Danh sách Blog của Tôi

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

SO SÁNH HÀ NỘI VÀ SÀI GÒN (Sưu tầm)

Cà phê
Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn
Sài Gòn: Đt Cafe + ít sữa + đá + đá + đá \… + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có 1 ấm trà to tướng \… chan vào cafe uống \? hết lại có thêm (không cần xin)
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc
Ăn trưa
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền
Gọi điện ngoài đường
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại - cho cả thế giới biết bạn là ai
Cảm ơn
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn
Cơn mưa
Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên
Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng
Ăn mặc
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ
Xe máy
Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh
Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ
Giao thông
Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi
Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý
Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải
Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái
Trà đá
Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí
Ăn phở
Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa
Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê
Giầy vớ
Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ
Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày
Con đường
Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm
Đụng hàng
Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau
Con gái Hà Nội: “Tớ với ấy cùng mua nó nhé?”
Con gái Sài Gòn: “Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác”
Dao dĩa
Khi bạn nói: “Cho tôi thêm một cái dĩa” với người bồi bàn
Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa
Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc đĩa
Tỏ tình
Khi bạn nói với một cô gái: “Thế em có yêu anh không?”
Con gái Hà Nội: “Nếu nói không thì sao”
Con gái Sài Gòn: “Tại sao lại không nhỉ!”
Ca ve
Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave…
Cave Hà Nội: “Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?”
Cave Sài Gòn: “Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nhạ..”
Ăn sáng
Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: “Đi ăn sáng với tớ nhé?”
Ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào!
Ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!
Dạ vâng
Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa
Ở Hà Nội: Bạn nói: “Dạ, vâng!”
Ở Sài Gòn:! Đã “Dạ” thì khỏi cần “Vâng”
Chào hỏi
Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về
Ở Hà Nội: “Cháu chào cô cháu về!”
Ở Sài Gòn: “Con thưa dì con dzìa!”
Giàu có
Bạn được coi là giàu có khi…
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền
Giữ xe hàng quán
Hà nội: Giữ xe miễn phí
Sài gòn: “Anh cho xin 2 ngàn”
Uống bia
Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn
Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa
Karaoke
Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ
Sài Gòn: Chọn số, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ
Xôi
Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ
Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi
Phở
Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)
Siêu thị
Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa không thiết thực
Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình
Nhà sách
Hà Nội : Nhân viên hách dịch
Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi
Chùa chiền
Hà Nội: Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa
Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh
Tào phớ
Hà Nội: Lát mỏng, nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai!
Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài
Chè
Hà Nội: Ăn trong cốc, bát nhỏ
Sài Gòn: Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút
Cắt chanh
Hà Nội: Bổ ngang
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ  phần giữa
Lơ đễnh đụng phải xe dừng đèn đỏ đằng trước
Hà Nội: Fẹc đoẹ mịa @%$^&*
Sài Gòn: Nạn nhân chỉ quay lại xem thủ phạm là ai rồi… chờ đèn xanh tiếp
Cây xanh
Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo
Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên Ba tháng hai
Nước canh rau muống
Hà Nội: Sấu, chanh
Sài Gòn: Me, chanh
Tán gái
Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán
Cuối tuần
Hà Nội: cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi
Sài Gòn: đi ăn tiệm
Chất chơi và chất chiến
Hà nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì x có.
Sài gòn: 5 số 67, TaK X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền : Chú cần nhiêu???
Chợ tình
Chợ tình Sài gòn: Anh hai có sài em hông
Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca
Xe
Hà Nội : hiếm gặp những xe đời cũ
Sài Gòn : những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố
SG: chả ram , chả giò
HN: nem rán
Vá xe
Sài gòn : Vá xe lúc nửa đêm… em xin 5 ngàn thôi
Hà Nội : Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho
Hồ
Sài Gòn : Hồ con rùa to mà nhỏ , nhỏ mà to
HÀ nội : Các hồ đều bé dần lại
Xe khách
Sài gòn : Đi xe đò !!! 1 người 1 ghế ( số ghế đàng hoàng ) không đón thêm nếu đã đầy
Hà Nội: Anh ngối xích vào , cho người ta ngồi với !!!!!!!
Sài Gòn : Website mấy trường đại học tự làm ra
Hà Nội : Tự lấy mấy website của người ta về làm
Sài Gòn: Ra đường đầu tóc chỉnh tề
Hà Nội: Đội nón tai bèo tà rề rề dạo phố
Shopping thì Hà Nội thua đứt TPHCM rồi
HN: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi không để còn đốt vía nào!
SG: Cám ơn anh. Lần sau lại ghe'’ em nha.
Tức mình chửi nhau (nhẹ nhàng, heh heh heh)
HN: Đồ dở hơi
SG: Quân mắc dịch
Hài
HN: Nặng về lời nói.
SG: Nặng về cử chỉ.
Hà-nội: Vào quán, ngôi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi!
Sài-gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!
Người Hà-nội: nói dài dòng nhưng khó hiểu!
Người Sài-gòn: nói ngắn gọn nhưng dễ hiểu!
Tiệm Internet
Hà-nội: ít nhưng rẻ!
Sài-gòn: nhiều mà mắc!
Nhà cửa
Sài-gòn: rộng và sâu
Hà-nội: nhỏ và ngắn
Chào hỏi
Hà-nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng bằng lời nói!
Sài-gòn: bạn sử dụng cử chỉ: cúi người!
Về đồ ăn
Người HN hay ăn mặn
Người SG hay ăn đồ ngọt
Phong cách sống
Người HN ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó
Người SG ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn
Ở HN: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
Ở SG: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá
Thuốc lá
Ở HN, rất dễ dàng gọi 1 bao VINA
Ở SG, em chỉ có Mèo thôi anh Hai
Biển quảng cáo
Ở HN, phải mang tính lịch sự, trang trọng
Ở SG, càng hài hước càng thu hút mọi người
HN có bún chả
SG có cơm tấm
Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu
Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã
Gọi điện về việc kinh doanh
Hà Nội: chú là con ai đấy?
SG: mang kế hoạch kinh doanh đến ta cùng bàn nhé!
Phát triển dự án
SG: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?
HN: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?
HN: Yêu vẫn phải giữ
SG: Yêu là hết mình luôn
Giục người bán hàng gói nhanh lên
SG: Vâng em làm ngay đây
HN: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!
Khi khách đến nhà
HN : Mời bác dùng cốc chè tươi ạ
SG: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi
2 người bạn nói chuyện với nhau
HN: Tớ nói cho cậu nghe cái này nhé
SG: Eh tao nói cho mày nghe cái này nè
Khi ai cho mình cái gì
HN: Vâng quí hóa quá
SG: Trời ơi dữ hông
Khen đồ ăn ngon
HN: Ngon tuyệt cú mèo
SG: Ngon bá chấy bọ chét
Khen vật gì to
Hà Nội: To vật vã.
Sài Gòn: Bự bành ki
HN : bắt nạt
SG : ăn hiếp
HN : mất điện, mất nước
SG : Cúp điện, cúp nước
Con gái SG : da rám nắng, nói năng dễ thương
con gái HN : da trắng , lạnh lùng khó bắt chuyện
Người SG nói: dễ hiểu
Người HN nói: suy nghĩ trước khi hiểu
Hà nội: chị ơi cho em cái túi nylon
Sài gòn: chị ơi cho em cái bịch xốp
Nói về ngu
Hà nội: ngu hết phần chó
Sài gòn: ngu như heo.
Về hoa quả
Hà nội: quả táo,
Sài gòn: trái bom
Hà nội: quả dứa
Sài gòn:trái thơm
Hà nội: Buôn dưa lê
Sài gòn: Tám
Uống bia
Hà nôi: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly
Sài gòn: Chai của ai người ấy uống
Uống rượu
Sài gòn: Rượu sẽ phải uống cùng với nước đá và vài lát chanh
Hà nội: Bắc cạn và không được …giảm sóc
Khách sạn
Sài gòn: Khi bạn dừng xe, sẽ có người mở cửa và giúp bạn bê đồ
Hà nội: Có thể bạn sẽ phải gọi rát cả cổ mà chưa thấy lễ tân đâu
Sinh viên và cave
Sài gòn: nhiều em sinh viên trông như cave
Hà nội: nhiều em cave trông như sinh viên
Có những dòng sông, chúng giống nhau đến lạ
Sông kim ngưu ở hà nội
Kênh nhiêu lộc ở Sài gòn
Sài Gòn gọi là xí muội
Hà Nội gọi là ô mai
Hà Nội: Mời cơm … ứ dám ăn
Sài Gòn: Mời cơm là … phải ăn
Hà nội : Đổi tên công viên Lê Nin thành công viên Thống Nhất
HCM : Đổi tên dinh Độc Lập thành hội trường Thống Nhất
Hà Nội : Đường Giải Phóng chạy ra QL 1.
HCM: Đường Hà Nội chạy ra QL 1.
Hà nội: Gội đầu thư giãn
Sài Gòn: Hớt tóc thanh nữ v hớt tóc máy lạnh
Thực ra vào trong đó thì như nhau
Hà Nội: nỡm ạ
Sài Gòn: quỷ sứ v đồ quỷ
Hà Nội: đèo em nhá
Sài Gòn: chở em
Sài Gòn: hun
Hà Nội: hôn
Uống Cafe
Ở Sài gòn: thường uống cafê có nhiều đá vào buổi sáng trước khi đi làm
Ở Hà nội: thường uống cafe khi đi chơi vào buổi tối trước khi ..đi ngủ
Nếu bạn gọi một ly nâu
Ở Sài gòn: bạn sẽ được chủ quán mang cho một ly cà phê đen
Ở Hà nội: bạn sẽ được 1 ly cà phê có thêm sữa
Nếu bạn muốn uống cà phê sữa
ở Sài gòn: cho xin 1 ly bạc sửu
Ở Hà nội: nếu bạn gọi 1 ly bạc sửu bạn sẽ nhận được câu trả lời - không có, hoặc bạn bị coi là…hâm.

4 nhận xét:

  1. Hay đấy, những cái khác biệt tưởng nhỏ nhưng mà lớn...

    Trả lờiXóa
  2. Có lần tôi đọc một bài nghệ sỹ Thành lộc trả lời phỏng vấn,trong đó có chi tiết so sánh hoạt động nghệ thuật hai miền Nam Bắc mà đại diện là HAN và SGN. Thành Lộc nói: " HAN thì hàn lâm, bài bản nhưng khô cứng còn SGN thì hiện thực, sinh động nhưng bát nháo. Tôi thấy nhận xét này rất hay và chính xác.

    Trả lờiXóa
  3. Đó chính là những điểm cơ bản của văn hóa nói chung và nghệ thuật 2 miền nói riêng.
    Tuy nhiên, cái khác biệt này âu vẫn tồn tại nhưng sự khác biệt rõ nét như TL nhận xét cũng ở cái thời kỳ cách đây không lâu. Còn hiện tại do sự dịch chuyển dân số các vùng miền. Đặc biệt là Nam tiến. Nên nghệ thuật SG tiếp thu và có một chút thay đổi nhiều theo hướng hàn lâm. Còn Nghệ thuật HN, cũng học hỏi theo hướng "thị trường" bát nháo của SG. Kết cục là Nghệ thuật SG phát triển và vững vàng hơn.... Đơn cữ như tôi trước đây không thể xem hài SG được. Nhưng tới giờ, mặc dù vẫn còn một số vở hài hay của phía Bắc, tôi vẫn thích nhưng phần nhiều là cái tính nửa mùa hàn lâm + bát nháo của hài Bắc làm tôi mất hứng thú. Trong khi đó rất nhiều vở hài SG giờ lại đậm chất hàn lâm trong cái cốt cách hiện thực sinh động vốn có.

    Trả lờiXóa
  4. Đúng vậy. Chính Thành Lộc nói là sẽ phát triền nghệ thuật theo hướng kết hợp cái hay của cả hai miền. Chính vì thế xem những vở của Thành Lộc
    (IDECAF) có chiều sâu nhưng cũng rất dễ hiểu, sinh động và nhẹ nhàng.

    Trả lờiXóa