Thằng con ngần ngại nhìn vào góc nhà,
một đống bèo nhèo quần áo bẩn thỉu cùng mảnh chăn nhàu hững hờ trên nhịp thở phập
phồng của người đàn ông đứng tuổi. Nó rón rén ngồi xuống, ánh mắt sáp vào khuôn
mặt gày gò nhưng có vẻ thanh thản hơn trong giấc ngủ người cha. Một tay nhẹ
nhàng kéo tấm chăn lên che ngực cho ba, tay kia vơ vội mấy bộ quần áo cũ hôi
rình…Nó bất ngờ nhìn thấy khung ảnh nhỏ lấp ló dưới mấy cái quần áo cũ, bức ảnh
gia đình nó.
…Ở một thị trấn nhỏ cách xa trung tâm,
ba mẹ nó không khá giả, nhưng bằng sức lao động và tằn tiện cũng cơi nới được
căn nhà đủ sinh hoạt. Nó được sinh ra trong căn nhà nhỏ nhưng không thiếu tình
yêu thương ấy. Cái sân lưu mãi kỷ niệm ấu thơ những lần ba đỗ xịch chiếc xe ôm
là cần câu cơm cho gia đình và không quên dúi cho nó túi lạc rang húng lìu, phần
ông để dành sau một chầu nhậu sơ sơ với bạn bè. Mẹ nó vội vàng thu dọn quán
hàng xén lèo tèo trước cổng nhà, lấp xấp chuẩn bị bữa ăn tối cho hai ba con.
Nó cũng được ba mẹ chăm lo, cho ăn học
bằng bạn bằng bè. Cũng chẳng giỏi giang gì, nhưng có đâu, nó cũng là niềm hãnh
diện của ông bố xe ôm, bà mẹ hàng xén mà hàng xóm tốt bụng vẫn động viên gia
đình nó. Nó quyết tâm lắm, cần cù bù thông minh để rồi cũng bò được lên học những
năm cấp ba ở cái trường gần trung tâm tỉnh nhà. Nó cũng biết nghĩ, có chút hoc hành,
cuộc sống sau này của nó cũng dễ thở hơn ba mẹ.
“Xoàng….!” Nó lật đật cố giữ cái chậu
nhôm khốn khổ bị cái chân nó đá lăn tùng phèo.
“ Con mẹ đẻ ra mày, đi làm đĩ rồi còn
về đây phá ông hả…!?” – Ông bố cục cằn cất tiếng chửi nửa tỉnh nửa mơ.
“Con vấp phải cái chậu, chứ có ai về
đâu mà ba chửi tùm lum vậy.” – Thằng con gườm gườm.
Ngày nào cũng vậy, từ ngày cái thị trấn
này có đông khách du lịch tới tham quan, từ cái ngày mẹ nó vui bạn vui bè kiếm
tiền ăn theo du lịch, và cũng từ cái ngày mẹ nó khăn gói theo một gã đàn ông ga
lăng, giàu có, bỏ ba con nó, ông ấy cứ say sưa trong men rượu nửa tỉnh nửa mê.
Làm ăn bê bết, sức khỏe giảm hẳn, mới 50 tuổi mà nhìn như ông già 60. Mỗi lần
say như thế, ông lại mang mẹ nó ra mà chửi. Ông ấy chửi cả cái giống, cái họ
nhà mẹ nó nữa, ông qui cho cả dòng họ ấy có cái gen con đĩ, com điếm tất. Còn
nó cứ lầm lỳ hứng chịu. Thế mà đã 10 năm có dư…
Một tuần nay, ba nó xọm đi trông thấy
sau khi thằng con gắng sượng nói với ba nó về cái gọi là tình yêu, cái gọi là hạnh
phúc với con bé công nhân cùng phân xưởng. Và nó không quên nài nỷ mong ba thay
đổi… Ký ức đau buồn, sự phản bội của người vợ đã làm hoen ố tất thảy hình ảnh phụ
nữ trên thế gian này. Như lửa thêm dầu, ông chửi rủa cả ngày, cứ mang “con đĩ”
mẹ nó ra mà dày vò, mà so sách , mà dạy đời. Trong men say, ông dọa sẽ làm mất
mặt nó nếu có gan dẫn “con đĩ non” ấy về nhà…
Thằng con càng bất mãn lầm lỳ. Ông bố
càng trầm ngâm, ông uống rượu nhiều hơn, nhiều lắm, nhưng hình như ông không
say và chửi bới rồi nằm bẹp như thường thấy. Ông cứ nốc rượu, tỉnh queo và giữ
ánh mắt thăm thẳm qua ô cửa sổ đối diện với góc phòng bề bộn của mình.
….. Một tháng nữa trôi qua cùng không
khí lạnh lẽo và im ắng giữa hai cha con. Rồi một buổi sáng sớm cuối đông ấy,
ông bố tỉnh giấc, khua tay chạm phải một hộp giấy vuông vức kèm một mảnh giấy
nhỏ với dòng chữ nghệch ngoạc: “Con nghe lời ba, nhưng ba cũng phải giữ sức khỏe
cho mình. Mới lĩnh lương, con mua bộ quần
áo, ba mặc cho mới”. Tay ông run run cầm hộp giấy vông vức, mắt ông vẫn sâu thẳm
giữ ánh nhìn qua ô cửa sổ đối diện.
Buổi tối về, thằng con bất ngờ trước
khung cảnh lạ trong căn nhà cũ mà ba mẹ nó tằn tiện cơi nới lên, đã lâu lắm rồi,
từ cái ngày mẹ bỏ cha con nó, căn nhà mới lại sạch sẽ và thư thái đến vậy. Nó
đi khắp nhà, ra ngoài sân, đi ra hướng bếp, một mảnh vườn nhỏ đầy mùi hương hoa
cỏ và tiếng côn trùng rả rích. Nó chợt nhận ra, trong khung cảnh ký ức nên thơ ấy,
còn thiếu một cái gì đó rất gần gũi của hiện tại. Thôi chết!... Ba nó đâu rồi ?
Lâu rồi ba đâu có ra khỏi nhà? Nó vội chạy thẳng ra cổng, hốt hoảng ..” B..a
….. ơ….i !”
“Phúc tìm gì vậy, có phải cái này
không?”
Nó sững người khi nghe giọng phụ nữ
quen gọi sau lưng, nó quay lại, phản xạ tự nhiên đưa tay nhận lấy tờ giấy nhỏ,
ánh sáng ngọn đèn trước cổng cũng đủ để nó nhận ra nét chữ nghệch ngoạc của
mình. Nó vội chạy vào trong nhà, tới góc sinh hoạt của ba… Nó mỉm cười khi
không thấy bộ quần áo mới còn ở đó nữa…
TP HCMC – 22/6/2012 CHUTI (Tặng những người
làm cha)
Tks Chuti.
Trả lờiXóaViết rất hay.
Một câu chuyện về tình cha con nhưng gợi nhiều vấn đề.
Thanks KT động viên.
Trả lờiXóaCó lẽ, Cha luôn là anh hùng, là thân tượng của con trai kể cả những cái tật xấu của mình thì phải!
Đúng vậy Chuti.
Trả lờiXóaMọi đứa con đều cần có một người cha làm chỗ dựa dù là thực tế hay chỉ là danh nghĩa nhưng rất cần
Comment của Thùy Dương:
Trả lờiXóa"Khá lâu rồi mới thấy lại bài của Chuti với phong cách riêng của mình. Chuti vẫn có giọng văn khó lẫn, rất chú ý những chi tiết nhỏ mà đắt giá. Tuy nhiên bài này tôi chưa thích lắm vì tình tiết còn chưa được sâu. Hy vọng lần sau Chuti sẽ có bài hay hơn nữa.
Về tình cha & con trai quả thật rất khác với cha & con gái. Là đàn ông với nhau, họ có những giao tiếp với ngôn ngữ riêng. Thằng con tôi ngày xưa chưa gần bố nên có lúc rất "ghét" bố. Nhưng càng lớn cu cậu càng hiểu thêm nhiều hơn về bố mình & từ đó cậu cũng yêu bố theo cách của cậu. Buồn cười nhất là thi thoảng cậu ấy vỗ đùi đánh đét một cái, rồi cậu thủng thẳng nói: "Hoá ra con cũng giống bố mẹ ah" he he... Còn bố nó thì khỏi nói, trông cách bố nó nhìn con trai làm mình thấy hình như đó là tình yêu lớn nhất(và mình thấy rất vui)"
hehehe...
Trả lờiXóaThanks TD.
Cứ an tâm, nếu Blog của chúng ta và bản thân không bị ung thư cảm xúc, nếu có sự sẻ chia của mọi người, tôi sẽ có những bài hay hơn.