Danh sách Blog của Tôi

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

HẢI PHÒNG THÁNG TƯ (T/g: khongthoike)


Chiến dịch Linerbacker bắt đầu vào ngày 16 tháng 4 năm 1972 cách đây đúng 40 năm . Nhằm giải tỏa áp lực tiến công của quân giải phóng vào miền trung  (Quảng trị), Hoa kỳ quyết định ném bom miền bắc VN, thả thủy lôi phong tỏa cảng Hải phòng.
Ngày 16/04/1972 là ngày chủ nhật, lần đầu tiên B52 được sử dụng rải thảm tại Hải phòng, các khu vực như Thượng lý, sở dầu , An Dương, Trại chuối chìm trong bom đạn, hàng ngàn người chết và bị thương, lửa cháy mấy ngày chưa tắt..
Tôi khi đó 4 tuổi, Mẹ chở anh em tôi bằng xe đạp vượt 200 km về quê sơ tán, tránh bom. Sau đó Bà quay lại HPH tham gia trực chiến phá thủy lôi trên sông Cấm. Ông già khi đó đang ở LX ( sướng thế !!). Hầu hết các bạn KT26 khi đó ở HP chắc cũng sơ tán về miền quê nào đó thôi. 

Ký ức không nhiều , may ra chỉ còn đọng lại một vài hình ảnh về những chuyến xe bít bùng, còi báo động tại nhà máy nước, hầm tăng xê khắp nơi, hố bom sâu hoắm, đầy cá rô, cá chuối ...Nhưng ít ra không khí chiến tranh còn  phả vào những khuôn mặt non nớt, như thế hệ chúng ta. Ít ra còn có thứ để "dằn mặt " tụi 7X. Loa phóng thanh tiểu khu phát suốt ngày về tin tức Miền Nam, về số máy bay Mỹ rơi nhưng hình như không có tổn thất về phía quân ta ???.

Sinh ra và lớn lên ở Hải phòng có lẽ nhiễm luôn tính "Hải phòng" đặc thù mà không lẫn với bất kỳ vùng miền nào trong cả nước. Lại nhớ có thời kỳ sinh viên mới nhập học, dân các tỉnh khóa trên , khóa dưới tíu tít nhận đồng hương, nhưng người Hải phòng say "No". Hay tại vì ai cũng hiểu  Nghèo vì bạn - khốn nạn vì đồng hương. Hehe !!!.

Tháng tư thời tiết Hải phòng thường mát mẻ. Hết mưa phùn, cây cối ra nhiều lá non, thấp thóang nụ hoa phượng vỹ trên cành . Với học sinh thời gian này đang tập trung ôn thi, Công nhân đến nhà máy theo còi tầm. Thống kê chỉ ra rằng vì HP là trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc nên tỷ lệ thợ thuyền tương ứng khỏang 70% dân số thành phố. Bạn nào có nhã hứng nghiên cứu lịch sử thành phố cảng sẽ thấy vùng đất này từ xa xưa  luôn là vùng tranh chấp của các Binh gia, Chính Trị gia  nhưng không có thế lực nào dù mạnh tới đâu kiểm sóat hòan tòan được.

Tháng tư hàng năm, sau lũ tiểu mãn, sông cái nhiều nước, phù sa màu mỡ từ thượng nguồn đổ về. Thủy hải sản khu vực HP - QN mùa này đặc biệt ngon. Biển êm, sương mù bảng lảng, rất phù hợp cho việc vuợt biển bất hợp pháp. Tỷ lệ thuyền nhân Vn trong các trại HK tăng vọt vào tháng tư, Nhiều em bé gốc HPG nhưng sinh ra tại KooLong Camp  vào tháng 01 phần lớn đang định cư tại Norway, Canada, England.. Tháng tư như thế đấy.

Do đặc thù vùng miền, phần lớn dân HP phát âm L,N , S,X  hơi khác. Xin làm rõ vấn đề này như sau : Hòan tòan chỉ là cách phát âm , tuyệt đối phù hợp , . Nên nhớ cách thức quy định âm nào vào chữ nào do mấy cha ngôn ngữ  học nửa mùa học theo lối Tây thực dân thế kỷ 19 cộng thêm chút  chữ Hán mà quên mất rằng dân Việt phát âm từ 5000 năm nay là một kiểu. Tiếng Việt ,bao gồm  chữ viết, cách phát âm. Chũ viết thay đổi theo từng thời kỳ nhưng phát âm gần như không đổi. Một số khảo cứu khoa học hiện đại kết luận rằng tiếng Việt là phân hệ của ngôn ngữ Mon -Khmer, Thái Lào, Mường Nùng, Miến Malay.. trong gia tộc lớn ngôn ngữ Nam Á. Không có gì khó hiểu khi vùng miền nói khác nhau. Tôi  thực sự coi thường ai chê người khác nói ngọng. Ngôn ngữ không có "ngọng". Tiếng việt lại càng không, chẳng qua chỉ là sự thiếu hiểu biết mà thôi. 

Chủ đề về ngôn ngữ, về Tiếng Việt là rất lớn và dài. Nhưng hy vọng thế hệ sau của chúng ta có điều kiện hiểu sâu và rõ hơn khi tự hào dùng tiếng mẹ đẻ. Thứ tiếng mà số người sử dụng đứng thứ 14 trong các ngôn ngữ chính của nhân lọai. Khỏang 27000 từ tiếng Việt được sử dụng gấp khỏang 8 lần tiếng Hán. Thế mà một số học giả sồn sồn nhầm lẫn , sợ Tàu đến mức hết thuốc chữa...

Cạn ý rồi, kỳ tới họp KT26 theo ý cá nhân tôi nên tổ chức tại HPG  vào tháng tư ? Các bạn có ý kiến khác không .

Một số hình ảnh Hải Phòng ngày nay (do KT chộp được nhân chuyến về HP):

Ngã Năm ( Giờ Thành Ngã Sáu)
Đại Lộ Lê Hồng Phong ( đại lộ này nối ngã năm cũ với sân bay Cát bi, chạy xuyên qua làng của KT)




Phong cách ẩm thực của người Hải Phòng

Già làng AMaKong "chuyển hộ khẩu" ra Hải Phòng

8 nhận xét:

  1. Tôi nhất trí với đề xuất của thoike.

    Trả lờiXóa
  2. Về vụ "lói ngọng" tôi đồng ý với thoike. Người HP không nói ngọng mà "Tiếng HP" nó như thế. Giống như người Tàu phát âm "Đ" thành "L" , "R" thành "L"...
    Một nhà sử học nói rằng con Rồng là sản phẩm tưởng tượng của Việt nam (văn minh lúa nước). Do người Trung Hoa không phát âm được những loại âm rung như "R" nên Rồng đọc thành Lồng hay Long. Như vậy chữ "Long" là do "đọc ngọng" chữ "Rồng" mà ra.

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn Khongthoike. Đọc những bài viết của bạn bao giờ cũng làm tôi thấy thoải mái & dễ chịu. Vì sao nhỉ? Có lẽ vì bạn có cách nhìn riêng & hoàn toàn không hoa hoè hoa sói, giản dị mà thông tin luôn độc đáo. Cứ như vậy nhé.
    Về cách phát âm "ngọng" l và n, tôi nghĩ cũng không có gì đáng phải suy nghĩ, mà thực tế, đó là thổ ngũ vùng miền mà thôi. Giống như tiếng miền Trung: "Bạc đứa chó ém cái cổi", thì người HP có lói: "Ló nà thằng lào?" thì cũng bình thường thôi nhỉ?
    Buồn cười nhất là khi xin lái xe (người HP) số cont chì để khai TKHQ. Anh ấy đọc: Số công tờ xê lờ u (TCNU)... Hỏi lại: Anh ơi lờ cao hay lờ thấp hở anh? Lờ thấp chứ còn gì nữa, hỏi nhiều thế! Hi hi...Vớ vẩn không hỏi lại là mất xiền như chơi.

    Trả lờiXóa
  4. Đợt đánh phá năm 72 tôi mới 4 tuổi.Tôi còn nhớ hồi đó mỗi lần có báo động được người lớn bế xuống hầm. Sau đó nghe đùng đùng đoàng đoàng thì liên tưởng tới cảnh đốt pháo!! Hồi đó còn nhỏ quá, không biết sợ là gì, không hề biết tới sự khốc liệt của chiến tranh.

    Trả lờiXóa
  5. Ngọng ư ... No star where... chuti tôi đâu giấy trắng mực sai lỗi chính tả, vẫn nổ trên Blog hoài đó thôi...!

    Ngày sơ tán, tôi còn nhứ như in, khi có báo động xa, đội vội cái mũ, chuẩn bị tập chung tại một vị trí qui ước, một chiếc xe tải của trường và 01-2 người hướng dẫn, tháp tùng một lũ trẻ con con em trong trường về nơ sơ tán, cái tên An Quí, Quí Cao ngày nào nay vẫn còn trong tâm trí mọi người khi nói về chiến tranh, nói về sơ tán....

    Trả lờiXóa
  6. Lứa bọn mình thì chắc chắn đứa nào cũng ít nhất 1 lần sơ tán vào những năm mà bạn Khongthoike đã nói - năm 1972. 4 tuổi ký ức của tôi cũng mờ nhạt không được rõ ràng như mọi người. Nhưng tôi vẫn còn nhớ cả nhà tôi về Thuỷ Nguyên, ở nhờ nhà 1 người dân. 5 anh chị em lớn bé (chị tôi lớn nhất 17 tuổi)chui tất vào cái giường đôi nằm úp thìa. Các anh tôi đang ở tuổi dãu dãu chắc sung sướng lắm khi ngày ngày được đi đơm cá, lấy lá khô về đun. Chị gái tôi lĩnh trách nhiệm đi chợ. Ngày ngày tôi đứng bên cửa sổ ngóng chị đi chợ về để xem chị có mua cho tôi củ khoai củ sắn nào không. Và tôi còn nhớ thằng bé con bà chủ nhà, nhỏ hơn tôi thì phải, suốt ngày ở chuồng, người khai mù. Hai đứa ở hai cái giường giương mắt nhìn nhau he he...

    Trả lờiXóa
  7. Mẹ tôi vì là y tá nên phải trực chiến tại bệnh viện Việt Tiệp. 1 tuần mới về chỗ sơ tán thăm chúng tôi & tiếp tế lương thực. Bố tôi nhất quyết không đi với chúng tôi - bố quen được mẹ chiều rồi, hơn nữa về quê vất vả bố không chịu được. Ông còn nói kiểu mà bây giờ gọi là "củ chuối": sống chết có số rồi, tôi chả việc gì phải đi đâu. Thế là mẹ thuê người làm chỗ trú ẩn ngay trong nhà bằng cách chôn một cái phuy cống to ngồi vừa 2 người, cao khoảng 1.5m. Mỗi khi có báo động, bố lại nhảy xuống đó ngồi thu lu, he he...

    Trả lờiXóa
  8. Ông Cụ rất hay. Nhất quyết không đi xa bà Cụ. Chuẩn!!!

    Trả lờiXóa