Danh sách Blog của Tôi

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Đi học (T/g: Xuân Phú)




8.30 tối, trời mưa rả rích , ngồi trên yên xe máy trong góc mái hiên kế siêu thị NT  lặng lẽ hút thuốc. Xung quanh lao xao tiếng người trú mưa , tiếng xe chạy ào ào tạo nên không khí vừa quen vừa lạ. Còn 15' nũa mới tới giờ rước con tự nhiên nghĩ vẩn vơ về chuyện đi học.

Hình ảnh nêu trên tuy không đại biểu cho hầu hết các quý vị phụ huynh của KT26 nhưng tương đối phổ biến với các ông bố bà mẹ nào tại sài gòn hay Hà nội. Hỡi ôi , con cái chúng ta phải đi học thêm đấy và cha mẹ chúng nó cũng phải cuốn theo vòng quay liên tu bất tận của học chính khóa, học phụ đạo, học anh văn, nhạc họa, cờ quạt linh tinh và còn không biết có bao nhiêu thứ quái quỷ gì nữa.

Các bạn thử hình dung xem sáng sớm 6.30 đã phải ra khỏi nhà , chở theo một vài đứa nhỏ tay xách , nách mang  lao như bay trên đường phố. Tối mịt trừ hôm nào phải đi nhậu tiếp khách đều phải nhanh chóng căn giờ rước tụi nhỏ. Công việc tuần tự năm này qua tháng khác đếm vội cũng phải mất 15 năm cuộc đời. Cũng may không phải một mình ta trần ai như vậy, cả xã hội đều thế !!!.

Bài viết này thực ra không phải "than khóc " cho cá nhân hay có ý chê trách gì nền giáo dục VN mà chúng ta vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm theo cả hai nghĩa đen và bóng . Số là tôi bị chỉ định làm HT hội phụ huynh lớp 9, nhiều chuyện ái ố hỷ nộ mà phải vào thực tế mới biết . Chi tiết xin nhường cho quý bà KT26 "tám" thêm ở chuyên mục khác . 

Thủa Chúng ta Đi học , sao mọi sự đơn giản đến kỳ lạ. Sách giáo khoa chuyền tay, lọ mực đổ đầy ra tay và quần áo nhòe nhọẹt,  đến trường mục đính chính là học nhưng chủ yếu là chơi bi, đánh đáo... với chúng bạn . Một trận đòn nào đó sẵn sàng chờ ta ở nhà nếu có thông tin " tuyệt diệu " từ trường học .  Làm gì có quạt, máy lạnh càng không có chuyện xe hơi đưa rước hàng ngày. Một cái kẹo lạc hồi đó còn ngon gấp vạn lần socola xịn bây giờ..Rồi chúng ta cũng lớn lên, vượt qua khó khăn, tụ tập chém gió ,sẻ chia vui buồn nhớ về thời niên thiếu vui vẻ biết bao.

Như các bạn đã biết thời phong kiến việc học hành của Ông Cha chúng ta khó khăn và phức tạp biết nhường nào. Hơn ngàn năm bắc thuộc, văn hóa Hán triều ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế , xã hội và đạc biệt là giáo dục. Cùng với bộ máy cai trị , chữ Hán xâm nhập vào VN qua các thời kỳ khác nhau . Thái thú Sỹ Nhiếp mở trường công, phổ biến văn tự ( còn được phong là Nam giao học tổ thế mới ghê ! ). Học sinh tuyển chọn vào trường rất hạn chế , người có chữ thời đó tiến có thể làm quan, lui làm thầy " thầy đồ, thầy cúng, thầy bói, thầy lang" ???- Tiến vi quan thoái vi sư. 

Khi Vn thóat khỏi Bắc thuộc thời Tiền Lê, Lý ,Trần Phật giáo quá mạnh . Hầu hết các cao nhân uyên bác nhất thời kỳ này thường là tăng sỹ hay có liên quan. Khuông Việt Đại sư, Ngô Chân Lưu, Tuệ trung Thượng Sỹ , Huyền Quang, Pháp Loa, Trần Nhân tông là tiêu biểu. Trường lớp mở ra chủ yếu cho con em quý tộc .

Các khoa thi chọn nhân tài không cố định, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện Kinh tế , Chính trị.Việc học còn không chính thống, bài bản.kỳ nhân dị sỹ, bàng môn tả đạo, tam giáo cửu lưu mặc sức tung hòanh. Tính ước chế đỡ khắt khe hơn so với sau này thời Lê Nguyễn.

Câu văn nổi tiếng khắc trên bia đá  tại VM QTG Hiền tài là Nguyên Khí Quốc Gia của Tiến sỹ Thân Nhân Trung là một bằng chứng cho trí tuệ và tầm nhìn của Lãnh đạo VN thế kỷ 15 đối với sự nghiệp giáo dục Nhưng không may , Giáo trình cho việc học này lại chủ yếu là Tống Nho, Chi hồ giả Dã, Thi văn bát cổ  phần lớn là nhai lại và giáo điều.

Trong bài viết trước tôi có nói về học trò dài lưng tốn vải..HeHe .. Thực tế do quan niệm xã hội trong tứ dân Sỹ nông Công Thương thì Sỹ đứng đầu. Mọi tâm lực , tài lực ,trí lực, nhân lực đều tập trung cho việc học này. Quá trình học từ khi bắt đầu đến khi có thể vác lều chõng đi thi ngắn nhất là 10 năm ( thập niên đăng hỏa ). Theo thống kê sách vở liên qua độ hơn hai chục cuốn. Đầu tiên tìm học thầy đồ làng. Phụ huynh phải mang gà , Gạo, tiền đến nhà thầy nhập môn. Học trò khi được nhận vào học chữ thánh hiền phải trần thân ra làm ÔSin cho nhà thầy. Thôi thì thượng vàng, hạ cám làm tất . Trò giỏi học thày khỏang ba năm là hết chữ , phải đi tìm thày khác, môi trường khác . Vì vậy mới có câu thày nào tớ nấy . Thày ngòai dạy chữ còn dạy nhiều thứ bao gồm cả tư tưởng bất đăc chí coi trời bằng vung...

Tác phẩm Lều Chõng của nhà Văn Ngô Tất Tố phản ánh rất chân thực thời kỳ này. Học trò đi thi lên HN trước cả tháng, Niềm hi vọng của gia đình và dòng họ này thả sức ăn chơi hút xách , cô đầu bằng tiền chắt chiu của cả họ. Mà có mấy người kim bảng quải danh thì , nhiều chuyện hài hước cười ra nước mắt  trong liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh về chuyện học hành thi cử này phản ánh  nỗi đắng cay, hư ảo  của nhân sinh   .

Cựu sự như Yên , ngày nay chúng ta đối mặt với khó khăn khác , toan tính học thêm, chuẩn bị tương lai cho con cái sao mà ngao ngán. Quá nhiều quân sư quạt mo về giáo dục mà sao cảm giác như lạc vào mê hồn trận. Chạnh lòng nhớ về thời xưa cũ sao mà êm đềm thế.

Văn bất tận ngôn, dừng tại đây thôi . Không biết các bạn KT26 có cùng c=E

8 nhận xét:

  1. Tks Phú.
    Một nguồn tư liệu rất hay. Đọc bài này thấy hiểu thêm về khoa cử của ta thời xưa và ảnh hưởng của nó tới thời nay.

    Trả lờiXóa
  2. Thanks bạn Phú. Mình rất thích những bài viết của bạn. Nó như thể của một ông đời 3x chứ không phải 6x tụi mình. Suy nghhĩ của bạn đã ảnh hưởng vào văn phong, làm nên một nét rất riêng.
    Về chuyện học đời chúng ta và đời con chúng ta. Thực sự rất chia sẻ với ý kiến của bạn. Thời nay mà để mặc con bươn chải như ngày xưa thì xem chừng bất cập. Vì XH đã thay đổi nhiều quá rồi. Dân Việt mình luôn hiếu học, lại mắc bệnh lo lắng thái quá cho tương lai của con mình hehe...
    Riêng với Dương, 2 đứa con Dương tất nhiên không tránh được học thêm học nếm. Nhưng may mắn chúng tự lo được chuyện áy mà bố mẹ không bị rơi vào cảnh đưa đón, để có thể tức khẩu thành văn như Phú. Nhưng Dương đã cố gắng chiến thắng tính cả lo của các mẹ để không cho con đi học thêm nữa. Vì ở trường chuyên của nó, việc học đã quá nặng.
    Đôi dòng share với Phú và mong thường xuyên được đọc văn của Phú.
    (Ah hồi Dương viết bài về bố, Phú có comment sẽ share sau, Dương vẫn chờ đấy...)

    Trả lờiXóa
  3. Viết hay lắm nhưng mạch văn có phần đứt đoạn, chưa hiểu rõ ý tác giả muốn than khóc kể khổ điều gì lắm. Vì việc giáo dục hiên nay chẳng có nước nào như nước ta, vì nguyên nhân là chúng ta không trả mọi thứ về đúng giá trị thực của nó nên chúng ta cứ phải chạy theo đường vòng vèo? Các lãnh đạo ngành giáo dục nước biết ko, mình nghỉ là biết, vì các ông bà trong ngành giáo dục, cũng từng được học ở các trường danh tiếng của Tây của Mỹ nhưng vẫn không làm gì được. Các bạn có biết hiện nước ta có một khái niệm mới không? Đó là khái niệm " Tỵ nạn giáo dục" để các bạn tự suy nghĩ về điều này. Túm lại cảm ơn bài viết của bạn Phú, dù sao nó cũng thể hiện được nỗi niềm và suy nghĩ của nhiều người trong xã hội. Thân ái

    Trả lờiXóa
  4. Hehe
    Cám ơn duonghuy9604.
    Người viết hay mà người comment cũng hay.

    Trả lờiXóa
  5. Hay! tranh thủ giờ "ngủ trưa" giữa biz trip ghé Blog. Hay nên phải có dòng cảm ơn tác giả.Xứng danh cây viết "gầm gì". Tôi cũng có thấy tôi ỡ trong bài viết này. Cũng may lúc nhậu còn nhớ tới con mà đi rước. Tôi cũng từng nòi trong bài viết "chuyện nhà kính". Tác giả còn chưa đề cập tới tr/h như Bố Kính... Đang nhậu, mất hút khoảng 30',... đón con về nhà... quay lại nhậu tiếp. Cũng thật đáng nể chó các ông bố như chúng ta ở cái thời "đi học" ngày nay.
    One again, Thanks!

    Trả lờiXóa
  6. Rất hay, ông viết nhiều hơn để chia sẻ với chúng tôi nhé.

    Trả lờiXóa
  7. dear t.dương,

    tôi rất ngại comment,thứ nhất do lười, thứ hai là nhận xét cá nhân mang nặng tính chủ quan làm giảm sút sự thú vị. Lần viết sau tôi sẽ đề cập chi tiết hơn.

    dear all,

    thanks !

    Trả lờiXóa
  8. Không hẳn vậy. Chúng ta hãy dịch tự comment ra cái nghĩa Việt là chia xẻ thay vì nhận xét thì sẽ thấy hay hơn. Cứ thử nghĩ, nếu ta viết bài (cũng là chia sẻ) nhưng chẳng thấy ai comment (chia sẻ) thì cũng thiu thiu đó chứ. Cũng có lần chúng ta nói: viết để "tự sướng", nhưng "cùng sướng" sẽ hay hơn. Comment âu cũng là chia sẻ và động viên người viết bài. Tôi viết bài cứ ai comment nhiều, chê bai, chửi rủa tôi cũng sướng . Thà hơn là đứa con tinh thần của mình ngồi thu lu một chỗ chẳng ai để ý thì buồn thật.
    Chúng ta hãy cùng đặt mình vào 2 vị trí : người viết bài và người comment thì sẽ CÙNG VUI CÙNG SƯỚNG hơn.
    CÙNG CHIA SẺ NHÉ!

    Trả lờiXóa