Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương, gửi tặng các bạn mấy bài viết về chữ Việt Cổ. Một minh chứng về nền văn hóa cổ của Dân Tộc ta để chúng ta thêm tự hào là người Việt nam.
(Tổng hợp từ bài viết của 2 tác giả Đỗ Quang và Quang Hoà, bổ sung thêm tư liệu và hình ảnh)
Sưu tầm
Người Việt ta lập nước rất sớm, nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương đã có thầy giáo và học trò, điều đó chứng tỏ dân tộc ta đã có chữ, nhưng đó là thứ chữ gì ? Trong hơn một chục năm gần đây, vấn đề chữ viết của người Việt cổ đã được đặt ra trên tinh thần nghiêm túc và khoa học trong các hội nghị nghiên cứu thời kỳ các vua Hùng.
Trong một bản Ngọc phả từ thời vua Trần Thái tông ghi: “Nghiêu thế, Việt Thường thị kiến thiên tuế thần qui, bối hữu Khoa đẩu” nghĩa là thời vua Nghiêu nước Việt Thường tặng rùa thần nghìn tuổi, lưng có chữ Khoa đẩu.
Theo cổ sử Trung Quốc “vào thời Vua Nghiêu ( năm 2357 trước công nguyên) có sứ giả Việt Thường đến kinh đô tại Bình Dương (phía bắc sông Hoàng Hà - tỉnh Sơn Tây ngày nay) để dâng một con thần quy, vuông hơn ba thước, trên lưng có khắc chữ Khoa Đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở trở về sau”. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch.
Sang thế kỷ 20, nhờ khảo cổ học và các môn khoa học khác phát triển, cung cấp nhiều bằng chứng khoa học mới về sự tồn tại của chữ Việt cổ. Năm 1979 Giáo sư Hà Văn Tấn phát hiện trên một công cụ bằng đồng - mà các nhà khảo cổ học quen gọi là lưỡi cày hình cánh bướm, đặc trưng cho vùng sông Mã - có hai kí hiệu ở hai bên họng tra cán. Hai kí hiệu này do hai bên không đối xứng nhau, ít có khả năng là hoa văn trang trí, nhiều khả năng là chữ viết. Những chữ việt cổ còn được phát hiện trên nhiều hiện vật khảo cổ khác.
Trên bốn chiếc qua đồng Đông Sơn có chạm khắc 28 ký tự. Đó là những ký tự Việt cổ mà cho đến nay chưa giải mã được.
Ngược dòng thời gian, năm 1930 một hiện vật gốm quý hiếm được M-CoLan phát hiện dưới chân vách đá Lan Gan ở Hoà Bình. Ban đầu người ta chỉ coi chúng là vật trang sức, “không có công dụng thực tế, không rõ để làm gì ...”
Hai chiếc đĩa cổ bằng đất nung có chữ Việt cổ (chữ O và chữ S) ở Lan Gan (Hòa Bình)
Đây là những chữ cổ có tuổi khảo cổ học một vạn năm, thuộc nền văn hoá đồ đá giữa Hòa Bình (xem thêm bài 7: Văn hoá Hoà Bình – Hoabinhian) và trong đó có chữ thứ 2 giống chữ Sĩ của Hán tự ngày nay, phát hiện này trong thời gian dài đã làm đau đầu nhiều nhà nghiên cứu, vì nó có trước Chữ Giáp cốt Ân - Thương (1392 - 1122 - Tr. CN) khoảng 6000 năm. Lúc đó cả tộc danh Hoa Hạ và chủng Trung Mông -gô lô-ít đều chưa có mặt (xem thêm bản đồ Migration patterns of early Humans và M175 từ Genographic project).
Sử cũ cho biết, sau khi nước Nam Việt của Triệu Đà bị người Hán xâm chiếm, văn hóa của Việt tộc bị thi hành chính sách đồng hoá. Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp sang ta bắt đốt hết sách, nhà nào cất giữ thì bị giết hại. Cuộc tận thu trống đồng của Mã Viện năm 43, sau này cuộc cướp phá sách vở của nhà Minh đầu thế kỷ 15…, Với chính sách đó thì chữ “Khoa Đẩu” của người Việt cổ và có thể cả chữ “tượng hình” sơ khai của thời Văn Lang, Âu Lạc, sau một ngàn năm bị đô hộ, tưởng rằng đã bị xoá sạch là điều dễ hiểu.
Trong tập: Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ, do Viện Văn hoá in năm 1986, Giáo sư Lê Trọng Khánh đã dẫn chứng: Nhiều dân tộc trong Bách Việt đã dùng chữ Khoa đẩu thời Phục Hy- Thần Nông để ghi tiếng dân tộc mình. Như vậy, dân tộc Kinh - Lạc Việt lại không còn văn bản hay sao? Riêng ở Việt Nam, chữ khoa đẩu được dùng lâu hơn. Mãi đến đời Sĩ Nhiếp vẫn còn, tuy Sĩ Nhiếp cấm đoán nhưng nhân dân ta vẫn dùng.
Nhiều nhà nghiên cứu, từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm... cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc: từ Lục Lưu, đến Hứa Thân, Trịnh Tiểu... đều khẳng định: Việt Nam xưa đã có chữ viết riêng. Chữ Việt cổ được phát hiện ngày một nhiều trên nhiều hiện vật khảo cổ, được khắc trên đá, trên xương thú, trên đồ đồng như vũ khí, trống đồng cổ và phân bố rộng khắp lưu vực có người Việt sinh sống
Chữ Việt cổ trên thân trống đồng Lũng Cú
Chữ cổ trên bãi đá cổ Sapa
Một số văn bản có chữ Việt cổ tìm được tại Sơn La.
Gần đây Nhóm nghiên cứu Chữ Việt cổ và giáo dục thời Hùng Vương, do nhà văn Khánh Hoài- Đỗ Văn Xuyền lãnh đạo đã có những khám phá rất quan trọng. Một trong những kết quả nghiên cứu của Nhóm là phát hiện ra một bộ chữ Việt cổ được lưu giữ ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Các nhà khoa học cho rằng văn tự này có thể là một biến thể của chữ “Khoa đẩu” hay “Hoả tự” đã ghi trong cổ sử. Thứ chữ đã tồn tại trong nền văn hoá tiền Việt - Mường. Do không được sử dụng phổ biến, bộ chữ này bị đóng băng, không phát triển theo kịp những biến âm trong tiếng nói người Việt hiện đại. Đến thế kỷ 16 khi đạo thiên chúa truyền vào nước ta, một nhóm trí thức người Việt đã cùng các giáo sĩ phương tây La Tinh hoá bộ chữ này thành chữ Quốc ngữ mà ta đang dùng ngày nay.
Sưu tầm
Người Việt ta lập nước rất sớm, nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương đã có thầy giáo và học trò, điều đó chứng tỏ dân tộc ta đã có chữ, nhưng đó là thứ chữ gì ? Trong hơn một chục năm gần đây, vấn đề chữ viết của người Việt cổ đã được đặt ra trên tinh thần nghiêm túc và khoa học trong các hội nghị nghiên cứu thời kỳ các vua Hùng.
Trong một bản Ngọc phả từ thời vua Trần Thái tông ghi: “Nghiêu thế, Việt Thường thị kiến thiên tuế thần qui, bối hữu Khoa đẩu” nghĩa là thời vua Nghiêu nước Việt Thường tặng rùa thần nghìn tuổi, lưng có chữ Khoa đẩu.
Theo cổ sử Trung Quốc “vào thời Vua Nghiêu ( năm 2357 trước công nguyên) có sứ giả Việt Thường đến kinh đô tại Bình Dương (phía bắc sông Hoàng Hà - tỉnh Sơn Tây ngày nay) để dâng một con thần quy, vuông hơn ba thước, trên lưng có khắc chữ Khoa Đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở trở về sau”. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch.
Sang thế kỷ 20, nhờ khảo cổ học và các môn khoa học khác phát triển, cung cấp nhiều bằng chứng khoa học mới về sự tồn tại của chữ Việt cổ. Năm 1979 Giáo sư Hà Văn Tấn phát hiện trên một công cụ bằng đồng - mà các nhà khảo cổ học quen gọi là lưỡi cày hình cánh bướm, đặc trưng cho vùng sông Mã - có hai kí hiệu ở hai bên họng tra cán. Hai kí hiệu này do hai bên không đối xứng nhau, ít có khả năng là hoa văn trang trí, nhiều khả năng là chữ viết. Những chữ việt cổ còn được phát hiện trên nhiều hiện vật khảo cổ khác.
Trên bốn chiếc qua đồng Đông Sơn có chạm khắc 28 ký tự. Đó là những ký tự Việt cổ mà cho đến nay chưa giải mã được.
Ngược dòng thời gian, năm 1930 một hiện vật gốm quý hiếm được M-CoLan phát hiện dưới chân vách đá Lan Gan ở Hoà Bình. Ban đầu người ta chỉ coi chúng là vật trang sức, “không có công dụng thực tế, không rõ để làm gì ...”
Hai chiếc đĩa cổ bằng đất nung có chữ Việt cổ (chữ O và chữ S) ở Lan Gan (Hòa Bình)
Đây là những chữ cổ có tuổi khảo cổ học một vạn năm, thuộc nền văn hoá đồ đá giữa Hòa Bình (xem thêm bài 7: Văn hoá Hoà Bình – Hoabinhian) và trong đó có chữ thứ 2 giống chữ Sĩ của Hán tự ngày nay, phát hiện này trong thời gian dài đã làm đau đầu nhiều nhà nghiên cứu, vì nó có trước Chữ Giáp cốt Ân - Thương (1392 - 1122 - Tr. CN) khoảng 6000 năm. Lúc đó cả tộc danh Hoa Hạ và chủng Trung Mông -gô lô-ít đều chưa có mặt (xem thêm bản đồ Migration patterns of early Humans và M175 từ Genographic project).
Sử cũ cho biết, sau khi nước Nam Việt của Triệu Đà bị người Hán xâm chiếm, văn hóa của Việt tộc bị thi hành chính sách đồng hoá. Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp sang ta bắt đốt hết sách, nhà nào cất giữ thì bị giết hại. Cuộc tận thu trống đồng của Mã Viện năm 43, sau này cuộc cướp phá sách vở của nhà Minh đầu thế kỷ 15…, Với chính sách đó thì chữ “Khoa Đẩu” của người Việt cổ và có thể cả chữ “tượng hình” sơ khai của thời Văn Lang, Âu Lạc, sau một ngàn năm bị đô hộ, tưởng rằng đã bị xoá sạch là điều dễ hiểu.
Trong tập: Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ, do Viện Văn hoá in năm 1986, Giáo sư Lê Trọng Khánh đã dẫn chứng: Nhiều dân tộc trong Bách Việt đã dùng chữ Khoa đẩu thời Phục Hy- Thần Nông để ghi tiếng dân tộc mình. Như vậy, dân tộc Kinh - Lạc Việt lại không còn văn bản hay sao? Riêng ở Việt Nam, chữ khoa đẩu được dùng lâu hơn. Mãi đến đời Sĩ Nhiếp vẫn còn, tuy Sĩ Nhiếp cấm đoán nhưng nhân dân ta vẫn dùng.
Nhiều nhà nghiên cứu, từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm... cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc: từ Lục Lưu, đến Hứa Thân, Trịnh Tiểu... đều khẳng định: Việt Nam xưa đã có chữ viết riêng. Chữ Việt cổ được phát hiện ngày một nhiều trên nhiều hiện vật khảo cổ, được khắc trên đá, trên xương thú, trên đồ đồng như vũ khí, trống đồng cổ và phân bố rộng khắp lưu vực có người Việt sinh sống
Chữ Việt cổ trên thân trống đồng Lũng Cú
Chữ cổ trên bãi đá cổ Sapa
Một số văn bản có chữ Việt cổ tìm được tại Sơn La.
Gần đây Nhóm nghiên cứu Chữ Việt cổ và giáo dục thời Hùng Vương, do nhà văn Khánh Hoài- Đỗ Văn Xuyền lãnh đạo đã có những khám phá rất quan trọng. Một trong những kết quả nghiên cứu của Nhóm là phát hiện ra một bộ chữ Việt cổ được lưu giữ ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Các nhà khoa học cho rằng văn tự này có thể là một biến thể của chữ “Khoa đẩu” hay “Hoả tự” đã ghi trong cổ sử. Thứ chữ đã tồn tại trong nền văn hoá tiền Việt - Mường. Do không được sử dụng phổ biến, bộ chữ này bị đóng băng, không phát triển theo kịp những biến âm trong tiếng nói người Việt hiện đại. Đến thế kỷ 16 khi đạo thiên chúa truyền vào nước ta, một nhóm trí thức người Việt đã cùng các giáo sĩ phương tây La Tinh hoá bộ chữ này thành chữ Quốc ngữ mà ta đang dùng ngày nay.
__________________
Một sổ khu vực phát hiện dấu tích chữ Khoa đẩu Nhà giáo về hưu 71 tuổi Đỗ Văn Xuyền (sinh năm 1937), hiện đang sống tại Việt Trì, sau một thời gian để công nghiên cứu đã bước đầu công bố công trình hơn 50 năm trời nghiên cứu “Giải mã chữ Việt cổ” tại Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi Việt Nam. Để phản biện kết quả nghiên cứu của ông - một số người ngoài ngành tin rằng cần có một hội đồng chuyên gia đa ngành đánh giá và kết luận. Sơ bộ, đó là một thành quả nghiên cứu công phu, nghiêm túc, phản ánh sự lao động kiên trì, giàu nghị lực của tác giả và thành quả là một đóng góp có giá trị giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cội nguồn lịch sử, văn hóa của dân tộc và có thể mở ra "cửa sổ mới" hết sức thú vị để chúng ta hiểu được các thư tịch cổ Sau nhiều năm nghiên cứu các Ngọc phả tại các đền thờ khác nhau rải rác khắp vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ, ông đã tìm ra 18 nơi thờ các thầy giáo, học trò từ thời An Dương Vương, Hùng Vương. Từ đó ông đưa ra một giả thiết ban đầu của mình là trước năm 186 công nguyên là năm chữ Hán được đưa vào Việt Nam thì dân tộc ta đã có chữ viết riêng - chữ Việt cổ, chữ viết đó được các thầy giáo thời Hùng Vương sử dụng. Giả thiết này hoàn toàn khác với điều đa số người Việt hiện nay vẫn cho rằng là trước khi bị Tàu đô hộ, nước Văn Lang (tức nước Việt) không có chữ viết riêng mà chỉ đến khi người Tàu qua xâm chiếm thì người Việt mới bắt đầu dùng chữ Hán để viết. Qua nghiên cứu các thư viện và tìm đọc các thư tịch trong, ngoài nước của nhiều nhà nghiên cứu tiền bối đã đi sâu vào vấn đề này: Từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm... cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc: Từ Lục Lưu, đến Hứa Thân, Trịnh Tiểu... ông đều gặp may bởi họ đã khẳng định: Việt Nam xưa đã có chữ viết riêng. Vào năm 1903 Tổng đốc Thanh Hóa lúc ấy là Vương Duy Trinh công bố việc tìm ra một văn bản viết bằng thứ chữ lạ, trông như những ngọn lửa vờn cháy mà ông gọi là chữ Hỏa tự. Dựa vào những chữ Hán ghi chú bên cạnh ông dịch được nội dung, thì ra đây là một bài thơ có tựa đề "Mời trầu" có nội dung ca ngợi tình yêu. Vương Duy Trinh cho rằng, đây chắc chắn là chữ của tổ tiên ta từ thời các vua Hùng nay vẫn còn truyền lại và lưu hành trong một bộ phận nhỏ xã hội. Theo nghiên cứu của Ông thì:"Thập châu là vùng biên viễn, nhân dân ta còn lưu giữ được thứ chữ này". Cách đây hơn một thế kỷ, Phạm Thận Duật, một nhà văn hóa lớn của dân tộc, trong thời gian làm Tri châu ở Tây bắc (khoảng năm 1855) đã phát hiện nhiều bộ chữ mà Ông cho là chữ Thái thổ tự , trong đó có một bộ chữ cái có kèm ghi chú chữ Hán. Theo mô tả của Ông, thứ chữ này được viết theo chiều ngang, bộ chữ gồm 18 thể chữ cái theo vần bằng, 18 thể chữ cái theo vần trắc. Còn ở Châu Mai Sơn, Châu Minh Biên có bộ chữ gồm 17 thể chữ cái theo vần bằng, 15 thể chữ cái theo vần trắc. Ngoài ra còn 11 chữ và nét phụ ở 04 bên mà Ông gọi là "tứ bàng phụ họa, sử dụng 03 thể chữ cái đảo lên, lộn xuống, ghép lại với nhau thành từ, thì đều có thể thông với văn tự Trung châu" (tức là có thể chuyển ngữ cho chữ Hán). Theo nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền: Bộ chữ do Phạm Thận Duật mô tả là bộ chữ không có dấu, trong đó 17 chữ vần bằng là phụ âm, đi với thanh không. 16 thể chữ theo vần trắc là phụ âm đi với thanh huyền. 11 nét phụ (tứ bàng phụ họa) cho những từ vần bằng chính là nguyên âm. Sau nhiều năm khảo sát ở nhiều miền trong cả nước, ông sưu tầm được một khối lượng lớn tư liệu về chữ Việt cổ, và khu biệt được một bộ chữ gồm 47 chữ cái mà Ông tin chắc là chữ Việt cổ, vì bộ chữ này thỏa mãn được 03 tiêu chuẩn kiểm tra ký tự của một dân tộc, được các nhà khoa học đề ra, đó là: - Có ghi lại được đầy đủ tiếng nói của dân tộc đó không ? - Những đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc có thể hiện qua các đặc điểm của ký tự đó không ? - Có giải quyết được các "nghi án" về ngôn ngữ, ký tự của dân tộc đó trong quá khứ ? (Chứng minh bằng các cuộc kiểm tra thực tế ở các địa phương, bằng cách dịch lại các văn bản còn tồn nghi và đọc các văn bản cổ mới sưu tầm) Đây là bộ chữ ghi phát âm của tiếng nói (không phải chữ tượng hình nguyên thuỷ) có cấu tạo gần với hệ chữ La Tinh của phương Tây, nên rất dễ học. Tuy nhiên bộ chữ này có một nhược điểm là những chữ nguyên âm luôn thay đổi vị trí. Phải mất nhiều năm nghiên cứu ông mới tìm ra quy luật – Quy luật đặt vị trí nguyên âm theo đạo lý người Việt (ví dụ từ trời nguyên âm đặt phía trên, từ đất nguyên âm đặt phía dưới. Tương tự các từ cha, con nguyên âm đặt phía trước hoặc sau). Để thuộc bảng chữ cái và nắm được quy luật ghép vần , người ta có thể học sử dụng được bộ chữ này để đọc, viết trong khoảng thời gian 7-10 ngày. Nhóm nghiên cứu đang đang tập trung nghiên cứu để một ngày gần đây chứng minh giả thiết cho rằng, những nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha đã tiếp thu bộ chữ cổ của người Việt, và có công La Tinh hóa nó, để ra được chữ Quốc ngữ. Chính trong cuốn “Từ điển Việt Bồ La”, Alexandre de Rodes đã viết: “Đối với tôi, người dạy tài tình nhất là một thiếu niên bản xứ. Trong vòng 3 tuần, anh ta đã hướng dẫn cho tôi tất cả các thanh của ngôn ngữ ấy và cách đọc các từ”. Theo thầy Xuyền thì “cách đọc các từ” đó nhiều khả năng là thứ chữ Việt cổ !
Hịch khởi nghĩa của Hai Bà Trưng kêu gọi cả nước khởi nghĩa giành độc lập, mùa xuân năm 40, được thầy Xuyền viết bằng chữ Việt cổ Một số bài thơ được thầy Xuyền viết bằng chữ Việt cổ |
| ||
| |||||||||
Chữ Việt cổ có liên hệ gì với chữ Quốc Ngữ?! Chữ Quốc ngữ xuất hiện ở nước ta từ thế kỷ 17. Nhiều cuốn sách cổ được in từ buổi đầu chữ Quốc ngữ xuất hiện, đến nay hầu như không ai đọc được. Khi đem bộ chữ Việt cổ đã được giải mã thử đọc một số cuốn sách cổ, như cuốn “Từ điển Việt-Bồ-La” (1651) của Alexandre de Rhodes, hay cuốn “Sách sổ sang” của Philip Bỉnh (Giám mục người Việt, ở Thủ đô Bồ Đào Nha những năm 1790-1820), thầy giáo Xuyền đã rất thú vị khi dễ dàng đọc được những từ khó mà lâu nay nhiều người không đọc cũng không giải thích được. Chính từ việc này, thầy Xuyền đã đưa ra một giả thuyết: Chữ Quốc ngữ có lẽ không phải là một công trình hoàn toàn mới của Alexandre de Rhodes. Những trang viết trong cuốn “song ngữ” La Tinh- Việt cổ do ông Xuyền biên soạn. Nhà truyền giáo người Bồ đã tiếp thu bộ chữ cổ của người Việt, và có công La tinh hóa nó, để ra được chữ Quốc ngữ?! Giả thuyết của thầy Xuyền không phải không có căn cứ. Bởi chữ Quốc ngữ và chữ Việt cổ do ông giải mã có cùng cấu trúc ghép vần tương tự nhau, chỉ khác nhau về hình dạng mà thôi! Chính trong cuốn “Từ điển Việt-Bồ-La”, Alexandre de Rhodes đã viết: “Đối với tôi, người dạy tài tình nhất là một thiếu niên bản xứ. Trong vòng 3 tuần, nó đã hướng dẫn cho tôi tất cả các thanh của ngôn ngữ ấy và cách đọc các từ”. Theo ông Xuyền thì “cách đọc các từ” đó nhiều khả năng là thứ chữ Việt cổ! Tôi xin góp ý về bài thơ trên bằng chữ cổ, tức là xem kỹ thì thấy: - ở từ "nghêu" thiếu chữ "-u" (phải viết thêm "c" đảo lộn) - quen viết thành "engn" ("vv" là -e-, "nb" là ng-, còn U-vuông là n/m) ->lối viết nguyên âm rất giống tiếng Khmer, Thái Quy luật đặt âm, vần của chữ Việt cổ Theo nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền: Bộ chữ do Phạm Thận Duật mô tả là bộ chữ không có dấu, trong đó 17 chữ vần bằng là phụ âm, đi với thanh không. 16 thể chữ theo vần trắc là phụ âm đi với thanh huyền. 11 nét phụ (tứ bàng phụ họa) cho những từ vần bằng chính là nguyên âm. Sau nhiều năm khảo sát ở nhiều miền trong cả nước, ông sưu tầm được một khối lượng lớn tư liệu về chữ Việt cổ, và khu biệt được một bộ chữ gồm 47 chữ cái mà Ông tin chắc là chữ Việt cổ, vì bộ chữ này thỏa mãn được 03 tiêu chuẩn kiểm tra ký tự của một dân tộc, được các nhà khoa học đề ra, đó là: - Có ghi lại được đầy đủ tiếng nói của dân tộc đó không ? - Những đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc có thể hiện qua các đặc điểm của ký tự đó không ? - Có giải quyết được các "nghi án" về ngôn ngữ, ký tự của dân tộc đó trong quá khứ ? (Chứng minh bằng các cuộc kiểm tra thực tế ở các địa phương, bằng cách dịch lại các văn bản còn tồn nghi và đọc các văn bản cổ mới sưu tầm) Đây là bộ chữ ghi phát âm của tiếng nói (không phải chữ tượng hình nguyên thuỷ) có cấu tạo gần với hệ chữ La Tinh của phương Tây, nên rất dễ học. Tuy nhiên bộ chữ này có một nhược điểm là những chữ nguyên âm luôn thay đổi vị trí. Phải mất nhiều năm nghiên cứu ông mới tìm ra quy luật – Quy luật đặt vị trí nguyên âm theo đạo lý người Việt (ví dụ: từ trời nguyên âm đặt phía trên, từ đất nguyên âm đặt phía dưới. Tương tự các từ cha, con nguyên âm đặt phía trước hoặc sau). Để thuộc bảng chữ cái và nắm được quy luật ghép vần , người ta có thể học sử dụng được bộ chữ này để đọc, viết trong khoảng thời gian 7-10 ngày. "Nghiêu thế, Việt thường Thị Kiến thiên tuế thần quy, Bối hữu khoa đẩu". Sách Tân Lĩnh Nam Chích quái của Vũ Quỳnh (đời Lê, thế kỷ 15) viết đại ý: Thời Lạc Long Quân có người hái củi, bắt được con rùa, lưng rộng khoảng ba thước, trên mai có khắc chữ như con nòng nọc gọi là chữ Khoa Đẩu. Hùng Quốc vương đã cử phái đoàn đem rùa thần đó cống cho vua Nghiêu. Về việc này, sách Thông Giám Cương Mục do Chu Hy đời Tống viết: “Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ IV (2352 trước Công nguyên) có Nam Di Việt Thường thị đến chầu, hiến con rùa lớn”. Sách Thông Chí của Trịnh Tiểu cũng đời Tống nói rõ hơn: “Đời Đào Đường, Nam Di Việt Thường thị qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần. Rùa ước được ngàn tuổi, rộng hơn ba thước, trên lưng có chữ Khoa Đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch”. - Đây còn là khởi thủy của KINH DỊCH đấy ! Một lần trên đường đi tìm kiếm ông đã dừng chân bên ngôi miếu nhỏ của một xóm núi, đọc được một bản Ngọc Phả thời Trần Thái Tông với những dòng chữ vang vọng tự hào: "Nghiêu thế, Việt thường Thị Kiến thiên tuế thần quy, Bối hữu khoa đẩu". Như vậy thời Hùng Vương, dân tộc ta đã có chữ viết với tên gọi Khoa Đẩu, đó là điều có thể khẳng định chắc chắn. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, cuộc tận thu trống đồng của Mã Viện năm 43, cuộc cướp phá sách vở của nhà Minh đầu thế kỷ 15, cuộc đốt phá hết thư khố quốc gia và thư khố của các bộ (sau cuộc tấn công vào đồn Mang Cá) của Pháp năm 1875, liệu có còn sót lại những gì? Ông Xuyền đến Sa Pa, trên tảng đá vùng Hầu Thảo, sau khi cạo lớp rêu phủ đã tìm được những chữ giống như chữ cái của Vương Duy Trinh, Hiệp biện Đại học sỹ, Tổng đốc Thanh Hóa. Trong cuốn Thanh Hóa quan phong viết năm 1903, Vương Duy Trinh đã giới thiệu một số chữ lạ sưu tập được, khẳng định đó là chữ Việt cổ từ thời Hùng Vương, và đưa ra nhận xét: “Vì Thập Châu là nơi biên viễn nên dân ta còn lưu giữ thứ chữ ấy. Các nơi khác, Sĩ Nhiếp bắt bỏ hết để học chữ Trung Quốc”. Giáo sư Hà Văn Tấn đã công bố công trình nghiên cứu “Về một nền văn tự trước Hán và khác Hán”, Giáo sư Lê Trọng Khánh thì khẳng định “Nhiều dân tộc trong Bách Việt đã dùng chữ Khoa Đẩu thời tiền sử để ghi tiếng dân tộc mình”. Nhớ tới câu nói của Vương Duy Trinh: "Vì thập Châu là vùng biên viễn, nhân dân ta còn lưu giữ được thứ chữ ấy", ông hướng tìm tòi lên vùng Tây Bắc, Việt Bắc, vùng khu 4 cũ, rồi lăn lộn lên cả Đông và Tây dãy Trường Sơn để tìm theo dấu vết. Để đi được dài ngày và đi xa, với số tiền lương hưu ít ỏi, ông đã phải tính đến việc ăn ngủ giản tiện nhất, đó là: một chiếc võng bạt, một bi đông đựng nước, một ít bánh mì sấy khô và dăm gói mì tôm. Thế là ông "cầm cự" được hàng chục ngày để đi đến các vùng sâu vùng xa, quyết tìm cho ra chữ Việt cổ. Trong các tài liệu sưu tầm được, ông đặc biệt chú ý đến một bộ chữ lạ. Rất tiếc là những trang sách này đã bị nguỵ trang và khoá mã, mặc dù vậy nó đã tồn tại hàng mấy trăm năm mà không ai chú ý tới. Linh cảm mách bảo, ông đã thức nhiều đêm trắng để mày mò giải mã. Kiến thức tổng hợp và vốn ngoại ngữ đã giúp ông rất nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu chữ Việt cổ. Kết quả, ông đã khu biệt được loại ký tự này với các loại văn tự xung quanh, tìm ra được hình dạng, chức năng của từng chữ cái và cách cấu trúc của một loại ký tự mà người ta đã nhầm là chữ Mường, chữ Thái... Qua công trình nghiên cứu về ngôn ngữ người Việt cổ HauĐricourt, ông khẳng định được bộ ký tự này có từ trước công nguyên (loại ký tự bắt nguồn từ chữ Khoa đầu tượng hình chuyển sang chữ cái có ghép vần). Căn cứ vào ý kiến của giáo sư Lê Trọng Khanh: "Các dân tộc Bách Việt dùng thứ chữ này". Khi đã đọc thông viết thạo chữ Việt cổ, ông lại tìm đến các vùng người Thái, người Mường. Loại văn tự này có thể ghi được tiếng Thái, tiếng Mường nhưng không đầy đủ. Ông lại tìm đến các vùng quê Thái Bình, Bắc Ninh, Sơn Tây, Thanh Nghệ Tĩnh... để lắng nghe những người già phát âm. Thứ ký tự này đã giúp ông ghi lại đầy đủ giọng nói, âm vực của họ, giúp ông giải thích được tiếng nói khác nhau của từng vùng - gần như nó đã ghi lại nguyên tiếng nói người Việt cổ. Nó đã giúp ông giải thích được nhiều vấn đề còn thắc mắc. Ví dụ: Vì sao trong tờ Le Paria và tờ L'Humanité từ những năm 20 của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Chữ Nguyễn Ái Quốc được viết là Nguyễn ái Quấc. Và trong cuốn sách sổ sáng của Filíp Bỉnh viết ở Bồ Đào Nha năm 1822, chữ huyên được viết là huên, chữ dòng được viết là dào. Cũng như vậy ông có thể chứng minh được một nền văn tự có trước Hán và khác Hán, của giáo sư Hà Văn Tấn qua việc giải thích sự tồn ghi trong cuộc khai quật của bà Cô La Ni ở Lam Giận Hoà Bình năm 1923. Tháng 9/2004, giáo sư Hà Văn Tấn đã mời ông về Hà Nội nghe ông kể lại quá trình đi tìm chữ Việt cổ và khi được ông tặng bản Hịch của Hai Bà Trưng đã chuyển sang chữ Việt cổ, giáo sư đã cảm động nghẹn ngào: "Vấn đề lớn lắm. Chúng ta phải sớm báo cáo lên nhà nước". Dịp hè năm nay, nghe tin tỉnh Sơn La tìm được hàng nghìn cuốn sách cổ có chữ lạ. Ông cầm vài tờ photo lên, đọc mà nước mắt ràn rụa. Như vậy điều dự đoán của các nhà khoa học trước đây đã được chứng minh: Thứ ký tự đặc biệt để ghi âm tiếng nói của người Việt cổ (thứ chữ dân tộc ta đã có từ thì đại Hùng Vương) đã được các dân tộc sử dụng chung và còn được lưu giữ bảo tồn ở vùng Tây Bắc cho đến ngày nay.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét