Danh sách Blog của Tôi

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

TẬP YOGA VỚI THÙY DƯƠNG (Bài số 2)


Bài 2 – SƠ THIỀN

Thiền giữa thiên nhiên Sapa
Các bạn đừng nghe chữ thiền mà thấy ngại nhé. Sơ thiền thực chất là việc ngồi tĩnh tâm lại, để cho tâm hồn tĩnh lặng, xua đuổi hết các vấn đề lo lắng, các cảm xúc tiêu cực, chỉ chú ý vào hơi thở (bụng) sâu & đều. Chúng ta hình dung tâm trí mình như 1 hồ nước, các vấn đề bên ngoài tác động xô đẩy, làm tâm trí ta bận rộn, dòng nước bị khuấy động đục ngầu, làm chúng ta không còn nhìn thấy những hòn sỏi đẹp đẽ dưới đáy hồ. Khi chúng ta để cho tâm trí tĩnh lại, bùn đất sẽ lắng xuống, mặt hồ yên bình, và khi đó ta sẽ nhìn rõ nhìn sâu hơn dưới đáy nước, nhìn sâu vào bên trong nội tâm ta. Chúng ta sẽ cảm nhận được cảm giác bình yên từ bên trong. Đây là bước thực hiện trước khi vào buổi tập Asana để giúp cho người tập có tâm thế bình an, chỉ chú ý vào hơi thở và bài tập, giúp cho việc tập đạt hiệu quả tốt hơn.
Kỹ thuật sơ thiền rất đơn giản. Các bạn có thể thoải mái thực hành bất cứ lúc nào như với thở sâu mà không có gì phải lo ngại.

-          Ngồi thẳng lưng trên thảm, chiếu. Khoanh chân vòng tròn hoặc chân nọ để lên chân kia sao cho thấy thoải mái.
-          Hai tay đan vào nhau, 2 ngón tay cái hướng về phía rốn. Hai mắt nhắm hờ. Bạn có thể để hai tay trên hai đầu gối, ngón cái chạm vào ngón giữa.
-          Có thể bật những bản nhạc nhẹ nhàng mà bạn ưa thích trong khi tập (như Secret Garden, Richard Clayderman…)
-          Tưởng tượng mình đang ngồi trên một thảm cỏ xanh, giữa một rừng cây đầy hoa thơm trái ngọt, mặt trời toả nắng trên đầu, mặt trời soi rọi vào trong bạn, vào sâu tâm hồn bạn, bạn cảm nhận được nguồn năng lượng vô tận của vũ trụ đang theo ánh mặt trời lan toả đến từng tế bào cơ thể, cảm nhận tình thương yêu vô bờ của Đấng Tối cao. Giờ đây trong bạn chỉ còn tràn ngập tình thương và sự bình yên vĩnh cửu từ đáy sâu tâm hồn.

Thiền trong nhà
Chúng ta thầm suy tưởng với những điều trên đây mà mấu chốt là cảm nhận năng lượng vũ trụ & tình thương yêu vô điều kiện với tất cả. Chỉ khi trong ta chỉ còn cảm xúc của tình yêu & tình thương thì mới giúp tâm trí ta bình an & mạnh mẽ. Sơ thiền chính là việc mình được nạp thêm năng lượng của đất trời, của vũ trụ & tận hưởng cảm giác bình an.

Thực hiện sơ thiền trong thời gian tối thiểu 3 phút.

Bài tiếp sau tôi sẽ giới thiệu về các động tác Asana cơ bản (mà ai cũng có thể tập được) và tác dụng của chúng với sức khoẻ thể chất & tinh thần.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

CHÚC MỪNG SINH NHẬT CÔ ÚT BẢO LAN 27/5


"CON ĐÃ LỚN KHÔN" (T/g: Ba Chuti)


Ngày 01 tháng Sáu sắp tới, chỉ còn con trai nhỏ được nhận quà thiếu nhi. Thế mới biết thời gian trôi nhanh quá, con đã 11 tuổi rồi, anh con đã quá tuồi nhận quà 2 năm qua. Món quà năm nay Ba Mẹ dành cho 2 anh em con là những chuyến trại hè với bạn bè thầy cô mà không có Ba Mẹ đi cùng. Ba thấy các con rất vui thông qua những giọng kể hào hứng và những bức hình vui vẻ trên trang Web của trường mà căng hết mắt ra ba mới nhận ra thằng con trai nhỏ trong vô vàn những tấm hình đông đúc của lũ học trò trường Tiệu Học Nguyễn Bỉnh Khiêm tham dự trại hè “ CON ĐÃ LỚN KHÔN”

Chào Ba mẹ, chào thầy cô, con lên đường….


Chúng con bên Bác….

Với Sư đoàn 9 – Đồng Dù – Củ Chi

Giống Ba, con thích chụp hình, đứng đầu nhưng sai điều lệ QĐ vì khát nước….


Chúng con tập chiến thuật….
Các chú BĐ dạy cách sắp xết tư trang…


Chúng con thực hành tốt, con đã gấp được cái chăn vuông như bao diêm…


Cơm của các chú BĐ ngon lắm Ba , Mẹ ạ !




Các bạn thi vẽ, giã gạo…
Còn con xay lúa, Bác nông dân khen con quá trời...!

Rồi con lại đi thanh niên xung phong.... 




Đúng là vui tươi như TNXP…


Tắm chung vui lắm nhưng ít nước hơn nhà mình, chúng con tự giặt quần áo đấy!


Con thích nhất được đi thuyền trên sông…


Và không thể bỏ qua cuộc thi NGUYỄN BỈNH KHIÊM GOT TALENT… Con tham gia với tiết mục Free Style Dancing cùng bộ Gi Lê, con được vô địch đấy !
ĐÊM TRẠI CHỦ ĐỀ "ĐÊM YÊU THƯƠNG"
Chúng con quây quần bên lửa trại, con thấy gần gũi và yêu thương…
Cô giáo tới và kể cho đội con một câu chuyện về tình yêu thương…
Các bạn khóc òa trước giọng kể xúc động của cô giáo
Con nắm chặt tay, kìm lòng nhưng nước mắt cứ rơi…
Tối về, trong trại, chúng con vui chơi và thiếp bên nhau trong những giấc mợ đẹp

Đi trại về con giõng dạc nói với Mẹ: “ kể từ nay con đã trở thành người đàn ông đích thực rồi đó”. Ba Mẹ nhìn nhau mỉm cười. Đúng vậy, con đã có những ngày du trại thật vui vẻ và ý nghĩa, trại hè của một người lính. Con đã biết sẻ chia, đồng đội và lo toan. Con đã biết thể hiện và chung sức, con đã lớn khôn hơn. Con đã nhận “bằng tốt nghiệp tiểu học” sau đợt du trại này. Ba Mẹ chúc mừng con!

HCMC- 25/5/2012 - CHUTI

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

CHÚC MỪNG SINH NHẬT CHIẾN KÍNH 18/5



ANH CHIẾN THÂN MẾN!
TẬP THỂ KT26 CHÚC ANH LUÔN MẠNH KHỎE VÀ THÀNH ĐẠT!
CHÚC CẶP ĐÔI CỦA KT26 LUÔN HẠNH PHÚC!


Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

HẢI PHÒNG 13/5 (T/g: Thoike)


Ngày 13/05 là ngày Hải phòng giải phóng. Chủ đề tháng năm trong blog thấy các bạn bàn nhiều về Yoga, sư phạm thực nghiệm... tự nhiên muốn thay đổi đề tài .

Sau hiệp định Geneve năm 1954 Tại Việt nam có một cuộc di dân khổng lồ  ngược chiều nhau trong vòng ba trăm ngày . Thống kê từ các nguồn tạm chấp nhận được khỏang hơn 1 triệu cư dân từ Bắc vào Nam và 140.000 cán bộ tập kết từ Nam ra Bắc . Nguyên do của việc di dân này phần đông các bạn cũng đã biết , không bàn thêm, chỉ lưu ý một điểm Hải phòng là nơi tập kết người di cư vào Nam . Trong vòng ba trăm ngày .  13/05/1955 Hải phòng giải phóng .

Hải Phòng đó,  hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu...
Ông ngọai tôi và một số thành viên trong gia tộc tham gia vào cuộc di cư vĩ đại này , chịu chung số phận đất nước chia cắt , Cũng phải chuyển từ một vùng quê trù phú tại đồng bằng Bắc bộ , khăn gói quả mướp , xuống tàu há mồm  rời bến Hải phòng vào Nam với tương lai mịt mờ , xa rời nơi chôn nhau, cắt rốn, từ bỏ môi trường quen thuộc, mồ mả cha ông , bước chân vô định...

Xuống Hải phòng, chờ đợi tàu vào Nam, hàng ngày trình diện tổ chức kiểu cao ủy LHQ về người tị nạn sau này . Chứng kiến bao cảnh đời bi hoan li hợp, nhiều vấn đề mới cần cập nhật , các kiểu chơi mới đang diễn ra tại một thành phố mất ổn định làm lòng người cực kỳ hoang mang. Các bạn còn nhớ gần trường Lạc Viên có khu nhà Tò Vò là bệnh viện dã chiến của quân đội Pháp đựoc trưng dụng phục vụ cho chiến dịch này . Giáo dân, Nông dân, biệt kích, cán bộ tuyên truyền Việt minh, cán sự di cư ăn lương của Edward Lansdale lộn tùng phèo trong mớ bòng bong trại chờ di cư này. Rất nhiều hòan cảnh vợ chồng con cái ly tán , những bi kịch liên quan đã phản ánh trong một số tác phẩm văn chương cũ. Chương trình như chưa hề có cuộc chia ly của VTV gần đây  cũng không thể với tới được thời kỳ lộn xộn như vậy.

Sau 13/05  1955 gần 40.000 học sinh con em cán bộ miền nam tập kết chuyển từ các tỉnh sau vỹ tuyến 17 dần dần được thu xếp, bố trí ăn học, giáo dục tại khu vực HPG. Các trường học sinh miền nam được bố trí tại các cơ sở tốt nhất, điều kiện sinh họat ổn định nhất miền bắc .

Một kiểu" lộn xộn" khác vô tình đổ ập lên thành phố cảng làm cho tính đa văn hóa của HP thêm rõ rệt. Nói một cách chủ quan không có thành phố , địa phương nào  tại miền bắc lúc đó phù hợp hơn HPg  khi tiếp quản và xử lý đống bùng nhùng này. Âu cũng là cái số.

Tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ ... Hải phòng đó hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu. Hai câu hát trong cùng một bài tưởng chừng không ăn nhập gì . nhưng suy ngẫm chút tác giả rất tinh khi đưa vào ca khúc này mà không cần giải thích dài dòng. Hải phòng có thể là điểm chứng kiến chia ly cũng như chào đón niềm vui hội ngộ không phân biệt bạn là ai và chính kiến nào.

Mảnh đất nơi ta sinh ra , lớn lên nếu không chú ý sẽ trôi qua trong tâm thức như muôn vàn vùng đất mà ta đã đang và sẽ tiếp cận trong hành trình của một đời người. Mỗi sự kiện, khỏanh khắc kỷ niêm của vùng đất quê hương  sẽ mơ hồ ám ảnh ta đặc biệt lúc trà dư tửu hậu  . Cuộc sống nhân sinh, cơm áo gạo tiền, con cái học hành, bất bình, thất bại  trong xã hội xét cho cùng chỉ là tham số thêm vào cho phong vi thôi. Phong vận kỳ oan ngã tự cư . 300 năm trước Nguyễn Du đã tự an ủi mình có thể phần nào giải thích chuyện chen chúc mua hồ sơ cho con học  trường " Ngô Bảo Châu ".của thế hệ hôm nay.

Nhiều khi phải lấy lùi làm tiến . nhưng đã tiến  được rồi thì lùi lại dễ hơn nhiều.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Tôi 'sống sót' sau đêm mua đơn vào trường Thực Nghiệm (ST: Chuti)

Tôi là người mẹ có một con lớn đang học lớp 3 ở Trường Thực Nghiệm, và đang xin cho con thứ 2 vào học cùng trường. Tôi có mặt trong đám đông hỗn loạn 'xô đổ cổng trường' đêm đó, và đây là những lời tôi muốn chia sẻ - không phải tư cách nhà báo, mà là của một phụ huynh học sinh.
Trước hết phải khẳng định luôn một điều, tôi viết bài này không nhằm mục đích 'thanh minh thanh nga' cho hành động của những phụ huynh học sinh xếp hàng đêm 12/5 vừa rồi. Đó là một là một việc quá tệ hại đáng xấu hổ, mà tôi đã là một người đóng góp vào sự tệ hại đó. Tôi và những phụ huynh ấy xứng đáng bị ném đá.
Điều thứ 2 tôi muốn khẳng định là tôi không có ý định viết bài này nhằm PR cho trường Thực nghiệm, bởi trường đó không những không cần PR mà có lẽ giờ đây nhà trường và các phụ huynh chỉ cầu mong có cách thoát khỏi áp lực và độ quan tâm quá tải này.
Sau đêm kinh hoàng đó, những hình ảnh được đăng tải trên các trang báo đã nói lên nhiều điều, có câu hỏi lớn nhất đọng lại trên các diễn đàn là Vì sao các phụ huynh phải khổ sở đến vậy để cho con vào được trường Thực nghiệm bằng được?

Tôi đã có mặt trong đám đông ấy... Ảnh Văn Chung/VietNamNet

Nhiều người 'đổ lỗi' cho Giáo sư Ngô Bảo Châu vì ông đã học trường này thời niên thiếu nên các phụ huynh mang ảo tưởng con họ sẽ thành những 'Ngô Bảo Châu' tiếp theo. Đó cũng là một thực tế, nhưng thực ra Ngô Bảo Châu chỉ học vài năm đầu ở Thực Nghiệm, sau đó ông chuyển sang trường khác, rồi du học...
Nói như thầy Hiệu trưởng Trường Thực Nghiệm Nguyễn Kim Xuân thì GS Ngô Bảo Châu là 'sản phẩm' của nhiều thầy cô, trường lớp và nền giáo dục khác nhau - và trên hết - là nỗ lực tự thân của Ngô Bảo Châu chứ không phải "Ngô Bảo Châu thành công vì học trường Thực Nghiệm".
Ảnh hưởng từ thành công và danh tiếng của Ngô Bảo Châu đến trường Thực Nghiệm (nếu có) chỉ là làm tăng thêm độ quan tâm của xã hội, và làm cơn ác mộng vốn có của nhà trường và các phụ huynh thêm trầm trọng (xin lỗi GS Châu!)
Trên thực tế, Ngô Bảo Châu mới được người dân biết đến từ khi ông nhận giải Field năm 2010. Nhưng những cảnh chen chúc mua đơn vào trường Thực Nghiệm đã trở thành quen thuộc trong nhiều năm trước đó.
Vì sao?
Trước khi xin cho con đầu vào trường, tôi cũng tham khảo thông tin trên khắp các diễn đàn dành cho những người làm cha mẹ, cũng như những người có con học trường này.
Cùng với kinh nghiệm thực tế từ mấy năm con trai học ở đây, và từ đêm đứng chôn chân đến nghẹt thở vừa rồi, nghe những chia sẻ của những phụ huynh khác, tôi ngộ ra một điều: trong đám đông trước cổng trường Thực Nghiệm, những người mang 'giấc mơ Ngô Bảo Châu' cũng có, nhưng tỷ lệ rất nhỏ, hầu hết là những người bà quá yêu cháu, hoặc những bà mẹ nội trợ mang một niềm tin (có phần ngây thơ) là con cháu họ sẽ thành tài khi được học tại trường Thực nghiệm; hoặc nhiều người khác chỉ đơn giản làm theo số đông 'nhiều người xin thế chắc phải tốt lắm'
Nhưng trong đám đông ấy hầu hết là thành phần trí thức trong xã hội: nhà báo, luật sư, bác sĩ, kiến trúc sư...
Tôi không có ý phân biệt trí thức hay không trí thức, nhưng tôi muốn nói những người đứng đó hầu hết có điều kiện tiếp cận thông tin, thực tế, có hiểu biết và quan điểm giáo dục rõ ràng. Họ không ảo tưởng về 'giấc mơ Ngô Bảo Châu' mà lại vì những mong ước cực kỳ giản dị, nếu không nói là tối thiểu cho con em họ.
Có sân trường cho cháu chơi!
Một bác lớn tuổi xếp hàng từ 12h đêm cho biết, nhà bác ở quận Hoàn Kiếm. Bác vốn là một cựu nhà giáo, bác lặn lội đến mua đơn cho cháu nội chỉ vì 'trường này khuôn viên rộng rãi, có sân cho các cháu chơi'.
Dưới những bài báo về cảnh mua đơn, có không ít phản hồi ngạc nhiên và thương hại cho 'dân Hà Nội'. Người ông nhà giáo về hưu tâm sự: họ không ở đây, không hiểu được sự đau lòng của các bậc phụ huynh khi phải nhốt con mình suốt 8 tiếng (thậm chí 10 tiếng cả thời gian học thêm) trong những căn phòng chật chội không một chút không gian xanh.
Người dân trong khu phố Triệu Việt Vương, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân.. quận Hai Bà Trưng đã không còn lạ cảnh đầu và cuối năm, công an phải chặn hai đầu phố Triệu Việt Vương để các em học sinh trường tiểu học Bà Triệu tổ chức lễ khai - bế giảng. Các em học sinh ngồi dưới lòng đường còn thầy cô giáo đứng trên vỉa hè. Buổi lễ thiêng liêng của các em luôn diễn ra chớp nhoáng, đơn giản để mau chóng trả lại đường phố cho người đi đường.
Học sinh tiểu học như mầm non, ăn ngủ học tại chỗ. Kỷ niệm sân trường là giấc mơ cực kỳ xa xỉ với nhiều em học sinh Hà Nội. "Thời chúng tôi đã thế, con tôi cũng thế, giờ tôi chỉ muốn cháu được hưởng những niềm vui thơ ngây một chút", cựu nhà giáo chia sẻ.

Con trai tác giả và GS Ngô Bảo Châu, Ảnh Lê Anh Dũng/VietNamNet
Được "xơi ngỗng" vô tư!
Là một lý do các bậc phụ huynh mong muốn con được học tại trường Thực nghiệm. Vẫn biết bệnh thành tích vốn là một vấn nạn đau đầu trong ngành giáo dục. Nhưng nhiều bà mẹ vẫn không hình dung hết nỗi khổ có con 'là học sinh giỏi trong lớp toàn học sinh xuất sắc'.
Cơn say chạy đua điểm số giữa các trường tác động mạnh đến các bậc phụ huynh, và đứa trẻ phải gánh hết áp lực. Khi một đứa trẻ bị điểm kém, nó bỗng như một tội đồ đe dọa đến thành tích thi đua của lớp, của trường, của giáo viên và của niềm tự hào của cha mẹ.
Tôi vẫn cho rằng, với một đứa trẻ cấp 1, một bài văn lạc đề, vài phép tính cộng trừ nhân chia nhầm lẫn chẳng có nghĩa nó là đứa trẻ kém cỏi bỏ đi. Thế nhưng một khi 'con ngỗng' bỗng trở thành nỗi khủng hoảng của đứa trẻ và cả cha mẹ nó thì không còn là chuyện nhỏ nữa.
Nghe tâm sự của những người bạn có con học trong những trường 'điểm' 'chuẩn' mà tôi sợ, mà vẫn không lý giải được 'điểm' là thế nào? 'chuẩn' ra sao khi mà cả hệ thống trường toàn quốc đều học chung một chương trình do Bộ Giáo dục - Đào tạo soạn.
Trong một môi trường toàn 'siêu nhân' thì mơ ước cháy bỏng của nhiều phụ huynh, trong đó có tôi là mong con mình được là một đứa trẻ bình thường, được vui chơi phát triển hồn nhiên, trong đó có quyền  được "xơi ngỗng" mà không trở thành tội đồ.
Không phải làm bài tập!
Đây là lý do rất nhiều phụ huynh nói đến, nhưng họ nhầm. Học sinh thực nghiệm vẫn phải làm bài tập. Cháu nhanh nhẹn có thể làm luôn bài về nhà trong giờ tự học, những cháu khác phải làm khi ở nhà.
Con trai tôi học chương trình thực nghiệm, ngoài những môn nhóm 2 (nhạc, kỹ thuật, thể dục) chấm điểm A, B. Môn nhóm 1 gồm Văn, Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh. Bài tập chủ yếu là Toán và Tiếng Anh (số tiết gần ngang Tiếng Việt). Môn Văn giáo viên không khuyến khích bố mẹ tác động vào, các cháu tự do viết theo suy nghĩ. Mỗi tối cháu mất 2 tiếng làm bài tập.
Không học thêm!
Đúng! Trường có những lớp năng khiếu Võ, Nhảy, Cờ vua.. học sinh có thể tham gia nếu thích; không có chương trình dạy thêm, học thêm. So với học sinh trường khác, con trai tôi có thêm 1 - 2 tiếng mỗi ngày để giải trí.
Chương trình học tốt hơn!
Những năm gần đây, trường Thực Nghiệm có hai chương trình đào tạo: một nửa theo mô hình thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại. Nửa còn lại theo chương trình đại trà của Bộ.
Nghĩa là một nửa chương trình KHÔNG CÓ GÌ KHÁC với trường ngoài, còn mô hình thực nghiệm có thực sự tốt hơn không phải có những cuộc kiểm tra đánh giá và phân tích của giới chuyên môn. Điểm khác giữa 2 chương trình chủ yếu ở môn Toán.
Chương trình ngoại khóa tốt!
Hàng kỳ học, các cháu có một buổi đi dã ngoại, trung thu, lễ hội... cuối kỳ có hội chợ để các cháu tự mua bán - trao đổi hàng hóa.
Với riêng tôi còn một lý do nữa tôi chọn trường Thực nghiệm cho con vì môi trường sư phạm khá sạch sẽ, xung quanh trường không có bất kỳ hàng quán nào. Tôi sợ cảnh nghe con mè nheo quà cáp khi ra khỏi cổng trường, hay quán game online chờ đợi 'nuốt chửng' các cháu.

Giáo dục chạm vào điểm yếu nhất của con người: con cái! Điều gì khiến những người trí thức bảnh bao hàng ngày ngồi văn phòng máy lạnh, đi xe hơi chịu ngồi vạ vật cả đêm, dầm mưa gió, nhẫn nhịn đến khổ sở, nếu không vì con cái họ. Ảnh Hoàng Hà/VNE
Trở lại với cảnh xin học thâu đêm kỳ lạ ấy, mỗi người một ý kiến. Tự tôi cũng hỏi chính mình.
Chúng tôi có điên khùng không? Có, ít nhiều!
Chúng tôi có ảo tưởng không? Có, nhiều hoặc ít!
Chúng tôi đáng trách không? Có! Rất đáng trách, mọi việc thật tệ hại
Và đáng thương không?
Giáo dục chạm vào điểm yếu nhất của con người: con cái! Điều gì khiến những người trí thức bảnh bao hàng ngày ngồi văn phòng máy lạnh, đi xe hơi chịu ngồi vạ vật cả đêm, dầm mưa gió, nhẫn nhịn đến khổ sở, nếu không vì con cái họ.
Chẳng nhẽ chúng tôi có lỗi khi mong muốn những điều tốt đẹp, dù cực kỳ giản dị, cho con em mình?
Một điều lạ là, chưa nói chuyện chất lượng giáo dục thực nghiệm tốt hơn hay dở hơn, phải do những nhà khoa học nhận xét, nhưng có một điều rõ ràng: trong 30 năm tồn tại, trường Thực Nghiệm đã cho ra rất nhiều lớp học sinh. Hầu hết trong số họ đều quay lại xin con, em mình vào trường.
Cũng không khó khăn để chỉ ra con, cháu của những lãnh đạo Bộ, Vụ, Viện... giáo dục được gửi tới trường học; và cảnh chen lấn kia cũng nói lên việc mô hình giáo dục thực nghiệm được xã hội thừa nhận và ưa thích.
Nhưng tại sao mô hình đó vẫn mãi là 'thực nghiệm' chỉ gói gọn trong một trường. Năm 2009, thậm chí dư luận đã ầm ĩ vì thông tin trường Thực Nghiệm sẽ bị giải tán để lấy mặt bằng cho Trụ sở Bộ Giáo dục - Đào tạo, và học sinh Thực Nghiệm được đưa về các trường.
Tại sao không nhân rộng mô hình lên để phụ huynh được tự chọn phương pháp giáo dục mà họ cho là phù hợp và đáng tin cậy cho con em mình?
Tại sao chúng ta có thể xây công viên, bảo tàng nghìn tỷ; bỏ một núi tiền ra kỷ niệm thành phố trong khi con em bị bỏ mặc chen chúc trong những căn phòng không có cửa sổ?
Là người lãnh đạo, hẳn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận biết các chuyên gia bắt đầu dùng cụm từ 'tị nạn giáo dục' trong các hội thảo. Vì sao?
Bộ trưởng Đinh La Thăng có thể gây xôn xao với đề án 12.000 tỷ cho việc nâng cấp, di chuyển trụ sở Bộ Giao thông; nhưng liệu các phụ huynh trong khu dân cư đông ấy có thể mơ đến một ngôi trường ở 80 Trần Hưng Đạo cho con em họ?
Trẻ con ở đâu trong những toan tính của người lớn. Hay việc trẻ em học hành không phải việc của Bộ trưởng Thăng, hay việc đi lại đâu thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng Luận?
Tôi không có ý định kêu ca đổ lỗi để thanh minh cho việc làm của mình. Nhìn cảnh ngôi trường nhếch nhác, hàng rào đổ gãy cành rơi hoa. Tôi nghĩ đến sáng thứ Hai đưa con trai đi học mà lòng đau xót, chẳng biết giải thích với con thế nào.
Chúng tôi có muốn điên khùng đứng giữa trời mưa lúc nửa đêm không? Chúng tôi có muốn bị bêu lên báo trong bộ dạng tồi tệ thế không? Chắc chắn không bao giờ.
Đau và xấu hổ lắm, mà chỉ vì những mong ước giản dị đến mức tối thiểu cho con em thôi, các bộ trưởng ạ!
Hoàng Hường

TẬP YOGA VỚI THÙY DƯƠNG ( BÀI SỐ 1)


Bài 1 – TẬP THỞ

Các bạn hẳn sẽ buồn cười nhỉ? Thở thì cứ thế mà thở chứ sao phải tập, hít vào thở ra, từ lúc sinh ra đến lúc chầu giời. Lúc nào chả may ngạt mũi thì há miệng ra mà thở. Đơn giản như đan rổ.
Và ai cũng biết rằng, ta có thể nhịn ăn nhiều ngày, nhịn uống 3 ngày. Nhưng nhịn thở thì người thường như chúng ta chắc được 3 phút. Nói thế để thấy, dưỡng khí đối với chúng ta là quan trọng như thế nào. Nó quan trọng, nhưng nó có sẵn hiển nhiên bên cạnh ta âm thầm, đương nhiên ta có nó không bàn cãi, giúp ta duy trì sự sống. Mà trò đời cứ cái gì đương nhiên thì ta thường chả mấy khi để ý lưu tâm đến. Nhưng thái độ như vậy liệu có đúng không?
Chúng ta thường không để ý mình thở như thế nào. Khi ta hồi hộp, căng thẳng hay lo âu, khi đó tim đập nhanh đòi nhiều dưỡng khí, tự nhiên hơi thở của ta nông & nhanh. Còn bình thường ta hay thở bằng ngực. Khi thở bằng ngực, hơi thở không sâu, nang phổi không nở hết nên dung tích phổi không được sử dụng tối đa. ta hít vào cũng nông mà khi thở ra cũng nông, không đẩy hết thán khí trong phổi ra. Đôi khi ta còn nín thở khi tập trung làm một việc gì đó.
Dưỡng khí là tinh hoa của đất trời. Việc ta không biết thở đúng cách là một sự lãng phí.
Trong thực hành Asana, việc thở vô cùng quan trọng. Các động tác tập chậm rãi, vững chắc kết hợp với thở sâu. Vậy chúng ta phải làm như thế nào? Rất đơn giản: Để thở sâu, ta cần thở bằng cơ hoành (thở bụng). Kỹ thuật thở như sau:

- Gần như giữ nguyên lồng ngực. Hít vào (bằng mũi), bụng phình lên; thở ra (bằng mũi hoặc miệng) bụng thót lại.
- Hít vào ngắn hơn thở ra. Thở ra ta thở hắt ra cho hết thán khí trong phổi (Giống như khi ta thở phào nhẽ nhõm)
- Khi ít vào chúng ta cảm nhận dòng năng lượng vũ trụ đi vào sâu tới rốn (lâu dần, ta sẽ cảm nhận được dòng khí đi đến tận đầu mút ngón tay, ngón chân). Khi thở ra, ta lại đẩy dòng thán khí ngược lại từ rốn ra ngoài.
- Hãy chỉ tập trung vào hơi thở: Khi hít vào, ta cảm nhận mình đang hít vào, khi thở ra ta cảm nhận mình đang thở ra.
- Có thể thực hiện việc thở sâu ở bất cứ tư thế nào (nằm, ngồi, đứng) tuỳ theo ý thích.
Hít vào từ từ trong thời gian 6 đến 8 giây, thở ra từ từ trong 7 đến 10 giây sao cho hơi thở của ta: SÂU, ĐỀU, NHẸ & ÊM.

Việc thở này nên tập bất cứ khi nào có thể. Lâu dần hơi thở của ta sẽ tự nhiên sâu hơn và việc thở bụng sẽ trở thành thói quen tốt cho cơ thể & tâm trí của ta, làm cho cơ thể & tâm trí ta được thanh lọc tự nhiên. Kiểm soát được hơi thở sao cho sâu & đều, chúng ta sẽ kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.
Khi ta đang nóng giận, mất bình tĩnh (chuẩn bị to tiếng với Sếp, với đồng nghiệp, với vợ con…) hoặc đứng trước một vấn đề khó khăn…, ta cố gắng thở sâu như trên, nếu có thể, ta nhắm mắt lại. Ta sẽ nhanh chóng lấy lại được cân bằng và có suy nghĩ cũng như hành động chuẩn xác hơn.

  • Hỗ trợ thêm cho việc thở sâu, chúng ta có thể kết hợp với động tác như sau:
-          Kiểu 1: đứng thẳng, hai chân dang bằng vai, hai tay để xuôi theo thân. Hít vào chúng ta từ từ đưa tay lên trên đầu càng chậm càng tốt, khi chúng ta hít vào  hết là lúc tay chúng ta ở trên cao nhất. Thở ra hai tay từ từ đưa xuống trở về tư thế ban đầu. Chúng ta lặp lại.
-          Kiểu 2: đứng thẳng, hai chân dang bằng vai, hai tay để chéo trước bụng. Hít vào hai tay chúng ta từ từ đưa lên cao và dang rộng sang hai bên, ngửa cong lưng & đầu về phía sau. Thở ra chúng ta từ từ thu tay về vị trí cũ, đầu cũng từ từ cúi theo.

* Thở 4 kỳ: Trong Yoga có nhiều Asana mà khi tập ta sẽ thở 4 kỳ (còn gọi là thở vuông). Nghĩa là: 1. Hít vào; 2. Nín thở; 3. Thở ra; 4. Nín thở. Trung bình mỗi 1 kỳ thở sẽ là 6 – 10 giây tuỳ theo khả năng riêng. Trên thực tế, các asana cơ bản (giới thiệu bài sau) lại là thở 3 kỳ: Hít vào, thở ra, nín thở. Lưu ý các hít thở này đều nên thở bụng.

Trên đây chỉ là việc thở dành cho tập Asana. Thực tế, kỹ thuật thở trong Yoga (tiếng Phạn là Pranayama) khá phức tạp mà tôi cũng chưa đi sâu vào. Hẹn một ngày gần đây tôi sẽ chia sẻ với các bạn khi được lĩnh hội đầy đủ từ Thầy mình.

Các bạn thân mến, cố gắng tập thở bụng càng nhiều càng tốt nhé. Bài tiếp theo tôi sẽ nói về Sơ thiền.

Hẹn gặp lại mọi người!

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

THỐNG KÊ BLOG

Dear Bà Con
BBT trích báo cáo thống kê theo lượt người truy cập vào các bài viết của chúng ta để mọi người cùng xem.

Dưới đây là 10 bài có nhiều người xem nhất tính đến thời điểm hiện tại.


Bài đăng
11-04-2011, 10 nhận xét
740 Số lượt xem








12-11-2010, 1 nhận xét
371 Số lượt xem








06-02-2012, 12 nhận xét
263 Số lượt xem








04-07-2011, 27 nhận xét
254 Số lượt xem








10-10-2011, 35 nhận xét
211 Số lượt xem








12-09-2011, 19 nhận xét
204 Số lượt xem








08-08-2011, 30 nhận xét
187 Số lượt xem








07-06-2011, 25 nhận xét
174 Số lượt xem








10-05-2011, 15 nhận xét
168 Số lượt xem








02-06-2011, 19 nhận xét
161 Số lượt xem









Còn dưới đây là 10 bài có nhiều người truy cập nhất từ đầu tháng Năm tới thời điểm hiện tại.

Bài đăng

12-11-2010, 1 nhận xét
144 Số lượt xem








02-05-2012, 14 nhận xét
124 Số lượt xem








04-05-2012, 11 nhận xét
100 Số lượt xem








06-02-2012, 12 nhận xét
95 Số lượt xem








26-04-2012, 8 nhận xét
66 Số lượt xem








24-04-2012, 16 nhận xét
62 Số lượt xem








23-04-2012, 8 nhận xét
60 Số lượt xem








07-05-2012, 16 nhận xét
57 Số lượt xem








08-05-2012, 8 nhận xét
56 Số lượt xem








02-05-2012, 6 nhận xét
53 Số lượt xem








Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

ĐHCĐ GEMADEPT

Cũng như tiệc tất niên, ĐHCĐ của GMD là dịp để một số thành viên KT26 gặp nhau.

Cổ đông QD

Cổ đông thoike và Quốc Vương (Ông thuyền trưởng Vương này học lái 26)

Cổ đông Chuti

Đại hội thành công tốt đẹp, các cổ đông vui vẻ ra về.