Danh sách Blog của Tôi

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

TÔI ĐI HỌC ( T/g: Chuti)



Tiếp nối chủ đề tôi đi học, tôi đi làm. Nhân ngày khai trường của các cháu. Xin hưởng ứng bằng bài viết đầu đời đi học trong một chuỗi những bài đã và sẽ được sẻ chia.

Hôm qua em đến trường
Mẹ dắt tay từng bước.
Hôm nay Mẹ lên nương,
Một mình em tới lớp.

Thằng Cà Hu lẩm nhẩm câu hát mà với nó câu thuộc câu chăng dọc con dường dải đằng đẵng đến trường cấp I Trần Quốc Toản. Ngôi trường nằm sâu trong con hẻm nhỏ chạy ra đường Đà Nẵng. Ngày khai giảng đầu đời của nó sao mà tâm trạng, mà ngượng ngùng đến vậy!?
Nó là một trường hợp cá biệt trong một rừng cánh chim tự tin tung cánh ngày tựu trường hôm nay.

Một năm về trước, Mẹ dắt tay nó tới một cái lớp học nhỏ trong làng Phương Lưu. Nó được dặn dò, đó là lớp vỡ lòng. Nghe cái tên ấy thằng Cà Hu đã hấp ha hấp háy cái mắt nghịch ngợm. Có chăng đi học cái lớp vỡ bụng bao giờ!?
Gọi là lớp học cho oai chứ nhìn chẳng khác cái kho hợp tác xã mà có đôi lần nó và lũ bạn trong xóm “đào vòm” kiếm mấy củ khoai sống dằn bụng . Bàn ghế xiên xẹo, cũ kỹ. Đâu đó là hai dãy bàn đặt nghiêng nghả, chừa ra một lối đi nhỏ. Nền nhà bằng đất, lồi lõm bẩn thỉu. Những ngày mưa, lớp học chẳng khác nảo bãi trâu bò giẫm. Cái bảng đen lỗ chỗ, nhìn cứ như một bãi bom bi vừa nổ. Chỉ tội cho cô giáo, mỗi lần xóa bảng, cái miếng rẻ lau nát vụn bẩn thỉu cứ như trêu ngươi, đùa cợt với bụi phấn trắng. “Các sinh viên” vỡ lòng cũng có sung sướng gì hơn!?  Có chăng, thời buổi chiến tranh loạn lạc, rau cỏ ăn nhiều, Vi-ta-min A chắc dư thừa, đứa nào đứa ấy chỉ thấy mắt là mắt. Thành ra chữ nghĩa dù ẩn nấp trong bãi bom bi vậy mà chúng nó cũng nhìn ra, đọc to vanh vách.
Cái bàn trên cùng nho nhỏ giành cho cô giáo. Thằng Cà Hu được biết cô giáo tên là Thêm. Khi nghe cô giáo nói tên mình, nó lại tủm tỉm cười và hướng ánh mắt nghịch ngợm xuống lũ học sinh nhếch nhác đang ê ê, a a…Cũng vì cái tên này mà có lần nó bị ăn một cái thước đau điếng vào tay. Nó có tội gì đâu, khi mà nó yêu cầu : “Cô cho em viết t..h..ê..m một chữ nữa!” . Lúc đó nó nghĩ vậy, chả có tội gì, nó ham học vây cơ mà! Có chăng nó hơi kéo dài cái yêu cầu của nó khi nói, cũng như lũ học trò nhếch nhác cứ cười ầm ồ cổ vũ cho nó…
Nói vậy thôi, thằng Cà Hu thương cô giáo lắm chứ. Nhất là cái lần cô vô ý đứng dậy bị cái ghế siêu vẹo kẹp vào mông đau đến tái mặt. Cô nhìn giống mẹ nó. Người nhỏ thó, gầy guộc. Giáo viên thời đó mà, ai cũng khổ. Cô Thêm còn là giáo viên vỡ lòng, dạy trường làng ăn công điểm hợp tác xã nữa chứ. Mặt cô gầy guộc, răng hô ra lộ vẻ thiếu ăn. Chỉ được cái, cô có con mắt đen láy, tròn vo. Nhìn vào mắt cô, thằng Cà Hu cảm nhận được một tâm hồn sáng trong vì trẻ thơ của cô Thêm.
Cô Thêm cũng thương nó lắm. Nhìn thằng Cà Hu rách rưới ngày nhập học. Cô ân cần dắt tay dẫn nó vào cái bàn cuối cùng. Nó đi học trễ, chứ đúng ra, với cái dáng nhỏ thó như hạt mít, nó thì xứng đáng ngồi bàn đầu. Thế cũng may, nếu ngồi bàn đầu thì nó đâu phát huy được cái tích ngịch ngầm ngất trời của nó. Ngồi vào chỗ, xung quanh toàn thằng lạ. Cả cái khu tập thể, mỗi mình nó sinh năm 1967, thế là không có bạn quen đi học cùng. Không sao, nó cứ mặc để tha thẩn một mình trong cái giấc mơ bay bổng con trẻ... Nó quan sát xung quang. Nó mê mẩn cúi đầu áp mặt sát vào cái ngăn bàn đen ngòm dành riêng cho nó. Nó dán mắt xuống cái mặt bàn gỗ toàn những chữ và những hình ảnh ngộ nghĩnh do các tiền bối của nó để lại. Nó vui mừng, nó xung sướng khi có một chỗ riêng cho mình…Cứ nói là bàn ghế nghiêng ngà và bẩn thỉu, chứ với nó thế là tốt lắm rồi. Ít ra cũng rất lạ lẫm với nó, ở nhà không có.  Ở đó là một khoảng trời riêng, có thể nhét cả cái thế giới riêng của nó vào trong đấy…
“Cà Hu, chữ này là chữ gì..?”
Đang thơ thẩn cùng giấc mơ trẻ thơ bí ẩn của mình thì nó giật mình khi bị cô giáo gọi tên. Bừng tỉnh, mặt đỏ ửng, ngượng ngùng nó lắp bắp : “ Chữ Ă”…
“Không được nói trống không, nói lại: thưa cô chữ Ă ạ!” – Cô Thêm chỉnh nó. Thằng Cà Hu, ấp úng nói theo: “Thưa cô chữ Ă ạ!”

Thế là một tuần đầu đã qua. Một tuần học với nó thật nhiều cảm xúc. Vừa nhanh, vưa lâu. Lâu mỗi khi cô giáo gọi tên nó, khảo bài và chấn chỉnh nó. Mau khi mới vậy mà đã hết giờ, phải cuốn gói sách vở về nhà. Nó không thích về nhà. Nó thích ngoài đường, ở đó mới là thiên đường của nó. Nó được chạy nhảy, được quậy phá. Thi thoảng còn luồn lách vào vườn cây nhà ai đó kiếm vài quả ổi xanh, dăm ba quả khế chua… nhét cho đầy cái bụng lúc nào cũng hí hóp vì đói của nó. Nó thích ra đường, đôi khi tháo trộm được sợi dây đồng, dây nhôm ở cách cửa nhà ai đó để làm công cụ chơi đánh đồng, đánh đáo hay bán lấy tiền tiêu sài tự do…
Một tuần, đủ để cô Thêm quan sát và hiểu được tính cách của lũ học trò nhếch nhách chúng nó. Và rồi, nó bàng hoàng khi cô Thêm gọi lên và trao cho nó chức lớp trường cái lớp học làng ngày ấy. Nó không tin vào cái điều vừa nghe. Với nó, một thằng nghịch ngợm bẩn thỉu. Nhà nó thì bần hàn, nó luôn tự ti và không bao giờ dám màng tới cái vị trí cao sang ấy. Có chăng, cho nó dẫn đầu một lũ nhóc đi quậy phá, đi đánh nhau với lũ trẻ ngoài khu tập thể thì chẳng ai bảo, nó cũng là số một..

Chỉ có cô Thêm mới hiểu được cái quyết định ấy. Có lẽ cô thương nó. Một thằng bé sống hoang dại, nghịch ngơm, cục cằn. Chắc cô nghĩ, trao cho nó cái chức lớp trưởng ảo ấy, với trẻ con, với thắng Cà Hu cũng là một động lực để nó tiến bộ và nế nếp hơn. Và cũng có thể, do nó quậy phá và hay cầm đầu nghịch ngợm, nên cô sử dụng đòn “độc trị độc” chăng!?
Đúng vậy, nó tiến bộ rõ rệt, nó chịu khó học hành hơn. Thằng Cà Hu viết chữ rất đẹp. Cô Thêm luôn khen nó trước lớp làm mặt nó đỏ bừng và sung sướng. Mỗi ngày một tiến bộ, nó học rất tốt. Cô Thêm cũng vui  mỗi lần nhắc đến tên nó, thằng Cà Hu lớp trưởng. Không uổng công lao dạy dỗ và tin tưởng của cô Thêm, hết học kỳ I năm ấy, thằng Cà Hu đạt kết quả tốt, nó đứng nhất hay nhì cái lớp học làng ngày ấy.
Ngày cuối học kỳ I, thằng Cà Hu sung sướng trên đường, bước chân sáo nhảy nhót. Nó vui mừng được cô Thêm khen ngợi trước lớp. Nó nhìn thấy thành quả lớn lao của mình(!) Nó nghĩ mình là nhất, không ai bằng nó, cả chuyện quậy phá đánh nhau, cả chuyện học hành!…
À, cả chuyện đá bóng nữa chứ. Quên nói về bóng đá, dễ làm nó cục cằn. Thể thao với nó là đam mê, nhất là bóng bàn, bóng đá. Nó làm mọi cách để được đá bóng, để được xem một trận bóng…
Từ nhà đến lớp, nó đều được hướng ánh mắt về cái sân vận động của các chú bộ đội. Một cái sân rất đẹp, bao xung quanh sân là hàng rào dây thép gai. Với những đứa nhỏ thó như nó, cái hàng rào ấy quá rộng để chui hẳn vào bên trong xem cho đã mắt. Thấy nó ham mê và lại còn nhỏ nữa, các chú bộ đội cũng ưu tiên cho nó ngồi xem trong khi những người khác phải đứng ngoài hàng rào.
Những ngày sau Tết, thời tiết mát mẻ, là thời gian thuận tiện cho các lễ hội.  Là lúc hợp lý để tổ chức những trận bóng đá. Sân bộ đội trở thành trung tâm thể thao của cả cái vùng quê ngày ấy. Mỗi lần đến trường, nhìn thấy áo xanh, áo vàng thấp thoáng trong sân vận động, cơn nghiền lên, nó quên tất cả, rẽ sang hướng sân vận động thẳng tiến…
Sau mỗi trận đấu, sân bộ đội lại mở cửa cho các chú tập luyện, dân tình quanh đó cũng tranh thủ xin sỏ vào chơi ké… Tất nhiên không thể vắng mặt thằng Cà Hu. Nó say xưa với từng đường bóng. Nó bùng nổ sung sướng khi ghi được những bàn thắng. Nó hùng hục cay cú khi bị những bàn thua….Và mỗi lần như vậy, chỉ có tiếng còi tuýt tuýt của mấy chú báo hiệu buổi tối đóng cổng sân thì nó mới hết cơn vật vã với trái bóng… Nó lại lầm lũi vác cặp về nhà. Những ngày đầu, nó còn sờ sợ. Sau vài lần nói rối được, nó trở nên hiên ngang và tự tin quyết định cuộc sống riêng của mình…
Nó không đến lớp nữa. Nó còn mải xem và đá bóng… Những ngày không có trận bóng đá nào, nó cũng không đến lớp. Trốn học quen rồi, đến trường nó thấy ngại… Không sao, không có bóng đá thì nó đã có những trò quậy phá khác để lấp chỗ trống trước khi về nhà đúng giờ. Nó đi kiếm đồng, kiếm nhôm. Nó chơi đánh bi, đánh đáo. Cái gì nó cũng hay…! Chiến lợi phẩm lâu lâu gom vào, bà đồng nát qua là y như rằng nó kiếm được một ít tiền xu mua kẹo kéo…
Đâu nó cũng sục sạo. Cây cối trong vườn các nhà xung quanh khu vực tác chiến của nó luôn bị tàn phá trước khi quả chín. Quần áo của các cô chú sinh viên trong trường sẽ phải giặt lại nếu phơi trên sợi đồng hay nhôm... Hơn nữa chỉ trong vài giây đồng hồ các cúc áo, cúc quần của các cô chú có thể nhanh chóng biến mất phục vụ cho cái trò chơi bắn cúc của nó. Có gì đâu, nó chẳng cần dung dao hay kéo. Cứ lật xấp cái cúc xuống mặt nền xi măng, hay cục đá cục gạnh, nó mài một phát là các sợi chỉ đơm cúc kiểu vắt chéo hay song song cũng đứt hết. Quần áo các cô chú sinh viên sẽ không còn một cái cúc cài… Với chò chơi cúc, lâu lâu, nó lại thấp thó bán cho mấy bà hàng xém hoặc thợ may. Vài đồng tiền xu cũng là phần thưởng cho những ngày trốn học của nó.

Thế rồi, học kỳ II đi thật nhanh bên cạnh những trận bóng đá và các trò quậy phá của của nó. Thằng Cà Hu không đến lớp cả những ngày ấy. Tên nó bị cô Thêm gạch khỏi lớp từ lâu. Cô nghĩ rằng nhà nó đi sơ tán… Cũng đúng thôi, những năm giặc Mỹ bắn phá Miền Bắc, cảng Hải Phòng là một trọng điểm của bom rơi. Mỗi lần có báo động, trường Đại Học Đường Thủy lại sơ tán một số cán bộ công nhân viên và tất nhiên là con em họ đi sơ tán ở Tứ kỳ Hải Dương. Cũng vài lần nhà nó đi sơ tán như vậy. Mỗi khi nó đi, cái lớp học làng ngày ấy vẫn tiếp tục… Cô Thêm sau đó gạch tên nó cũng vì lý do ấy.
Mẹ nó hốt hoảng khi nghe tin ấy. Tin con mình trốn học cả học kỳ II. Ngày nghe tin, là ngày con cái hàng xóm tíu tít đến trường chuẩn bị khai giảng năm học mới, còn nó ở nhà… Ba nó đánh cho nó một trận thừa sống thiếu chết…Hình như nó không khóc. Thằng Cà Hu là vậy, cứ khi dùng roi, dùng gậy, đau mấy nó cũng không khóc. Ba mẹ nó nản lắm…

Nhưng rồi, hôm nay nó vẫn rụt rè đến trường ngày khai giảng. Trường cấp I này khác xa với cái lớp học làng của nó. Hàng ngàn học sinh súng sính đến trường. Nó choáng ngợp trước một không gian rộng lớn và đông đúc vậy. Đúng là trường học thành phố có khác. Một chân trời mới, một không gian rộng lớn hơn tha hồ cho nó vùng vẫy… Cũng may, khi biết nó bị đuổi học vậy. Mẹ nó bảo ba nó đến trường cấp I, năn nỷ thầy cô cho cháu kiểm tra lại. Kiểm tra ư! Với nó không khó, vì ít nhiều nó đã có một học kỳ học tốt. Chữ nó rất đẹp, đến hôm thi vẫn đẹp… Để hôm nay nó được tới trường, ngày khai giảng đầu tiên trong đời của nó.
Trường của em bé bé,
Nằm lặng gữa rừng cây.
Cô giáo em tre trẻ,
Đạy em hát rất hay.

Nó tiếp tục lẩm nhẩm chữ được, chữ sai của bài hát… Hít một hơi rất sâu lấy thêm tự tin, nó bước nhanh vào cái cổng trường rộng lớn gấp nhiều lần cái lớp học làng của cô giáo Thêm ngày trước….

HCM-09/9/2011 CHUTI

26 nhận xét:

  1. Tay này ngày bé cũng nghịch ngợm ra phết. Người ta bỏ học một ngày, một tuần , đằng này bỏ nguyên cả học kỳ là hơi hiếm!!

    Trả lờiXóa
  2. Cà Hu: Cái tên rất sáng tạo!

    Cậu Cà Hu này tự nuôi dưỡng niềm đam mê bóng đá và có khả năng làm kinh tế từ nhỏ. Thảo nào lớn lên, đá bóng giỏi và làm kinh tế cũng giỏi.

    Bài viết rất hay! Tôi thấy ông viết rất đều, bài nào cũng hay, chủ đề nào cũng viết được.

    Tôi đang phân vân: tài năng thì rõ rồi, nhưng có lẽ bên cạnh tài năng bẩm sinh thì có lẽ cũng phải đang ở giai đoạn hồi xuân tràn ngập cảm xúc mới viết được vậy chứ nhỉ! hihihi chuti

    Trả lờiXóa
  3. Huhuhu,
    Không rõ mạng có OK để tra lời câu hòi hooc búa của Phạm đây.
    Rất cám ơn Phạm luôn động viên.
    Tôi phải trả lời Phạm từ dưới lên.
    -Thứ nhất giờ tôi mới vào xuân chứ Phạm nói hồi xuân làm mấy sợi tóc bạc ít ởi của tối nó đang dựng đứng biểu tình đấy… gừ gừ gừ……!
    - Tôi nghịch, ngu nhưng cái số chưa chết. Hồi đó nhà gần cái biến thế điện, nhìn mấy cái ốc đồng to tường mà ham… Mình chưa thực hiện thì đã có thằng tham hơn và chết toi trước.. Hú vía!
    - Cái tên Cà Hu. Mỗi lần đến chỗ hẹn, các em nhỏ nhỏ xinh xinh hay hỏi tên để chỉ bàn. Tôi vẫn trả lời: “ Tên anh là Nguyễn Văn Hà – Ba anh thường gọi anh là Cà Hu”. Thực ra đó là biến tấu câu thơ đầu tiên của Ba tôi viết cho tôi từ nhỏ. Hai cậu sau là : “ Nhớ hoài một sáng mùa thu – Mẹ đau bụng đẻ đón cu ra đời”… Còn mấy câu nữa, nhưng đọc nghe tôi trần chuồng lắm!

    Trả lờiXóa
  4. Hii, Gừ gừ gừ ôi sợ quá! Tuy nhiên tôi đang ở rất xa VN nên có thể tự tin là không hề hấn gì. Tôi cũng không có ý định gây hấn gì đâu nhé hihihi

    Cái cách biến tấu này dân miền trung là cực giỏi. Ngày xưa tôi đi đi Đà Nẵng, đi qua phố Trần Dư, hỏi phố này phố gì mà nhà đẹp vậy, họ bảo phố này là phố Trừ Dân.

    Trả lờiXóa
  5. Dân Bình Định, Quảng nam, nó lái cực giỏi. Nếu ai làm GMD sẽ biết một tay gọi là phản ứng 113, hắn nói lái thì quên chết, cười hết buổi... Mà nói lái của dân ấy không chì láy chử, vần, và ôi vô số láy, cười vỡ bụng. tên hắn là Hùng chuộ, hắn đã từng làm sếp tôi 3 năm.
    Chúc Phạm một chuyến di tốt. Về nước tinh thần thoải mái, không suy nghỉ chuyện nhân tình thế thái quá mức, hết nghén, khỏe mạnh... và giữ lời hứa với tôi & KT... hehehe!
    Phạm đi công tác hay chơi với cu Bình đó!

    Trả lờiXóa
  6. Hehe.
    Không được nói "hồi xuân". Phải nói "đương xuân". Gái 40 tuổi đương xoan, Giai 50 tuổi hoàn toàn thanh niên!!

    Trả lờiXóa
  7. Ông KT quả là người sâu sắc và hiểu biết rộng. Xứng danh Tổng Biên tập.

    Có vẻ mạng comment được hơn sáng sớm nay thì phải... Hồi hộp wa!

    Trả lờiXóa
  8. Thanks, Tôi đi công tác thôi, mấy hôm nữa về!
    Chuyện nhân tình thế thái là chuyện tự nhiên vương vào mình, đã trót quan tâm thì không bỏ được, rõ khổ.

    Vụ giữ lời, tôi vẫn giữ, chỉ là chưa có thời gian thực hiện thôi, các ông thông cảm nhé, qua hết đợt này sang cuối tuần sau tôi trả.

    KT à, Tôi xin tự kiểm điểm và rút kinh nghiệm nhé.

    Trả lờiXóa
  9. Huhuhu..
    Cũng như cái kiểu tham quyền cố vị của tôi ấy mà. Nên, ông KT hay cho tôi điểm 10 vì "vui chơi không quên nhiệm vu" BBT và nhân dân KT-26 không giao phó. Rõ khổ ! Sorry for pushing nhé!

    Trả lờiXóa
  10. Hi Pham.
    Không phải lỗi của Pham mà là lỗi của "sự thật".
    Hehe.

    Trả lờiXóa
  11. (Mượn lời người buôn gió chém tý cho vui)

    Nước Giang Hải, thời blog năm thứ nhất. Chính chính sự ổn định, trăm họ bình an, muôn dân sung túc. Trẻ em được đến trường, Người già được con cháu chăm sóc chu đáo. Việc lễ nghĩa được cả chính quyền và nhân dân chung tay chăm lo, khắp 3 miền bắc trung nam đâu đâu cũng vang tiếng cười vui.

    Đây là thời dân số vàng của nước Giang Hải, tỷ lệ thanh niên đang độ khỏe mạnh, xuân sắc rất cao. Đàn bà 40 tuổi vẫn đang xoan, đàn ông 50 tuổi vẫn hoàn toàn thanh niên. Lực lượng lao động và ăn chơi đều rất cao nên GDP tăng trưởng hai con số. Dân Giang Hải làm ăn rất phát đạt, nhiều gia đình đầu tư sang tận châu phi, châu mỹ, tiền bạc dồi dào gửi về quê hương xây dựng Giang Hải ngày càng giầu đẹp.

    Thấy nước Giang Hải chính trị ổn định, kinh tế phát triển, các nước láng riềng lân la tìm cách mời log Hải Vương qua thăm và tư vấn giúp. Log Hải Vương là người khoáng đạt, sẵn sàng giúp các nước anh em cùng phát triển đã chỉ ra ba bài học chính:
    1. Đoàn kết: Giang Hải có hai dân tộc lớn, người Giang và người Hải. Triều đình Giang Hải đặt sự đoàn kết dân tộc lên trên hết do vậy hai tộc người này tuy hai mà một, thân thiết như anh em một nhà. Nhà nào khó khăn, bất kể là người Giang hay người Hải, triều đình và nhân dân cả nước đều tìm mọi cách giúp đỡ. 5 năm một lần, Triều đình tổ chức hội nghị đoàn kết toàn dân, lắng nghe ý kiến đóng góp của dân chúng về đường lối phát triển trong thời kỳ mới đồng thời đây cũng là dịp để dân chúng giao lưu tăng cường đoàn kết hợp tác làm ăn. Hội nghị đoàn kết toàn dân này có tiếng vang rất lớn trong cộng đồng các nước anh em. Nhiều nước đã cử cả công sai triều đình sang Giang Hải học tập kinh nghiệm để về triển khai.
    2. Dân chủ: Nước Giang Hải mở Blog để mọi con dân có thể tự do chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của mình. Thông qua blog, triều đình nắm chắc đời sống muôn dân và có những chính sách điều chỉnh kịp thời với tâm nguyện của nhân dân nên nhà nhà đều vui vẻ và hài lòng với triều đình, tập trung lo làm ăn, không lo quậy phá.
    3. Hợp tác cùng phát triển với các dân tộc anh em. Thời bắt đầu khởi nghiệp, Dân Giang Hải chủ yếu sinh sống ở miền Bắc, nhưng đất đai phía bắc không được mầu mỡ như phía Nam, một bộ phận người Giang Hải tình nguyện xa quê hương đi xây dựng kinh tế mới ở miền nam. Ngày đầu khởi nghiệp đầy gian nan họ phải dựa vào nhau và nhờ sự giúp đỡ của các nước đã phát triển. Được cái người Giang Hải nổi tiếng tình nghĩa nên đi đến đâu cũng được giúp đỡ tận tình. Hơn nữa, họ lại chăm chỉ làm ăn chẳng bao lâu sau, Giang Hải phát triển vượt cả các nước đã phát triển trước đây giúp đỡ họ. Giờ người Giang Hải lại nghĩ đến chuyện giúp đỡ các nước chưa phát triển để tạo thành một khối liên kết mạnh mẽ khắp các miền Bắc trung Nam.

    Thiết nghĩ, mình thật may mắn là dân Giang Hải thời blog.

    Trả lờiXóa
  12. Hay tuyệt vời ông Cà Hu ah. KHông ngờ ngày vỡ lòng mà ông đã có những trò quậy quên sầu vậy! Hi hi... Cứ nhớ mãi dáng ông tung hoành trên bàn bóng & trên sân bóng. Đa giê năng quá!
    Bạn KA mến, mấy hôm mình cứ nghĩ về KA bảo không biết dạo này mụ ấy đã "hết nghén " chưa? Hóa ra mụ đang đi NN. Hôm nào về nhớ gọi nhé. Mấy cái blog nguyenxuandienhannom, nguoi buon gio, anhbasam, BBC là favourite của TD đấy he he. Nó làm cho mình thấy đỡ ngu hơn mà.

    Trả lờiXóa
  13. Hi TD, Mấy món đó dễ gây nghiện, nguy hiểm đấy! Nhưng cái gì nghiện rồi khó bỏ đúng không? Khi nào về tôi sẽ gọi TD đi đâu đó cafe cho vui.

    Trả lờiXóa
  14. Hehe
    Pham đúng là "đang xoan". Trình độ chém gió hơi bị được. Mở blog lên nghe "phần phật".
    Tôi xin bổ sung: Khi hai tộc này kết hôn với nhau thì sinh ra một lớp hậu duệ vô cùng ưu tú (Nhà Kính).

    Trả lờiXóa
  15. Chuti à, hóa ra ngày xưa tôi với ông cùng trường đấy. Tôi học ở Trần Quốc Toàn từ năm lớp 2 đến lớp 4, cùng cả Phú nữa, lớp thầy Nhân. Sau đó chuyển sang trường Lạc Viên.
    U50 bạc trên đầu một tí
    Có gì đâu nhỉ, vẫn còn xuân!

    Trả lờiXóa
  16. Hi TH:
    KHông sợ tóc bạc, chỉ sợ thuốc nhuộm China.

    Trả lờiXóa
  17. He he khổ thân Chuti cứ test hoài... Há mồm mấy lần vẫn chưa thoát ngôn được!!!

    Trả lờiXóa
  18. Chuti ah, ông có bao giờ mường tượng cảnh ngày xưa, ông chơi trò "xoáy cúc" oái oăm đó thì đã gây ra bao nhiêu cảnh dở khóc dở cười, nhất là cho các cô không? He he... Rồi cái vụ xoáy dây đồng ở trạm điện nữa. Nghịch dại quá! Không chịu được!

    Trả lờiXóa
  19. Huhuhu...
    Tôi Há mồm được rồi mà giờ lại thấy mất tăm. Hồi đó biết gì... Các cô có mất cúc, chứ kể cả bầy ra thì cháu cũng chằng thích bắng mấy cái cúc !

    Trả lờiXóa
  20. Chiều comment mấy cái được, giờ mở ra hết sạch rồi, bực!

    Trả lờiXóa
  21. Comment cho t.h & Phạm mất hết rồi. Sorry nhé!

    Trả lờiXóa
  22. Thanks Phạm. Lời người -dạ mình ấy mà. Hợp với KT-26 lắm. Tìm mình trong 2 tộc nhé ACE!

    Trả lờiXóa
  23. Thanks t.h. Tôi học lớp 1 TQT-Cô Kiên. Nhớ nhất thầy Cố HT test và cho tôi pass. Sau về Quang Trung.

    Trả lờiXóa
  24. Đấy là kết nối Blog t.h à. Sẽ có người nhận họ hàng ở KT26 cho xem!

    Trả lờiXóa