Danh sách Blog của Tôi

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

MÁ ƠI, CÒN ĐỦ CHÂN MÀ CON ĐI SAI ĐƯỜNG! (Chuti)


(Tinh thần ngày 27/7 bất diệt, kính tặng!)

Mưa Sài gòn ầm ào không ngăn nổi nhịp sống hối hả tan ca chiều của người dân nơi đây. Thằng đệ ngồi ghế sau cứ chửi thề liên tục. Bác tài taxi tay bẻ lái như xay bột, chiếc xe chồm chộp lạng lách phố mưa tiến vào khu giải tỏa cầu Kênh tẻ. Thấp thoáng vài chục căn nhà nhỏ liêu xiêu chống chọi cơn bão xây dựng tràn lan khắp thành phố.
Vừa bước vào cửa, thằng đệ chắc lần đầu, té ngửa, loạng choạng bởi một con chó Béc-gê nặng đến vài chục ký. Tiếng xủa vang của nó kèm theo tiếng hốt hoảng của thằng đệ làm xua tan không khí lạnh lẽo và cô quạnh của căn nhà cấp 4 tềnh toàng nơi đây.
“ Cứ đứng im, giọ mồm rồi, không đớp đâu”
Sau này thằng đệ có nói lại, nghe lần đầu cái giọng của cha chủ nhà lạnh tanh, nó còn sợ hơn cả sợ chó đớp. Vì vậy nó cố gắng qua quít:
“Trời, nhà bác nuôi được con Béc trông ngon phết”
“ Ngon gì, nuôi cho có bạn, chứ loại các chú, chỉ khi có việc mới đến tìm anh. Có gì nào, hôm nay ở đâu, thành phần gia đình?” – Ông chủ nhà vẫn giữ giọng giáo hoảnh.
“Dạ, nghe bà chủ nói, nhà chỉ một bà già, một thằng cháu trai, con dâu nợ mở nhà hàng… Anh vẫn có 15%”

Trời ngớt mưa, chiếc xe băng đường tối Sài gòn tiến về phía Quân 1 . “Đây rồi , 92 Nguyễn Hữu Cảnh” , thằng đệ nhanh nhảu.
Hắn bước vào nhà, mắt gườm gườm, tay trái đút túi quần, cái cánh tay áo bên phải mềm oặt quay tít. Vẫn cái giọng lạnh tanh: “Tao muốn ngồi!” . Thằng đệ lon ton đặt chiếc sa-lon giữa gian phòng khách. Hắn ngồi xuống, hai chân khẳng khuyu khoanh tròn trên chiếc ghế, mặt hước về phía cái bàn tủ trang nghiêm.
“Xin lỗi, các anh cần gì lại tự tiện vào đây thế này”
“Chị là Hải phải không, đọc đi!” Hắn tỉnh queo rút từ túi ngược ra tờ giấy đưa cho người phụ nữ.
“ Em đã nói với chị ấy cho em khất thêm vài bữa, lúc này kinh doanh gặp khó khăn”
“Mày đủ tay chân còn khó, thế tao chỉ có một tay thì không khó à. Tao ở đây đến lúc nào lấy được tiền mới về. Mấy thằng kia, chuẩn bị chỗ ngủ!”
“Các bác đến chơi với em nó”- Tiếng bà cụ vô hồn như tiếng bước chân tập tểnh nhẹ nhàng hướng về phía cái bàn tủ trang nghiêm.
Hắn vội bỏ hai chân xuống sàn nhà, mắt hướng theo những hành động thuần thục như lặp sẵn của bà cụ. Ba nén Hương nghi ngút khói từ tay bà cụ run run lan tỏa làm lòng hắn như mềm lại. Bà cụ cắm ba nén Hương vào bát. Mắt cụ xa xăm, bàn tay lại run run giở tấm vài đỏ trên bàn, khung hình một thanh niên nghiêm nghị hiện ra…
“Tình!....” – Hắn thoảnh thốt đổ sụp xuống…

… Hình như hắn bị trúng đạn, tê buốt cái vai phảii, bàn tay không có cảm giác. Hắn lơ mơ thấy cái bóng thằng Tình lao lên : “Mày bị thương rồi, để tao…”. Chỉ kịp nghe mấy từ ấy, thằng Tình bỗng nhiên ôm ngực, loạng choạng, ngã ngửa ra phía sau.
Hắn gượng sức vùng dậy, máu chảy đẫm ngực đồng đội, nhịp thở khó nhọc. Cái tay trái còn lại ngượng ngụi với một cuộn băng ít ỏi, Hắn nâng thằng Tình dựa lưng vào đống gạnh nhô gần đó.
“Băng còn ít lắm, mày hãy dùng nó để băng cánh tay của mày. Còn tao, chắc không sống được đâu. Trong túi áo tao còn hai hào, mày cầm lấy, nếu còn sống giúp tao mua cái gì đó làm quà cho đứa nhóc của tao, vợ tao báo là tháng 8 này có lẽ sinh…”
Hắn quì xuống nức nở!
“Má ơi, Má tha tội cho con, con còn đủ cả hai chân mà con lại đi sai đường…!”
Chị Hại cúi xuống đỡ Hắn lên : “Má em từ ngày anh Tình hy sinh, cứ thẫn thờ, riết rồi bây giờ bà cứ vô hồn như vậy đó.”
“Các bác đến chơi với em nó.” – Bà cụ lại tập tễnh bước vào trong kéo theo cái lưng còng còng là ánh mắt ướt đẫm của Hắn.

HCMC – 27/7/2012 - CHUTI


6 nhận xét:

  1. Tks Chuti!
    Câu chuyện đáng suy nghĩ.
    Tôi nhớ có câu nói rằng: quan trọng là đường đi không phải đích đến.

    Trả lờiXóa
  2. Comment của Thùy Dương


    Dear Chuti,

    Câu chuyện hơi khó đọc, tôi phải đọc mấy lần mới hiểu 1 tí. Địa chỉ đòi nợ ghi rõ ràng 92 Nguyễn Hữu Cảnh. Tôi đang ngờ cư dân ở nơi đây mà thiếu nợ thế cũng hơi lạ hi hi...

    Nhớ cứ đến ngày này là mẹ tôi lại được các bác trong tổ dân phố mang biếu 01 túi đường, năm nay là năm chẵn thì chắc là sẽ được 02 túi đường đây...

    Ti vi mấy ngày nay liên tục phát đi các CT ca nhạc Tri ân thương binh tử sĩ, nhưng quả thật bây giờ không xem nổi những CT ca nhạc theo chủ đề chính trị nữa rồi. Thương tiếc các anh đã bỏ mạng hay bỏ một phần cơ thể mình, lại thêm căm ghét chiến tranh vô nghĩa.

    Trả lờiXóa
  3. Thanks KT & TD!

    Tối ngày 26/7, chương trình TV nói nhiều về ngày TB-LS. Vợ tôi hỏi, sao giờ này rồi mà Blogger chuti vẫn chưa có ý tưởng viết bài sao. Tôi nói, may rủi luôn bên nhau. Có ai nói là khỗ thật nhà mình không có ai là TB-LS để lấy cảm viết bài? Nhưng đúng thật, năm rồi do về quê nội có chút cảm xúc viết cũng chỉ gần chủ đề ấy thôi. Còn năm nay, "không đi thực tế". Đành vậy, thôi để tối nay anh đi ngủ sớm, mơ lấy một giấc mơ, sáng mai viết kẻo trứ phải đi công tác.

    Thế là tôi mơ. Và tôi chép lại giấc mơ ấy, có sao chép lại.
    Đúng, mơ và thật, quá khư và hiện tại, oai hùng và thực dụng, cao cả và đớn hèn, sự vinh quanh và cô quạnh, sự tưởng nhớ và lãng quên.... Tất cả những mâu thuẫn ấy cứ len lỏi trong đầu tôi lúc sáng sớm 27/7 ấy. Cứ thề mà chép, chép không cần thực hay mơ nữa.... Và sau đó vội phải đi công tác, gửi TBT post để mọi người cùng sẻ chia. Huhu lẫn lộn vậy, hơi khó đọc một chút, thông cảm nhé!

    Tôi không nói về chính trị, sự mất mát, vinh danh hay sự lãng quên đâu đó. Tôi không nói về chiến tranh và mất mát, nhiều lắm. Nhưng đọng lại trong giấc mơ ấy của tôi là hình ảnh cụ bà vô hồn với những hành động và câu nói lặp lại có mấy từ : " Các bác đến chơi với em nó",

    Trả lờiXóa
  4. À quên. Tôi đã nói, mơ sao chép vậy. TD à, cái địa chỉ 92 NHC ấy không biết vô tình hay hữu ý nữa hiện trong giấc mơ tôi. Chả biết cư dân nơi đây có thiếu nợ hay không. Nhưng tôi thấy cũng có thể hiểu được, có lẽ trong đời ta, giàu hay nghèo, cảm xúc hay vô tình,... Có lẽ mỗi chúng ta ai cũng từng mắc nợ gì đó...

    Trả lờiXóa
  5. Comment của Thùy Dương:

    "Chuti nói chí phải, người ta đã nói đại ý: "Đến chết mới trả hết nợ". Nợ vật chất thì dễ trả. Nhưng những món nợ tinh thần chẳng đo đếm được thật khó khăn. Mà nhiều khi kẻ cho vay lại không biết mà chỉ người vay âm thầm ghi nhớ."

    Trả lờiXóa