Danh sách Blog của Tôi

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

THÁP CHÀM

Vì công việc, năm nào tôi cũng đi Phan Thiết vài lần. Phong cảnh yên bình và các di tích Tháp Chàm luôn cuốn hút tôi. Những ngôi tháp uy nghi trường tồn với thời gian có một sức hấp dẫn khó tả.
Những cây Hoa Chămpa (hoa sứ) bên tháp Posa inu
Và cả những địa danh nữa. Bình Thuận (Hòa bình và thuận lợi), Ninh Thuận (An Ninh và hòa thuận) là những cái tên Việt, nhưng còn những cái tên: Phan Thiết, Phan Rang , Phan Rí, Cà ná... thì sao? Hình như không phải là tiếng Việt gốc. Quả vậy:
Phan Rang  (Panduranga) là kinh đô của tiểu vương quốc Chăm cuối cùng trong Vương quốc Chămpa sát nhập vào nước Việt thời Minh Mạng.  (Vương quốc Chămpa  với lãnh thổ trải dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận bao gồm nhiều tiểu vương quốc và được sát nhập từng phần vào Việt Nam trong nhiều thế kỷ)
Phan Thiết (Hamu lithit có nghĩa là làng chài)
Cà ná (Canah có nghĩa là ngã ba).
...
Đó là những địa danh gốc Chăm đã được Việt hóa.
Những con người tôi gặp ở đó đa số có nước da sậm, mũi cao (hơi gồ) mắt sâu và đặc biệt tính tình thì chân thật, khắc khổ. Mặc dù mang tên họ Việt nhưng liệu có bao nhiêu phần Chăm trong con người họ? Không thể biết chính xác.

Trong quá trình Nam Tiến người Việt và người Chăm đã hòa trộn, Văn hóa Việt và văn hóa Chăm đã hòa trộn. Ngay ở ngoại thành Hà nội cũng có những cộng đồng người gốc Chăm (tù binh Chàm). Có công trình nghiên cứu nói rằng Dân ca Quan Họ Bắc Ninh có nguồn gốc từ nhạc cung đình Chiêm thành, do những cung nữ Chiêm đem ra đất Kinh Bắc.  Ở đất Kinh Bắc có những ngôi chùa theo phong cách Phật giáo tiểu thừa do nghệ nhân Chămpa xây dựng...    

Hôm vừa rồi tôi có đọc tâm sự của Nhạc Sỹ Trần Tiến trên Blog Quê Choa thì hóa ra Ông cũng là một người gốc Chàm ( mời các bạn đọc bài dưới đây) . Có người bảo Chàm hay Việt thì bây giờ cũng là Người Việt Nam, phức tạp hóa làm gì. Cái đó chỉ đúng một phần. Hiểu được cội nguồn sẽ giúp chúng ta hành xử đúng đắn và thêm tự hào về văn hóa Việt nam. Các bạn có nghĩ thế không nhể??!!

Kt26 ở Thánh địa Mỹ Sơn
   



Tâm sự của Nhạc Sỹ Trần Tiến gửi nhà văn Nguyễn Quang Lập:

Ngẫu hứng Trần Tiến 12

 Trần Tiến
Anh có hai quê Lập à
Chẳng bao giờ anh hát nổi bài ca anh viết về quê mình. Cứ hát lại khóc.
Vô duyên thế. Anh sợ ai đó yêu anh mà đón anh bằng niềm hân hoan phát nhạc hai bài đó. Anh sợ quá khứ lắm. Người già thường quay lại trẻ nít, bắt đầu từ nước mắt. Rồi mới đến nụ cười ngày bé.
Ngày bé của Bố anh, ở một miền quê.
Những cánh đồng dài và những dòng sông rộng.
Phía bên kia, dòng Hát môn hai bà Trưng “gieo mình”. Sau lưng, xa xa là chùa Thày, nơi có ông nào đó một ngày lên Trời đánh cờ. Vui thì có vui, vậy mà ngày trở về quê hương lại cũng “gieo mình”.( Không còn gặp ai thân thuộc. Mấy trăm năm mới quay về. Bạn bè xưa đã nghìn trùng xa cách.Thì anh, mẹ !…cũng “gieo mình”, chứ còn gì nữa ?)
Nơi quê anh, rải rác những dấu chân người Chàm cổ. Các vị La hán chùa Tây Phương bị “chôm” gần hết những bức tượng đẹp. Cũng may những vị không bán được mới quí.
Có một vị xấu nhất kể anh nghe:
“Tiến à, Tổ của con là một vị tướng của bà Bô- Bô đất Chàm. Cụ Lý Thường Kiệt không đánh được bà ấy, phải nhờ mưu bà Phường Chào, người xứ Quảng mới thắng đấy. Có câu ca xưa “ Bô- bô sánh với Phường Chào, xem tôi với chị bên nào hiền hơn”.
Tổ của con là tù binh, bị Cụ Kiệt mang về nhốt ở xứ Đoài. Một ngày Người lang thang trong vùng cỏ hoang thấy có loài cua nhiều hình vẽ kỳ dị trên mai, ông mừng thầm và quyết định lấy mảnh đất này cắm dùi.”
Quê anh đấy, làng quê chỉ biết làm món nhậu với rượu mía: Nem Phùng nổi tiếng. Chả biết làm gì nên cứ nghèo mãi.
Mẹ anh dặn, nếu có mệnh hệ gì nhớ đưa mẹ về quê nội để mẹ nằm cạnh bố, nhưng phải quay đầu mẹ về hướng chùa Tổng.
Chùa Tổng cách mộ có vài trăm mét. Anh còn chưa bao giờ vào.
Một ngày ngồi trên xe với thằng Thanh Thảo. Nó bảo:
Chắc mày người Chàm. Nhà thơ Quang Dũng cũng cao to như mày, cũng quê Phùng, mà lại viết bài thơ “ nỗi nhớ quê “ ở chính nơi mình sinh ra.
Quê “đéo” gì, ha ha! Thơ hay là vô thức. Ông ấy lộ ra nơi quê tổ gốc Chàm trong giây phút vô thức đấy.
Anh giật mình, một ngày ra Hà nội,tức tốc tìm chùa Tổng của mẹ. Đúng là chùa Chàm.
Cụ già trong chùa bảo:Tổ mình ngày xưa bị một con hồ ly vùng Kinh Bắc mê hoặc, bỏ đất mà đi. Bà Tổ buồn, gieo mình xuống giếng.Từ đấy con gái làng có đôi mắt sắc và lạnh, buồn như lá rau răm.
Lại “gieo mình”. Chả biết có đúng không.
Miền quê thứ hai, nơi tuổi thơ buồn của anh-Hà thành.
Anh lớn lên như con chó rách. Lang thang suốt ngày bên cống rãnh hè phố,  mong tìm được hòn bi ve đưá trẻ nào đánh rơi, có khi nhặt được vài đồng xu ở nơi rãnh thối ấy.
Ngồi nhìn hàng giờ dòng nước bẩn lặng lờ trôi. Thoảng hoặc mẹ cho cục đá vôi thì sướng lắm, đặt xuống rãnh. Cục đá gặp nước, nở ra từ từ,rồi réo sôi thành ngọn núi trắng toát. Ngọn Phú sĩ của tuổi thơ anh đấy, của khát khao dòng dõi tướng Chàm thất cơ lỡ vận đấy.
Lên bảy tuổi, bác ruột di cư vào nam. Anh về Hàng Lọng ở ( giờ là Lê Duẩn, cho đến một ngày anh cũng lại ‘Nam tiến”).Ngôi trường tuổi thơ xưa ỏ phố Sinh Từ. Bọn học trò  trốn ra Quốc tử Giám ăn trộm muỗm. Anh thì sợ lắm. Mẹ bảo bên kia hồ Giám có con yêu nữ thứ nhất Hà thành.
“Long thành có bốn yêu tinh
Con yêu hồ Giám, yêu đình Đồng xuân
Yêu nằm giữa phố Hàng Cân
Con yêu gốc liễu trong sân chùa Tàu”
(Chùa Tàu chính là đền bà Kiệu, trước cửa đền Ngọc sơn bây giờ đấy.Thảo nào nơi ấy vắng như chùa Bà Đanh.)
Anh hỏi mẹ :Yêu nữ là gì. Mẹ bảo: là những cô gái chết tức tưởi, không được hoá kiếp, lâu rồi thành tinh,Hồ ly đấy.
Mấy bà bán chè xanh bên đường bảo : đừng có bơi sang đảo nhé. Trường Sinh Từ ,có đứa chết rồi đấy. Xác mang về không còn cu.(!)
Quê hương thứ hai của anh, những  người chết vì buồn như thế, người ta gọi là “ gieo mình”. Người ta lập đền thờ.
Còn người con gái chết tức tưởi mà không được hoá kiếp, thì không.
Họ không chết. Họ sẽ thành Hồ ly tinh. Chẳng ai lập đền thờ.
Bây giờ anh không sợ nữa.Thậm chí có thể rất hay, một ngày nào đó gặp …hồ ly tinh.

NGẨU HỨNG SÔNG HỒNG

dục tang, cốc cách, cốc cách

bồng bềnh, bồng bềnh, bồng…

Tôi ôm con sáo bé bỏng của tôi

lang thang theo cha dọc bờ sông trắng xóa

một ngày mùa thu đưa cha qua sông

một ngày dòng sông đầy gió, đầy gió

ĐK : Gió, con sáo sang sông bạt gió

con sít thương ai, lội sông, lội sông tìm ai

chị Hai thương ai ra đứng đầu đình

chị Hai nghèo, chị Hai buồn

chị Hai điên, chị Hai khóc

chàng Trương Chi đi đâu

bỏ lại dạ sầu cho em

bỏ lại dòng sông đầy gió …

ĐK : Gió, con sáo sang sông bạt gió

con sít thương ai, lội sông, lội sông tìm ai

 (thương ai con sáo thương ai)

Yêu nhau quấn quýt lá trầu cau

yêu nhau hóa đá, đá chờ nhau

thương cả nhịp cầu, cầu qua sông

thương cả mối sầu, sầu thương em

Thương cha, con sáo thủy chung của mẹ

thương anh,

con sáo đứt ruột chờ mong của mẹ

thương con, mẹ đưa qua sông

Hồng Hà mùa thu

Hà Nội mùa thu

một ngày mùa thu đầy gió…

ĐK : Gió, con sáo sang sông bạt gió

con sít thương ai, lội sông, lội sông tìm ai

con sáo sang sông ,con sáo sổ lồng bay xa

sáo ơi, sáo bay xa

bay đi, bay mãi … xa…



19 nhận xét:

  1. Thanks KT.
    Đúng như KT, Cội nguồn là vĩnh cửu, là bất biến!

    Đố mọi người bức ảnh chụp KT-26 ở My Sơn nhân 20 năm KT-26 tại đà nẵng thiếu những ai, vì sao?

    Mới đấy mà đã gần 2 năm rồi!

    Trả lờiXóa
  2. Tôi có câu trả lời:
    Phía Bắc thiếu: Nga, Vân, Thủy, Thịnh, Thế Sơn, Trọng Sơn, Dũng
    Phía Nam thiếu: Hải Bình, Len, Hồng, Tuấn, Nam
    Lý do là: Không đi được!!

    Trả lờiXóa
  3. Miền Trung thiếu Bảo cơm.
    Lý do: đi không được!!

    Trả lờiXóa
  4. Hehehe,

    Ông còn thiếu nhiều. Chí ít là những người đi được mà không có mặt trong ảnh cơ!

    Trả lờiXóa
  5. À tôi thấy rồi.
    Thiếu Ông Đại.

    Trả lờiXóa
  6. hehehe... còn nhiều.

    Máy của tôi thi thoảng nó lên đồng, nháp mấy cái comment liền lúc...

    Trả lờiXóa
  7. Còn thiếu Ông Thành Cơm và Ông Châu Xì.

    Mấy của ông hình như thỉnh thoảng bị "cà lăm" làm tôi mừng quá tưởng có nhiều người comment. Hehe
    Tôi xóa bớt rồi.

    Trả lờiXóa
  8. Hehehe
    _ Thành cơm, Châu xì bay ra sau.
    - Luân bủng, Đại béo, Phú bẩn... ngồi uống rượu ở ngoài cổng không vào thăm Mỹ Sơn.

    Trả lờiXóa
  9. Hehehe
    _ Thành cơm, Châu xì bay ra sau.
    - Luân bủng, Đại béo, Phú bẩn... ngồi uống rượu ở ngoài cổng không vào thăm Mỹ Sơn.

    Trả lờiXóa
  10. Cảm thức về một vùng miền, một dân tộc trong chiều miên viễn của lịch sử nặng nề lắm. Nhất là dân tộc đó, quốc gia đó trong quá trình tàn lụi mặc dù đã có thời Huy Hoàng rực rỡ.

    Văn hoá Cham pa lớn, thâm hậu nhưng quá ỷ lại vào Tôn giáo nên dễ bị hủy hoại. Cộng thêm Trung Hoa đè ép dân Việt, buộc lòng cha ông ta phải ép tiếp xuống phía Nam cũng góp phần gây nên thảm họa này.

    Còn khoảng 100 bi ký Chàm không còn ai có thể đọc nổi nữa. !!!.Những chuyên gia cuối cùng của Viễn đông Bác cổ về ngôn ngữ Chàm đã mất tũ đầu thế kỷ. Biên niên sử vềbễ Các cuộc Chiến Việt Cham bị xuyên tạc hay che dấu một cách thô bạo.còn ai khóc ma hời trong những đêm hoang lạnh phiêu phiêu những vong hồn mất nước, nhà tan.

    Sẽ quay lại topic này vào dịp khác.

    Trả lờiXóa
  11. Hehe
    Chạm đúng phải "chuyên môn" của thoike rồi. Mấy dòng ngắn ngủi của Thoike cho thấy Ông này rất uyên bác (chữ hời (ma hời)là nói về người Hroi, một tộc người trong cộng đồng Chăm). Đề nghị thoike lúc nào rảnh cho ACE một bài sâu hơn.

    Trả lờiXóa
  12. Kt à, ông cứ an tâm. Hôm rồi ngồi nhâm nhi và chém gió với Khongthoike, ông ấy chuẩn bị lại có một bài rất hot, Trong tháng hai âm lịch này. Bí mật !

    Trả lờiXóa
  13. Kt à, ông cứ an tâm. Hôm rồi ngồi nhâm nhi và chém gió với Khongthoike, ông ấy chuẩn bị lại có một bài rất hot, Trong tháng hai âm lịch này. Bí mật !

    Trả lờiXóa
  14. Kt à, ông cứ an tâm. Hôm rồi ngồi nhâm nhi và chém gió với Khongthoike, ông ấy chuẩn bị lại có một bài rất hot, Trong tháng hai âm lịch này. Bí mật !

    Trả lờiXóa
  15. Tks Chuti. Tôi rất tin tưởng với thông báo của Ông.

    Trả lờiXóa
  16. Comment của Thùy Dương:

    Mình không hiểu nhiều về văn hoá Chăm kỳ bí, nhưng đi Angko Wat thấy nhiều nét giống tại Mỹ Sơn, chắc cùng từ 1 nền văn hoá xưa thờ 3 vị thần Shiva, Bramah & Visnu.
    Nay mình đọc lịch sử trên gúc gù thì mới biết hoá ra vùng đất Chăm pa thuộc vương quốc Chăm đã bị Đại Việt thôn tính, giống hệt như Trung quốc đã nhiều lần thôn tính Đại Việt. He he... Cá lớn nuốt cá bé, từ bao đời nay vẫn vậy.
    Các bạn chắc nhiều người xem phim "Xương rồng đen" có em diễn viên miền Tây khả ái Việt Trinh. Bộ phim đó cũng nói về VH Chăm đấy. Mình xem lâu rồi, nhưng vẫn còn đọng lại trong trí nhớ không khí huyền hoặc & khác biệt của nó.

    Trả lờiXóa
  17. Tks TD
    Không phải ngẫu nhiên mà Thế Giới người ta đánh giá cao Thánh Địa Mỹ Sơn và các di sản Miền Trung. Văn hóa Champa được đánh giá là rực rỡ một thời.

    Trả lờiXóa
  18. Đông dương được Phương Tây gọi bằng cái tên Indochina (Ấn Hoa) là vùng đất kẹp giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Văn hóa của chúng ta cũng ảnh hưởng bởi cả Ấn Độ và Trung Hoa.

    Trả lờiXóa
  19. Dear TD,
    Vui lòng gugo thấp bà giáo.

    Tham khảo !

    Trả lờiXóa