Bài 1 – TẬP THỞ
Các bạn hẳn sẽ
buồn cười nhỉ? Thở thì cứ thế mà thở chứ sao phải tập, hít vào thở ra, từ lúc
sinh ra đến lúc chầu giời. Lúc nào chả may ngạt mũi thì há miệng ra mà thở. Đơn
giản như đan rổ.
Và ai cũng biết
rằng, ta có thể nhịn ăn nhiều ngày, nhịn uống 3 ngày. Nhưng nhịn thở thì người
thường như chúng ta chắc được 3 phút. Nói thế để thấy, dưỡng khí đối với chúng
ta là quan trọng như thế nào. Nó quan trọng, nhưng nó có sẵn hiển nhiên bên
cạnh ta âm thầm, đương nhiên ta có nó không bàn cãi, giúp ta duy trì sự sống. Mà
trò đời cứ cái gì đương nhiên thì ta thường chả mấy khi để ý lưu tâm đến.
Nhưng thái độ như vậy liệu có đúng không?
Chúng ta thường
không để ý mình thở như thế nào. Khi ta hồi hộp, căng thẳng hay lo âu, khi đó
tim đập nhanh đòi nhiều dưỡng khí, tự nhiên hơi thở của ta nông & nhanh.
Còn bình thường ta hay thở bằng ngực. Khi thở bằng ngực, hơi thở không sâu,
nang phổi không nở hết nên dung tích phổi không được sử dụng tối đa. ta hít vào
cũng nông mà khi thở ra cũng nông, không đẩy hết thán khí trong phổi ra. Đôi
khi ta còn nín thở khi tập trung làm một việc gì đó.
Dưỡng khí là
tinh hoa của đất trời. Việc ta không biết thở đúng cách là một sự lãng phí.
Trong thực hành
Asana, việc thở vô cùng quan trọng. Các động tác tập chậm rãi, vững chắc kết
hợp với thở sâu. Vậy chúng ta phải làm như thế nào? Rất đơn giản: Để thở sâu,
ta cần thở bằng cơ hoành (thở bụng). Kỹ thuật thở như sau:
- Gần như giữ
nguyên lồng ngực. Hít vào (bằng mũi), bụng phình lên; thở ra (bằng mũi hoặc
miệng) bụng thót lại.
- Hít vào ngắn hơn
thở ra. Thở ra ta thở hắt ra cho hết thán khí trong phổi (Giống như khi ta thở
phào nhẽ nhõm)
- Khi ít vào chúng
ta cảm nhận dòng năng lượng vũ trụ đi vào sâu tới rốn (lâu dần, ta sẽ cảm nhận
được dòng khí đi đến tận đầu mút ngón tay, ngón chân). Khi thở ra, ta lại đẩy
dòng thán khí ngược lại từ rốn ra ngoài.
- Hãy chỉ tập
trung vào hơi thở: Khi hít vào, ta cảm nhận mình đang hít vào, khi thở ra ta
cảm nhận mình đang thở ra.
- Có thể thực hiện
việc thở sâu ở bất cứ tư thế nào (nằm, ngồi, đứng) tuỳ theo ý thích.
Hít vào từ từ
trong thời gian 6 đến 8 giây, thở ra từ từ trong 7 đến 10 giây sao cho hơi thở
của ta: SÂU, ĐỀU, NHẸ & ÊM.
Việc thở này
nên tập bất cứ khi nào có thể. Lâu dần hơi thở của ta sẽ tự nhiên sâu hơn và
việc thở bụng sẽ trở thành thói quen tốt cho cơ thể & tâm trí của ta, làm
cho cơ thể & tâm trí ta được thanh lọc tự nhiên. Kiểm soát được hơi thở sao
cho sâu & đều, chúng ta sẽ kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.
Khi ta đang
nóng giận, mất bình tĩnh (chuẩn bị to tiếng với Sếp, với đồng nghiệp, với vợ
con…) hoặc đứng trước một vấn đề khó khăn…, ta cố gắng thở sâu như trên, nếu có
thể, ta nhắm mắt lại. Ta sẽ nhanh chóng lấy lại được cân bằng và có suy nghĩ
cũng như hành động chuẩn xác hơn.
- Hỗ trợ thêm cho việc thở sâu, chúng ta có thể kết hợp với động tác như sau:
-
Kiểu 1: đứng thẳng, hai chân dang bằng vai, hai tay để
xuôi theo thân. Hít vào chúng ta từ từ đưa tay lên trên đầu càng chậm càng tốt,
khi chúng ta hít vào hết là lúc tay
chúng ta ở trên cao nhất. Thở ra hai tay từ từ đưa xuống trở về tư thế ban đầu.
Chúng ta lặp lại.
-
Kiểu 2: đứng thẳng, hai chân dang bằng vai, hai tay để
chéo trước bụng. Hít vào hai tay chúng ta từ từ đưa lên cao và dang rộng sang
hai bên, ngửa cong lưng & đầu về phía sau. Thở ra chúng ta từ từ thu tay về
vị trí cũ, đầu cũng từ từ cúi theo.
* Thở 4 kỳ: Trong Yoga có nhiều
Asana mà khi tập ta sẽ thở 4 kỳ (còn gọi là thở vuông). Nghĩa là: 1. Hít vào;
2. Nín thở; 3. Thở ra; 4. Nín thở. Trung bình mỗi 1 kỳ thở sẽ là 6 – 10 giây
tuỳ theo khả năng riêng. Trên thực tế, các asana cơ bản (giới thiệu bài sau)
lại là thở 3 kỳ: Hít vào, thở ra, nín thở. Lưu ý các hít thở này đều nên thở
bụng.
Trên đây chỉ là
việc thở dành cho tập Asana. Thực tế, kỹ thuật thở trong Yoga (tiếng Phạn là
Pranayama) khá phức tạp mà tôi cũng chưa đi sâu vào. Hẹn một ngày gần đây tôi
sẽ chia sẻ với các bạn khi được lĩnh hội đầy đủ từ Thầy mình.
Các bạn thân
mến, cố gắng tập thở bụng càng nhiều càng tốt nhé. Bài tiếp theo tôi sẽ nói về Sơ
thiền.
Hẹn gặp lại mọi
người!
Các bạn thân mến!
Trả lờiXóaTừ bài sau, khi thực hiện các tư thế phức tạp chúng ta sẽ được TD hướng dẫn qua hình ảnh.
Thực tế không có gì phức tạp đâu các bạn ạ. Trong thực hành Asana, điều quan trọng nhất là ta phải kết hợp chặt chẽ giữa hơi thở & động tác cho nhịp nhàng, đúng kỹ thuật.
Trả lờiXóaTôi lại nghĩ về thở. Khác với tim, không đập là toi ngay. Thở thì lúc nào cũng thở, ngủ thở, thức thở, nằm, ngồi đi đứng đều thở. Nín thở lâu chút cũng không toi. Ta thở mà ta không biết, nhưng khi ta cần biết thì ta vẫn biết, ta biết thở sâu, thở gấp, thở bằng mũi, bằng miện, bằng bụng... Khác với cơ quan nội tạng khác, mang tính nhất quán, một vế, thì thở như một cơ thể lưỡng tình, như anh chàng Pê đê, cô nàng ô môi, để xúc động và tổn thương.... Học cách thở, kiểm soát hơi thở chính là đưa những cái còn nửa nọ, nữa kia về với qui tắc và tổ chức. Cũng vì như anh chàng pê đê nọ tìm lại được chính mình.... Tâm lý sẽ tốt hơn. Hơi thở sẽ mang lại nhiều giá trị ngoài những giá trị vốn dĩ của nó , rất quan trọng, ai cũng biết, nhưng chả ai để ý tới sự tồn tại của nó.
Trả lờiXóaTôi còn nghe nói có cách thở ra đằng tai nữa. Hehe
Trả lờiXóaĐúng như TD và Chuti nói. Thở là một phản xạ tự nhiên. Nhiều người nói rằng việc gì phải tập thở?!
Tuy nhiên Yoga đã đưa ra một pp thở có ý thức rất khoa học và nhiều lợi ích.
Cũng giống như việc đi, trẻ con lớn lên là biết sao phải tập?!! Vậy tại sao mấy cô người mẫu phải tập!!!
Mọi người hãy thử sẽ thấy ngay.