Danh sách Blog của Tôi

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

ĐÔI ĐIỀU VỀ HẢI PHÒNG XƯA (Tác giả: Nguyễn Xuân Phú)


Dear all,

Hôm nay vào blog kt26 thấy hình ảnh Hải phòng xưa, nổi hứng viết vài dòng chia sẻ với các bạn.

1/ Như các bạn đã biết sau cuộc chiến Pháp - Thanh 1895 hòa ước Thiên tân được ký kết, quân Thanh hoàn toàn "biến" khỏi Việt nam. Mọi quyền lợi tại bán đảo Đông dương hoàn toàn thuộc về Pháp. Lúc này kế họach khai thác thuộc địa lần 1 tại Việt nam bắt đầu.  Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn có thể tra google.

2/ Sau sự kiện 8 cường quốc tấn công Bắc kinh, Từ hy & Quang tự chạy mất dép dẫn đến hòa ước Tân Sửu. Gần 11 nước xâu xé Trung hoa. và miếng bánh Vân nam, Quý Châu rơi vào tay Pháp.

3/ Sau khi tính tóan, các kỹ sư cũng như chuyên gia hàng đầu của Pháp đề xuất phải xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như mọi điều cần thiết khác để "xơi" miếng bánh Vân nam. Chính phủ pháp quyết định phát hành trái phiếu huy động vốn đầu tư vào Bắc kỳ . Cụ thể là đầu cầu Hải Phòng và tuyến đường sắt Hải phòng - Hà nội - Lào Cai- Côn Minh.

4/ Vì lý do nêu trên, Hải phòng thành điểm nóng đầu tư trong giai đọan này. Không có gì khó hiểu khi nhà máy điện đầu tiên (Cửa cấm). Nhà hát lớn đầu tiên, Cảng đầu tiên... trên tòan cõi Đông dương thuộc pháp đều tập trung tại Hải phòng.

5/ Cũng vì những nguyên nhân trên Thế hệ "cửu vạn" đầu tiên tại Hải phòng là người Quảng tây và Quảng Đông . Những bạn nào tiếp xúc với dân cửu vạn chân chính đều biết một số thuật ngữ chuyên ngành còn tồn tại đến bây giờ.

6/ Lượng nhân công tham gia vào các dự án khổng lồ này từ các nguồn Thái bình, Nam Định, Hải hưng, Quảng Ninh.. gia tăng chóng mặt cộng thêm "Tây thực dân" thời kỳ này phần lớn tại miền Nam nước Pháp nên rất nhiều tiểu xảo, tiếng lóng, văn hóa ... ảnh hưởng tới cá tính, hành vi, thái độ ứng xử của dân Hải phòng . Góp phần tạo nên cái gọi là người HP ngày nay.

7/ Mỗi  hình ảnh, địa chỉ, tên gọi, thuật ngữ, tiếng lóng ... sẽ giúp chúng ta  cảm nhận và hoài niệm sâu sắc hơn tự nhiên hơn khi tìm hiểu về lịch sử thành phố 100 năm trước.

Mấy dòng chia sẻ , hy vọng các bạn giúp thế hệ sau tự hào về Hải phòng trên cơ sở khách quan, và khoa học.

Rất vui khi các bạn quan tâm và chia sẻ chủ đề này với cá nhân tôi.

Thân.

NXP     

19 nhận xét:

  1. Cám ơn Tác giả. Rất hay. Những tư liệu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành và văn hóa của Hải Phòng. Tác giả viết hơi vắn tắt nhưng đó sẽ là những gợi ý để chúng ta tìm hiểu thêm chi tiết. Đúng là những người con của quê hương HP không thể không có cảm xúc khi nhìn thấy hình ảnh quê hương.

    Trả lờiXóa
  2. Ai za, cảm ơn bạn Phú! Giờ mình mới hiểu rõ hơn tại sao người ta hay sợ "đầu gấu Hải Phòng". Mình giờ thành người "Hà Lội" rồi, nhưng đi đến đâu mình cũng tự giới thiệu: Em quê Hải Phòng (ngầm ý nói, liệu chừng đấy, em "nà" cũng không hiền đần như vẻ ngoài đâu!) Từ chuyên ngành Phú nói là kiểu như: Phán xẩu ấy hả?

    Trả lờiXóa
  3. Cách đây khoảng chục năm tôi có theo học một lớp về ngoại giao và kinh tế quốc tế tại VP Bộ Ngoại Giao tại TPHCM. KHi học về vấn đề biên giới, lãnh thổ thì thấy cơ sở cho tất cả các cuộc đàm phán về biên giới lãnh thổ, lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc đều lấy cơ sở là Hiệp Ước Pháp Thanh được ký sau cuộc chiến Pháp thanh kể trên.Đây là hiệp ước về lãnh thổ đầu tiên giữa Việt nam thuộc Pháp và TQ được quốc tế công nhận.

    Trả lờiXóa
  4. Còn tôi có lần đi chơi giới thiệu "nà" dân HP thì bị chê:"HP gì mà hiền thế"

    Trả lờiXóa
  5. 1/Hiệp ước Pháp - Thanh 1895. cảng sài gòn thành lập 22/2/1860 trước khi pháp chiếm đuo75c toàn bộ VN. vậy mà ông Phú nói cảng HPG được Pháp xây dựng đầu tiên.
    2/Nhà hát lớn sài gòn : khởi công 1898 hoàn thành 1900 . Hà nội 1901 - 1911 . Hải Phòng 1904-1912 xây sau củng
    3/Nhà máy điện tôi không biết

    Ông Phú yêu quê hương vừa thôi đừnh nhận nhầm như thế kẻo mất lòng người sài gòn gia định

    Trả lờiXóa
  6. Chào bạn Vô Danh.
    Cám ơn comment của bạn. Đúng sai không quan trọng. Quan trọng là những tranh luận này mở hướng cho chúng tìm hiểu thêm. Hoan nghênh bạn đến với Kt26

    Trả lờiXóa
  7. Dear Vodanh
    Về Nhà Hát Lớn thì đúng như bạn nói. Tuy nhiên về Cảng thì cần kiểm tra lại nguồn.
    Cám ơn đã tham gia diễn đàn.
    Phú

    Trả lờiXóa
  8. Tôi có tra cứu thì thấy trong wikipedia có đăng đúng như bạn Vodanh nói nhưng lại ghi chú là kiểm tra lại nguồn. Như vậy cũng chưa rõ lắm lắm. Theo tôi, chắc chắn cảng SGN thành lập trước vì người Pháp vào SGN trước rồi mới tiến ra Bắc. Tuy nhiên đầu tư xây dựng thành cảng lớn thì có thể là Hải Phòng trước. Có một điều chắc chắn là Cảng HP thời Pháp qui củ và hoành tráng hơn Cảng SGN vì Cảng HP có hệ thống đường sắt, (cùng đường bộ, đường sông) nối liền từ Cảng đi Hà nội và và các tỉnh khác, trong khi cảng SGN không có đường sắt.

    Trả lờiXóa
  9. Ngoài ra, Sân bay Cát Bi tại Hải Phòng hợp cùng Cảng HP và hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông đã tạo nên một đầu mối giao thông cực lớn.

    Trả lờiXóa
  10. Có nẽ toàn người HP nàm ăn trỏng lên viết nhiều về HP khiến nhiều người ghen tị. Theo tôi, ô Phú lên nôi kéo mấy cô chân dài người SG nàm ăn trong c.ty cùng tham gia để bớt phần chênh nệch. Đọc vài bài của ô về "nguồn gốc đạo phù thủy" thấy ổng chưởng lực cũng cao siêu đấy. Nhưng nâu quá ko xuất chưởng lào khiến ACE sốt ruột quá.
    Bạn Vô danh chắc chắn là người SG rồi,vì thông qua cách Typing chữ "đuo75c" thì 100% là người Nam Bộ, vì ở đó ko gõ kiểu Telex như ngoài Bắc. OK
    Hay để tôi kéo hộ vài cô SG vào cùng tham gia Blog, được ko ô Phú???!!1
    Hằng cơm's Husband- Cao Tiến Điện

    Trả lờiXóa
  11. Quá được Bác Vicent ạ. Bác kéo luôn đi. Hứa là phải làm đấy.

    Trả lờiXóa
  12. Này,tôi nói là để kích tướng ô Phú chứ ko nói ô đâu đấy nhé. "Con muỗi cái" mà nghe được là tôi bảo là ô "xui" đấy nhé và ô phải chịu trách nhiệm "đổ vỏ" đấy. Hề hề....

    Trả lờiXóa
  13. Ông Phú hay đọc nhưng lười comment lắm. Sắp tới Ông Phú có một vụ rất hay. Sẽ có bài post lên Blog.

    Trả lờiXóa
  14. Gửi KT26: KHÔNG CÓ GÌ chắc chắn là Cảng HP thời Pháp qui củ và hoành tráng hơn Cảng SGN cả. Cái thước đo đánh giá là số lượng và chất lượng hàng hóa thông qua cảng . số tiền thuế mà Pháp thu tại cảng. bạn có thể tra trên mạng là thấy.
    Còn nữa . Tuyến đường sắt đầu tiên Pháp làm và đưa vào họat động là Sài Gòn-Mỹ tho ngày 20-7-1885.
    Ga Sài gòn xưa tại công viên 23/9 bây giờ. Kênh rạch Nam bộ nhiều nên lúa gạo chủ yếu đi bằng đường Thủy lên SGN đến giờ cũng vậy. Người Pháp và người Mỹ không thấy có lý do gì đưa đường sắt vào cảng cả.

    Trả lờiXóa
  15. Tks bạn Vo danh. Những ý kiến bạn đưa ra rất có cơ sở. Tôi chắc bạn là người rất am hiểu về lịch sử cũng như chuyên môn về cảng.

    Trả lờiXóa
  16. Tôi thì không có kiến thức về tra cứu và lịch sử. Tuy nhiên vần đề các commentator đưa ra diễn diễn đàn ngoài các con số là có thể làm hài lòng mòi người. Âu vì nó là con số. Ngoài ra tôi nhận thấy nhiều ý kiến đưa ra về so sánh 2 cảng mỗi người nhìn nhận theo một khía cạnh khác nhau. Các ông đưa ra một cái tiêu trí để so sánh : QUI CỦ VÀ HOÀNH TRÁNG. Một cái tiêu trí rất trìu tượng và mang tính "điễn đàn". Nó không có một tiêu trí cụ thể nào cả. Do vậy Ô KT 26 xét nét trên một phương diện khác (mặc dù không rõ ràng, nhưng theo tôi hiểu) đó là mức độ đầu tư của cảng. Cái này cũng có thể coi là một tiêu trí rõ ràng. Còn Ông Vo danh đi vào sản lượng hàng hóa thông qua, thuế thu nhập. Cái này nếu xét ra cũng là một tiêu trí. Tuy nhiên vấn đề chất lượng hàng hóa để đánh giá mức QUI CỦ VÀ HOÀNH TRÁNG... cũng là một tiêu trí, tuy nhiên chúng ta phải xét sâu hơn quan niệm thế nào về chất lượng hàng hóa để đánh giá mức qui củ và hoành tráng của một cảng?



    Một bài được coi là hay trên diễn đàn. Có đúng, có sai. Có cái chưa rõ. Qua đó chúng ta được hiểu biết thêm tứ các thông tin cũng như từ cách viết và comment của từng người. Âu chúng ta thật khuyến khích và chào mừng

    Trả lờiXóa
  17. Bài này tôi đã comment 2 lần rồi nhưng vẫn mất. Hôm nay vẫn viết lại, được thì tốt, ko đành chịu.
    Tôi cũng nhất trí với quan điểm của Chuti, nói về bề dày lịch sử thì ko chỉ nói đến lượng hàng hóa XNK. Cái đó còn tùy theo từng giai đoạn phát triển k.tế của đất nước. Hơn nữa các con số đưa ra đều mang tính khái quát (Đều dựa trên mạng cả). Do vậy ko thể tránh khỏi sai sót nhầm lẫn. Độ chính xác phải căn cứ vào tài liệu lưu trữ gốc. Theo tôi được biết thì việc x.dựng cảng biển đã có từ rất lâu rồi, trước khi người Pháp đến đô hộ thì người Nhật người Tàu đã đến và Cảng Hải Phòng là bến đỗ đầu tiên để giao thương với các nước. Tôi cũng có một ôố số liệu bằng chữ T.Q cổ nói về việc đầu tư và x.dựng cảng HP, ko biết máy các ô có đọc được ko (vì tôi nghiên cứu tiếng Hán cũng khá lâu rồi). Việc này đúng hay sai, chúng ta hãy tạm căn cứ vào tài liệu cổ nhất được lưu giữ trong viện bảo tàng thành phố là chuẩn nhất. Chứ các số liệu tren mạng có nhiều biến động lắm.

    Trả lờiXóa
  18. Cám ơn ý kiến của các bác. Vô tư mà nói thì kể cả người viết bài và mấy người comment trong đó có tôi đều trong tư thế của Hải Phòng quê ta, hơi nặng về tình cảm. KHi phân tích so sánh thì phải dựa trên những tiêu chí cụ thể : ngày giờ thành lập, xây dựng, khởi công, qui mô thì phải có diện tích kho bãi. chiều dài cầu tàu, lượng hàng hóa thông qua, số lượng tàu vào cảng, độ phong phú của các loại hàng hóa, quốc tịch các tàu ra vào...
    Cái này cũng giống như Phở Ách ngon hơn Phở Hòa !!!
    Phải nói rằng đây là bài viết đạt kỷ lục về số lượng comment trên kt26 từ trước tới nay.
    Xin cám ơn tất cả và chúc kỳ nghỉ Lễ vui vẻ.

    Trả lờiXóa
  19. Cảm ơn KT26, 02 ngày rồi tôi đã nghỉ Lễ sớm rồi. 02 ngày không vào Blog mà thấy có nhiều cái mới.
    Dù ít hay nhiều các thông tin, comment đều có ích cho chúng ta. Tôi cảm ơn comment của ông vì qua đó tôi một lần nữa vẫn chưa sửa được lỗi chính ta. Lần này "tiêu Trí " & "Tiêu chí"... huhuhu...

    Trả lờiXóa