỉ có như thế mới có thể đưa ra quyết sách chính xác thúc đẩy xã hội phát triển đúng hướng.
Nhờ phương pháp luận nhận thức như vậy, mà những gì được coi là “sự kỳ lạ lưọng tử”, đã được nhận thức đúng. Nó không chỉ là thuộc tính của thế giới vi mô, mà thông qua “Tương ứngTự nhiên – xã hội”, chúng cũng ứng nghiệm cả trong Thế giới vĩ mô, như những hệ quả Triết học mà Nguyên lý bổ sung đã mang lại.
Trong đời sống cộng đồng, ta thường nghe câu mở đầu lý giải sự đời, rằng : “Cái gì cũng có hai mặt của nó”. Đó là lời lý giải thấu tình đạt lý trong mọi đề tài tranh luận. Nó thấu tình, vì tự nó là một bằng chứng vô tư trong mọi lúc. Nó đạt lý, vì cơ sở Khoa học và Triết học mà nó được dẫn xuất ở mọi nơi. Cơ sở Khoa học của nó là lưỡng tính sóng – hạt trong cấu trúc vi mô của vật chất. Cơ sở Triết học của nó là biện chứng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập trong một sự vật.
Vận động là linh hồn của tồn tại vật chất. Vận động là Thông tin trực tiếp, phản ảnh sự đấu tranh giữa các mặt đối lập để đi đến thống nhất. Lưỡng tính và Đối xứng là cặp song sinh có từ lúc khai sinh Vũ trụ. Cái này thông qua cái kia để phản ảnh thực tại toàn bộ đời sống Vũ trụ : Nếu đối xứng khơi mào cho sự hình thành, thì phá vỡ đối xứng khơi mào cho sự phát triển.
Hai cực “Âm” và “Dương” là cặp đối xứng, bản chất đối lập nhau nhưng cùng tồn tại trong thể thống nhất của một nguồn tích điện năng. Nếu kết nôi hai cực Âm và Dương (phá vỡ đối xứng) thì lập tức xảy ra phản ứng chuyển hóa năng lượng, kèm theo một dòng điện mạnh giải phóng ra mạch ngoài.
Đôi xứng Âm – Dương (khí) là cốt lõi của Triết học Phương đông (Âm dương ngũ hành) trong nhận thức về vận hành củaVũ trụ và của sinh thẻ.
Thực và Ảo là hai mặt đối lập, nhưng chúng thống nhất trong Thế giới số, chẳng hạn :
- Số ảo i = -1 liên kết với trường số thực và, trong nhiều trường hợp, sự liên kết đó đi đến lời giải bài toán nhanh hơn. Quá trình tương tác với trường số thực, số ảo tự biến thành thực, và nhất quán trong không gian Số thực.
- Một sự kiện khác: Ta soi mình vào gương, ảnh trong gương là ảo. tuy diện mạo giống ta, nhưng không phải là ta. Ta và “kẻ trong gương” chỉ là một cặp đối xứng, thống nhất trong một hệ quang học, nhưng đối lập nhau về hướng hành động. Chẳng hạn, nếu ta chìa tay phải ra để trao cho “hắn” cái bắt tay thân mật, ta sẽ ngỡ ngàng lúng túng khi thấy “hắn” đưa tay trái của mình ra… Trong khi ta cầm bút tay phải, viết nắn nót cho “hắn” chữ TẦM thì “hắn” lại cầm bút bằng tay trái và viết cho ta chữ MÂT. Rõ ràng hành vi của ta và của “hắn” theo chiều hướng đối lập nhau, nhưng, chính vì thế, bổ sung cho nhau những thông tin đầy đủ của một thực tại Vật lý, được phát biểu dưới dạng các định luật quang hình.

- Những hiện tượng và sự vật viện dẫn trên đây cho thấy rằng sự thống nhất giữa các mặt đối lập trong một thực thể là thuộc tính phổ quát trong Tự nhiên. Nếu trong Thế giới các hạt cơ bản (những đơn vị nhỏ nhất của Vật chất), chúng tồn tại dưới dạng tiềm năng, nhưng thông tin từ chúng vừa có tính vật chất vừa có tính giả ý thức, vi vậy đối với chúng,“lưỡng tính” là bản chất trội, thì trong Thế giới vĩ mô (Thế giới của khối lượng lớn) chúng được vật chất hóa và tồn tại dưới dạng cụ thể. Quán tính của khối lương trở thành tính trội, đã làm “nhòe” bản chất lưỡng tính nguyên sơ của chúng. Có thể coi lưỡng tính cũng là hệ quả của Nguyên lý tiết kiệm Oscam: Lưỡng tính sẽ là lưỡng năng, lưỡng năng sẽ là lưỡng dụng. Nhờ đó mà Vũ trụ không cần sở hữu một số lượng thực thể vô hạn để làm ra cái hiện thực vô hạn như Vũ trụ hôm nay.

Tóm lại, Nguyên lý bổ sung là một nguyên lý về nhận thức. Nhận thức cơ chế vận động tùy biến của vật chất và hiện tượng, mà chân lý của nó chỉ có thể được nhận thức từ kết quả quan sát ở mọi cơ hội, mọi góc độ khác nhau. Thực tại này của Thế giới vật chất đã từng gây tranh cãi trong lịch sử Khoa học và Triết học trong quá khứ. Lý do chính là sự liên tưởng, trao cho Vật chất vô tri một ý thức ở cấp độ nào đó bằng cái nhãn “tùy biến”. Một ý tưởng manh nha từ hành vi của hạt électron và phôton từ thí nghiêm hai khe rất nổi tiếng trong Vật lý học. Rõ ràng, hiện thực Thế giới cần phải như vậy, để có thể làm cho cấu trúc Vũ trụ luôn trong trạng thái bền vững, bất chấp mọi quá trình hỗn độn và ngẫu nhiên tiềm ẩn trong đời sống của nó.
Vì thế, Nguyên lý bổ sung vừa là nguyên lý của bản thể luận vừa là nguyên lý của nhận thức luận. Tùy tình huống cụ thể mà hệ bộc lộ diện mạo khác nhau để hài hòa trong cái toàn bộ của hiện thực được quan sát.

6 nhận xét:

  1. TBT thân mến, những bài viết này đọc rất lý thú. Đáng chú ý là nó đưa ra giải thích về mặt lý thuyết của hiện tượng âm dương, sự thống nhất của các mặt đối lập... Mỗi cá thể chúng ta cũng là tổng hoà của rất nhiều đặc tính. Người ta nói: "Chẳng ai hoàn toàn tốt mà cũng không ai hoàn toàn xấu" là vậy. Lại liên hệ đến câu chuyện "Thằng đầu to" và "Nhật ký một cave" cũng là phản ánh nhiều mặt của 1 cá thể.
    Cảm ơn TBT.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng vậy. xấu hay tốt thì chỉ là qui ước. Có những thứ ngày hôm nay coi là xấu thì có thể ngày mai coi là tốt và ngược lại. Tất cả đều là thực tại.

    Trả lờiXóa
  3. Xin "tham chiến" như sau:
    Hôm nay thấy một girl of KT26 nhảy vào lĩnh vực "gầm ghì" này, kể cũng có hứng đấy nhỉ. Đúng là thế giới phải có ÂM có Dương,phải có sóng, có hạt chứ toàn "Muỗi đực" gầm gè nhau chắc...hềhe..
    Tiếp lời của KT ở trên, xin trích dẫn câu của Trịnh Công Sơn:
    Tôi là kẻ vô đạo trong tình yêu, những khi tôi giận hờn cuộc đời. Khi cuộc đời yêu tôi, tôi sẽ là tín đồ của tình yêu". Vậy con người lúc thì "tốt", lúc thì "xấu" phải ko các bạn!?

    Trả lờiXóa
  4. Bác Vicent này. Xấu tốt trong tình yêu lại càng khó lường. Bác đọc bài :" Tất cả đàn ông đều đểu" chưa?

    Trả lờiXóa
  5. "Cần phải nhớ lại, như thừa nhận một chân lý đương nhiên sinh ra cùng mặt trời, rằng tất cả những hành động phản biện và cảnh báo tai họa không phải để chống phá chính phủ, mà là để góp phần làm vững mạnh chính phủ và đất nước". Đây là lời của nhà văn Võ Thị Hảo trên BBC. Hình như bà ấy có đọc bài viết trên nên nói giống lắm. He he...

    Trả lờiXóa
  6. Thú thực tôi không đủ khả năng đọc và tham gia các vần đề "gầm gì" chư ACE nói. Có chăng tôi thích cái gì đó nó yếu đuối, mủi lòng chút. Nói ra ACE đứng cưới, nhất là các ACE sưu tầm các bài gầm gì này nhé...
    Tuy nhiên qua một số nhận xét. Tôi tán đồng với tất cả mọi người. Cái gì cũng có tính 2 mặt của nó. Và tôi rất thích cách đặt vần đề của KT26 về xấu tốt trong tình yêu rất khó lượng với dẫn chứng bài "tất cả đàn ông đều đểu". Tôi cũng tâm đắc với nhận xét và trích dẫn của Duong vế cái gọi là góp phần vững mạnh chính phù thông qua cảnh báo và phản biện như nhà văn gì đó phát biểu trên BBC. Nếu quay lại như KT26 thì tôi cũng nhất trí đóng góp hay chống phá chính phủ âu cũng khó lường.
    ... Nhân đây tôi kể một chuyện vui... Đợt rồi tôi ra ngoài Bắc. Có nghe thấy một phong trào làm tang lễ "theo nghi thức nhà nước". Các Cty mai táng với đội ngũ chỉnh tề, kèn, gậy... hoành tráng lắm. Và họ không quên phủ lên quan tài một lá cớ Tổ quốc. Tôi nghe vậy lấy làm bất bình. Đâu ai cũng được phủ cờ TQ khi chết, chỉ dành cho những người hy sinh khi làm nhiệm vụ cho dân cho nước hay các tang lễ theo nghi thức nhà nước. Tuy nhiên có nhiều người nói, đó là thể hiện tình yêu tổ quốc của gia đình, nhất là người chết, ôm là cờ tổ quốc khi ngủ yên cõi vĩnh hằng. Đặc biệt ông ta là Đảng viên lão thành trên 60 năm tuổi Đảng... Họ nói có lý chứ ?
    Mình nhận xét và hỏi họ :Chỉ ở một góc độ nào thôi. Cũng như nhiều người dựa vào dân chủ để phá hoại, để mưu cầu tự lợi. Có nhiều kẻ cũng dùng lập luận yêu tổ quốc, ôm cờ khi ngủ mà:
    - Phủ cờ TQ lên quan tài con em mình chết vì: đâm chém nhau, cướp giật, tù tội ..
    - Nếu ta ôm cờ ngủ mà "ở chuồng" quấn quít nhau dưới cờ ...
    ==> CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
    Tất nhiên là không, đó là lợi dụng dân chủ, lợi dụng quần chúng, thói quen để làm bậy... Cờ TQ chì được sử dụng cho những mục đích trong sạch và có qui định. Có thể giờ họ chưa phản đối vì đơn lẻ và tang gia bồi rối. Nhưng nếu làm nên một trào lưu "ôm cờ vào ngực" kiểu này thì chắc chắn nhà nước sẽ can thiệp.
    Rất khó lường như ông KT26 nhận xét đó. Tôi đồng tình.

    Trả lờiXóa