Ngày 13/05 là ngày Hải phòng giải
phóng. Chủ đề tháng năm trong blog thấy các bạn bàn nhiều về Yoga, sư phạm
thực nghiệm... tự nhiên muốn thay đổi đề tài .
Sau hiệp định Geneve năm 1954 Tại
Việt nam có một cuộc di dân khổng lồ ngược chiều nhau trong vòng ba trăm
ngày . Thống kê từ các nguồn tạm chấp nhận được khỏang hơn 1 triệu cư dân
từ Bắc vào Nam và 140.000 cán bộ tập kết từ Nam ra Bắc . Nguyên do của việc di
dân này phần đông các bạn cũng đã biết , không bàn thêm, chỉ lưu ý một điểm
Hải phòng là nơi tập kết người di cư vào Nam . Trong vòng ba trăm ngày
. 13/05/1955 Hải phòng giải phóng .
Hải Phòng đó, hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu... |
Ông ngọai tôi và một số thành viên
trong gia tộc tham gia vào cuộc di cư vĩ đại này , chịu chung số phận đất nước
chia cắt , Cũng phải chuyển từ một vùng quê trù phú tại đồng bằng Bắc bộ , khăn
gói quả mướp , xuống tàu há mồm rời bến Hải phòng vào Nam với tương lai
mịt mờ , xa rời nơi chôn nhau, cắt rốn, từ bỏ môi trường quen thuộc, mồ mả
cha ông , bước chân vô định...
Xuống Hải phòng, chờ đợi tàu
vào Nam, hàng ngày trình diện tổ chức kiểu cao ủy LHQ về người tị nạn sau này .
Chứng kiến bao cảnh đời bi hoan li hợp, nhiều vấn đề mới cần cập nhật
, các kiểu chơi mới đang diễn ra tại một thành phố mất ổn định làm lòng
người cực kỳ hoang mang. Các bạn còn nhớ gần trường Lạc Viên có khu nhà Tò Vò
là bệnh viện dã chiến của quân đội Pháp đựoc trưng dụng phục vụ cho chiến
dịch này . Giáo dân, Nông dân, biệt kích, cán bộ tuyên truyền Việt minh, cán sự
di cư ăn lương của Edward Lansdale lộn tùng phèo trong mớ bòng bong trại
chờ di cư này. Rất nhiều hòan cảnh vợ chồng con cái ly tán , những bi kịch liên
quan đã phản ánh trong một số tác phẩm văn chương cũ. Chương trình
như chưa hề có cuộc chia ly của VTV gần đây cũng không thể với tới được
thời kỳ lộn xộn như vậy.
Sau 13/05 1955 gần 40.000 học
sinh con em cán bộ miền nam tập kết chuyển từ các tỉnh sau vỹ tuyến 17 dần dần được
thu xếp, bố trí ăn học, giáo dục tại khu vực HPG. Các trường học sinh miền
nam được bố trí tại các cơ sở tốt nhất, điều kiện sinh họat ổn định
nhất miền bắc .
Một kiểu" lộn xộn" khác vô
tình đổ ập lên thành phố cảng làm cho tính đa văn hóa của HP thêm rõ
rệt. Nói một cách chủ quan không có thành phố , địa phương nào tại
miền bắc lúc đó phù hợp hơn HPg khi tiếp quản và xử lý đống bùng nhùng
này. Âu cũng là cái số.
Tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ
... Hải phòng đó hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu. Hai câu hát trong cùng một
bài tưởng chừng không ăn nhập gì . nhưng suy ngẫm chút tác giả rất
tinh khi đưa vào ca khúc này mà không cần giải thích dài dòng. Hải phòng có thể
là điểm chứng kiến chia ly cũng như chào đón niềm vui hội ngộ không phân
biệt bạn là ai và chính kiến nào.
Mảnh đất nơi ta sinh ra , lớn
lên nếu không chú ý sẽ trôi qua trong tâm thức như muôn vàn vùng đất mà ta
đã đang và sẽ tiếp cận trong hành trình của một đời người. Mỗi sự kiện, khỏanh
khắc kỷ niêm của vùng đất quê hương sẽ mơ hồ ám ảnh ta đặc biệt
lúc trà dư tửu hậu . Cuộc sống nhân sinh, cơm áo gạo tiền, con cái
học hành, bất bình, thất bại trong xã hội xét cho cùng chỉ là tham
số thêm vào cho phong vi thôi. Phong vận kỳ oan ngã tự cư . 300 năm trước
Nguyễn Du đã tự an ủi mình có thể phần nào giải thích chuyện chen chúc mua hồ
sơ cho con học trường " Ngô Bảo Châu ".của thế hệ hôm nay.
Nhiều khi phải lấy lùi làm tiến .
nhưng đã tiến được rồi thì lùi lại dễ hơn nhiều.
Hi hi, mình nhớ ngày 13/05. Trước ở HP có khi còn được xem bắn pháo hoa. HP mình thế mà nhiều điều đáng nói về lịch sử văn hoá làm nên tính cách con người? Muốn bạn Khongthoike kể kỹ hơn vì sao lại có cuộc di dân 2 chiều.
Trả lờiXóaHP là khu vực 300 ngày, là nơi tàu há mồm vào Nam...
Trả lờiXóaÔng Bà, Bu, Bá tôi là người chứng kiến sự kiện đó và sau này hay kể cho tụi tôi nghe.
Có những người ở nơi khác (Hà nội, Hải Dương, Hà Bắc...) về HP để đi Nam và rủ Ông, bà, Bu, Bá tôi đi.
Dear TD. Sở dĩ có cuộc di dân hai chiều là vì theo hiệp định Genev, Vĩ tuyến 17 là ranh giới để hai bến tham chiến tập kết về. Việt Minh từ VT 17 trở ra Bắc, Pháp từ VT17 trở về Nam.
Trả lờiXóaSau đó Pháp phải rút quân và trong vòng 2 năm sẽ hiệp thương thống nhất đất nước.
Những người theo Pháp thì từ Bắc vào Nam, những người theo Việt Minh thì từ Nam ra Bắc (sơ lược như vậy, thoike bổ sung thêm nhá)
Hồi đó những người từ Nam tập kết ra Bắc thường giơ 2 ngón tay ý nói 2 năm nữa họ sẽ trở về Nam. Nhưng không ngờ phải hơn 20 năm sau họ mới về được.
Gia đình tôi là một phần của cuộc di cư này. Vì tò mò tôi có rất nhiều tư liệu sống, tái, chín về đề tài này. Phần lớn cũng giống như Các gia đình khác , " Hoàn cảnh đẩy đưa ". Nhưng tuyệt nhiên những người trong cuộc không phàn nàn ,kêu ca gì. Thành phần ăn theo và khóc thuê hay lợi dụng làm ầm ĩ lên chả giống ai.
Trả lờiXóaTopic hơi nhạy cảm , lúc nào Thuận tiện ,sẽ chia sẽ.
Tôi nhớ cách đây mấy năm, tôi và Tiến Dũng ngồi quan Nga, Dũng nói về niềm tự hào HPG còn tôi thì phản biện. Cũng như mọi người, TD nói " HPG đó hiên ngang chỉ biết ngững đầu..." . Tôi nói, hiên ngang kiểu ấy là dốt, chỉ có ngẩng đầu, không chịu nhìn xuống, chân vấp ngã vỡ mặt. Hơn nữa cũng bài ca HPG ấy cũng nói : Sánh vai củng Sài Gòn , DN...". Thế mới biết người HPG "chỉ biết ngững đầu." mà vẫn luôn đặt vị trí mình dưới SG và Đà Nẵng.... để chỉ dám mơ ước được sánh vai.... Sau đó TD bảo tôi cãi cùn , thế là tôi nói, bây giờ đổi vai, mày phản biện tao tự hào...?
Trả lờiXóaChem gió vui chứ không hàm ý gì về HPG và người HPG nhé!