Danh sách Blog của Tôi

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

KIẾP ĐĨ ĐỰC (T/g: Chuti)


 
“Đ. Mẹ nó chứ, kiếp đĩ như nhau mà sao nó chảnh thế, chả nhẽ làm đĩ là độc quyền của chúng hay sao!?” “Đ’..” biết con đĩ quắt queo ấy có nghe được mình chửi thầm không, nhưng nó chỉ nguýt cái mắt xanh mỏ đỏ rồi õng ẹo tiến về phía cuối đường, nơi có mấy con khác cùng nhóm bảo kê.
Đáng đời mấy con đĩ, không tự bảo vệ được mình còn tinh tướng, được mấy đồng còm đi khách, lúc về lại phải cong mông chia cho mấy thằng mặt dô. Còn mình, cứ tự tung, tự tác. Cần tiền thì phang, hết xí quách bố nằm nhà, “đ’..” phải chia cho thằng chó nào cả.
Con đĩ mặc cái váy đỏ cũn cỡn lại được tếch đi rồi. Mới có gần 2 tiếng đồng hồ, nó đã quay được ba vòng. Đàn ông nứng thời nay nhiều thật, một đống đĩ bèo nhèo xếp hàng vậy mà chỉ loáng cái đã được hót hết vào mấy cái nhà nghỉ hôi rình gần đó. “Đ’..” rõ hơi bia rượu nồng nặc của mấy thằng ăn đêm kia có át nổi cái mùi phòng rẻ tiền ở đấy không, chứ còn mình thì đút vào, phát nôn!
“ Đ. Mẹ, tạnh thế, chả nhẽ lại ăn chay à!”  Hôm nay là ngày nứng của con mụ Bắc kỳ mà đến giờ này vẫn chưa thấy réo. Chắc chồng về đột xuất… Nhiều lúc cứ nghĩ: đứa nào khổ hơn!? Chồng thì treo “c..” trên biển, vợ tháng ngày ngóng đến khô đũng quần. May vậy, nên mình có cửa định kỳ “cơm no, bò cưỡi”. Thế mà cũng gần một năm làm ‘cục cưng” phục vụ “bé bự” này rồi. Khách quen mà, bỏ thế “đ’..” nào được. Với lại, mụ ta xỉa cũng xôm, gấp rưỡi giá làng. Khổ nỗi, phang xong, cũng hết non nửa số ấy dành vào việc hồi sức. Còn tới hôm sau, vô phúc mà tham tiền, múc bừa là y như bị mấy con mụ xồn xồn khác chửi như xua chó.
Nghĩ lại, cười phát nôn, ngày đầu đến, mụ ta ngập ngừng đi ra, đi vào. Biết ngay, chồng vắng nhà, nứng quá đi kiếm giai đây! Vẽ, qua mặt sao được thằng này… Chó chết! Bên ngoài tử tế quí bà là vậy, thế mà dép chưa văng khỏi chân, đã như con hổ đói muốn nuốt tươi mình. “Đ’..” đợi tắm rửa gì hết, mụ ta giật phăng áo mình, đẩy mình ngã ngửa suýt đập đầu vào thành giường. Vừa đi đường, cả hai hôi rình, thế mà mụ cắn xé, hôn hít làm mình nổi hết da gà…. Đành, cũng đã, con bò cái thiếu đực lâu ngày làm mình rân rân khắp người. Quá sung, cho dù sực hết một ly tướng sô đa sữa hột gà mụ gọi tiếp tân mang lên, chưa kịp hồi, cơn nứng của mụ vợ vắng chồng lại rực lên, mình tởn đến cổ!...
Bước ra cửa với hai chai kiếm được, chân run run, tếch xe ôm về nhà, mệt hết buổi, nửa đêm mới tỉnh dậy. Sau đó, mỗi khi nhận được nhắn tin của mụ, mình vừa mừng, vừa sợ. Nhưng được cái mối quen, xỉa xộp, tội chó gì không cày…
Chà, con đĩ mặc váy đỏ cũn cỡn lại xong một tăng nữa rồi, nhanh thật. Đúng là mấy chú choai choai, chưa kịp lớn đã bày đặt đi chơi đĩ. Cái ngữ bọn này, gặp con ấy nó ngoáy cho hai phát thì nhòe hết cả quần. Chả bù cho mình, mỗi lần lấy được tiền của mấy mụ xồn xồn phải tuốt hết xí quách từ đầu tới chân. Những lúc ngỏeo củ từ rồi mà các mụ chưa đến giờ về nhà làm quí bà, quí cô thì quả là cực hình… Nhìn cái bụng bự bèo nhèo, ngực xệ, thâm xì, mắt sòng sọc của các mụ mà tởn. Đành nhắm mắt, nghiến răng tưởng tượng nằm bên một em chân dài cho nó có hứng mà dzọt.
…Sau vài lần quen hơi, mình được gợi ý làm trai bao của mụ, không đi khách nữa. Nghe cũng thấy ham, nhưng cứ như thằng Hội quê Đà Nẵng mà hay, tự do trên hết, kẻo khi trong tay mấy con mụ xồn xồn đồng bóng lắm tiền nhưng keo kiệt này rồi thì chúng vắt mình trắng xương. Cứ một đập, một xỉa cho nó vuông. Với lại, mình còn phải cày thêm, thằng Kính mới lên trọ học ôn thi. Ông bà bô có tới 5 mạng, đẻ “đ’..” gì mà lắm thế, giờ mới khổ. Cả nhà hy vọng vào nó, nó học được, còn mình từ nhỏ chỉ được cái sức khỏe trâu, chứ mỗi khi nhìn vào trang sách là mắt díp lại. Ông bô cứ chửi mình ngu như bò, lớn lên lấy cứt mà nhét vào mồm… Chó thật, ông bô bói chúng phóc, giờ này mình có khác gì kiếp chó liếm cứt đâu!? Nghe mấy con mụ xồn xồn gọi cưng nọ, cục kia mà phát tởn. Lấy “đ’..” ai ở đây coi trọng loại đĩ đực như mình, đến con nhóc làm thuê ở quán café cóc này cũng nhìn mình với ánh mắt khó coi, còn mấy con đĩ cùng cảnh bán thân cũng chảnh ra mặt…
Tháng trước, được giới thiệu một mụ khách, nghe nói vừa bỏ chồng, nhìn cũng hay hay. Chỉ vì cái tính cả nghĩ, tự mình vạ mình: “ có sức khỏe, sao cưng không kiếm một công việc đàng hoàng mà làm để ổn định cuộc sống!?” Nghe những câu trải lòng lạ lẫm với kiếp sống trên giường này, mình xìu nghỉu toàn thân. Ai ngờ, lúc cơn nứng không được thỏa mãn, mụ ta té tát đuổi mình ra, và từ đó không có dịp gặp lại nữa. “Đ’..” biết tử tế thật giả ra sao… nhưng sao vậy, mình cứ nghĩ về câu nói ấy của mụ. Đồ chó rách, đâu đến lượt mày!
Liệu thằng Kính biết gì rồi mà mấy hôm nay thấy ánh mắt nó khang khác. Đời! tiền “đ’..” nào chả là tiền? Nhưng thiệt, thằng này khái tính lắm! Cũng tại mình, gồng quá, về nhà vật ra, liệu nó có lục túi trong lúc mình đang ngủ hay không mà cứ nài nỷ đòi đến chỗ mình làm cho biết, chó chết!…. Hahaha, làm sao mà đến được xí nghiệp của thằng anh nó cơ chứ: “rách việc, lo mà học, không xong, ông bà bô lại rủa tao không lo cho mày...” Xí nghiệp ư! Hay thật! “Đ’..” có thằng nào làm công nhân lại sang như mình, xí nghiệp rộng rãi và sạch sẽ, giường đệm, nhà tắm, máy lạnh được trang bị đầy đủ, có cả cái TV to tướng dính trên tường đã mắt. Ở xí nghiệp, thằng anh nó còn được bồi dưỡng giữa ca bằng sô đa sữa với hột gà nữa chứ….Sướng chưa!  
…Tạnh thật rồi, hôm nay lại gặp phải ngày cô hồn cát đảng, ngày mà mấy con mụ nứng xồn xồn bận phải diễn vai quí bà, quí cô trong gia đình cũng nên. Chẳng sao, vừa lo xong tiền thuê nhà và đóng học cho thằng Kính. Đến đâu thì đến, đi xả một chút, làm tí cay cay và kiếm cảm giác bay bay cho gần ngày mai. Hôm nay có lẽ về sớm để thằng Kính đỡ lăn tăn…
HCMC 28/6/2012 – CHUTI.

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

TRÁI BANH TRÒN (T/g: Chuti)


Từ khi sinh ra đã thế, nge ông cha và các bậc tiền bối dăn dạy, cái giống nhà tôi vốn dĩ truyền đời vậy. Chẳng có một bà con nào vuông thành sắc cạnh, giống nhà tôi cứ tròn xoay không phương, vô hướng thế thôi. Hãnh diện!
Chúng tôi ở khắp nơi, làm vui cho đời, đời cần chúng tôi. Chúng tôi thân thiện và song hành với con người, con người có chúng tôi để thêm yêu cuộc sống, cái cuộc sống vốn dĩ nhiều những lo toan và trăn trở. Tuyệt!
Họ nhà chúng tôi đơn giản, khác với con người, còn khá nhiều phức tạp, xấu tốt lẫn lộn, sáng nắng chiều mưa. Đó là cái lý do tại sao họ hay mượn hình ảnh tròn chĩnh của chúng tôi ra để mà ví mà von với những cái bóng cái gió, cái khó nói, không thể làm của họ. Thâm nho!
 Có lần tôi xuýt bật thành tiếng khi chứng kiến cái cảnh dở khóc, dở cười của cậu chủ tôi, nghe đâu nhậm chức mới. Đúng là công tử bột, có chút vai vế gia đình, bày đặt đôi co với sếp của mình. Khổ nỗi chả biết thể dục thể thao là sao, thân hình nhỏ thó chích chòe: “ Anh cứ coi em như trái banh, nay đá chỗ này, mai đẩy chỗ kia…”. Trước nhiều người mà dám “thọc lét sếp”, quả là gan trời. “Mày mà có bản ngã hay sao?”, sau câu nói cũng chẳng thiếu vẻ ví von của ông sếp, là khoảng thời gian lận đận của cậu chủ. Cậu chẳng phải bị đẩy đưa đi đâu cả, cứ ngồi ở cái phòng bé xíu mà nghiền ngẫm những công việc tẻ ngắt không xứng tầm với mình, để rồi một ngày gần đó, chẳng thấy cậu chủ quay lại cái sân chơi bé xíu đầu đời ấy nữa. Rõ khổ, như con người hay nói: cái mồm làm khổ cái thân, không biết gì về đá bóng mà dám nói chuyện công việc chuyên môn với sếp. Dại dột!
Nói vậy cũng oan cho cậu chủ trẻ người non dạ của tôi, ngay cả những cầu thủ chuyên nghiệp, mỗi ngày làm quen với chúng tôi cả chục tiếng đồng hộ, vậy mà cũng dở khó dở cười trước bàn dân thiên hạ đó là gì. Thằng anh Tango-12, con ông bác tôi, kỳ này được bằng bạn, bằng bè tham gia Euro-2012 tận bên Tây. Nghe nó kể mà lăn ra cười. Nào thì cái anh chàng thủ môn Peter Cech nào đó, nổi tiếng với bàn tay nhựa và cái mũ bảo vệ đầu khi ra sân, với trái banh Tango đẹp vậy mà hắn chơi như trò vồ vịt dân gian,… hỏng ăn, làm tím mặt ông HLV và suýt làm vỡ tim cả một đất nước. Hay tệ hơn nữa là mấy chú Gấu Nga, từ hồi tí tởn, dời hang trú đông, bỏ tên Liên Xô, để rồi luôn làm cho mọi người đi hết cảm xúc này đến cảm xúc khác và cuối cùng là một cảm xúc thất vọng ê chề. Cũng chẳng qua là thiếu bản sắc và ngẫu hứng mà thôi. À mà còn cả cái anh Tam Sư nào đó, nghe nói lúc nào cũng nằm trong những cái tên kỳ vọng trong các hội lớn, thế mà cứ ê chề trượt chân những đoạn đường cuối. Tango bảo, người của công chúng mà, cũng chỉ có cái danh thôi, vẽ!... 

Đấy là Tango chưa nói về Chú Gà Trống Gô Loa, Gô Loét gì đó, hè hè…, thần tượng của Tango mà! Nghe lỏm câu chuyện bàn tán của mấy cha BLV trên truyền hình, một đội có 11 người mà chả chơi với nhau. Cãi cọ và bè cánh, thầy trò văng bậy với nhau, ra sân cứ đẩy đồng đội mình sang chiến tuyến đối thủ, để rồi cả một đàn gà tan tác dưới bóng đôi sừng của gã Bò Tót có đủ số má nhưng thú thực, vẫn chưa thể hiện hết điệu titi-caca buồn ngủ. Tệ!
Tuy vậy, nghe Tango hào hứng cũng thấy ghen tỵ với hắn ta. Hội năm nay, nhiều màn trình diễn cũng đáng xem lắm chứ. Mấy chú Lính Chì, vẫn vậy, quả cảm và thượng võ. Những Chiến Binh Hy Lạp thì khỏi phải bàn, thiếu vũ khí mà xuýt làm cho Cỗ Xe Tăng đứt xích. Hắn hào hứng vậy thôi, lại thiên vị mà, cái Cỗ Xe Tăng người ta hay bàn tán ấy, nay đã khác lắm rồi, trơn tru và uyển chuyển, kết hợp với tính khoa học thời nay, Chiến Binh hụt hơi là phải! Cỗ Xe Tăng đang lừng lững tiến vào quảng trường với sự tâm phục của giới mộ điệu cùng với những anh Bồ nghệ sỹ, anh Ý khoa học và anh Bò Tót sắc sừng. Họ đang vững chắc những bước thật chuyên nghiệp và tự tôn. Họ là những chiến binh đã chiếm trọn trái tim của người mộ điệu, của cả dân tôc họ, trong đó không thiếu những đam mê của các cô gái Tây yêu kiều, sexy và cởi mở. Phục!
Nghe Tango kể mà thấy chạnh lòng. Cũng là anh em họ hàng, mặc dù có lúc nọ, lúc kia, sao Tango được nâng niu và thể hiện mình. Còn tôi, ngồi ngáp ruồi giữa một sân chơi quê nhà thiếu tính chuyên nghiệp và tự trọng. Cũng là một kiếp bóng tròn, hôm qua nghe một bác nông dân nói : “Mình ở đây chiêm ngưỡng Chiếc Xe Tăng băng băng về đích mà thấy còn hồi hộp, còn sung sướng hơn cả con Trâu Vàng nhà mình trong cuộc chiến trọi Trâu Đồ Sơn năm rồi”. Tủi!
Sân là đời, đời từ sân, nghe các cụ bô lão trong làng nói chẳng sai. Mấy anh chàng tập tọe làm người nổi tiếng, những kẻ ăn non mạnh mồm tuyên mình là người chuyên nghiệp ở sân chơi này đang làm đường đi của trái bóng tròn tôi đây vạ lây và lệch lạc. Tôi sinh ra để người ta say sưa với chiến thuật 4-3-3 mê hồn của gió bão, hay chí ít cũng là 4-5-1 tiêu cực trong phòng thủ phản công. Tôi sinh ra dành cho những đôi chân sạch sẽ để tung , để hứng, để chứng kiến niềm vui tột độ của người chiến thắng, để nghẹn ngào chia sẻ những nỗi buồn gặm nhấm góc lưới của kẻ không may. Một cuộc chơi, làm hài lòng cà người thua kẻ thắng. Ấy vậy mà mới đây, đã bao lần trái banh tròn tôi chứng kiến cảnh lệch đường. Tôi sinh ra cho quĩ đạo cảm xúc trái banh tròn, ấy vậy mà tôi lại được chuyền qua chuyền lại bởi những con rối gỗ không có trái tim. Nhìn rọt nước mắt rơi cùng là cờ Tổ quốc, nhìn những Chiến Binh vì dân tộc ở đâu kia, lại phẫn uất cho kẻ dùng tôi nhuộm bẩn màu cờ. Nhục!
Tôi sinh ra, với kiếp quần đùi áo số tung tăng trên thảm cỏ, để bay trong không gian đầy đam mê và cảm xúc. Thế mà nới đây, họ khoác lên tôi bộ veston sành điệu, đặt tôi ngồi phỗng trên bàn tiệc đàm phán với bao tính toán thiệt hơn. Tôi sinh ra với thân hình tròn trĩnh để cảm nhận những cảm xúc sáng trong từ các phương, khắp hướng. Thế mà đời tôi đã bao lần phải nghe những âm thanh một chiều từ những con người mà mọi lúc mọi nơi đều có thể ra rả tình yêu với trái bóng tròn chúng tôi. Tôi ước ao họ làm như phần mười họ nói. Láo!
Đời là sân, sân là đời, đúng , các cụ dạy thế. Tốt xấu gì cứ mang các cụ ra mà gào. Các cụ dạy chưa đến đầu đến đũa, hay hậu sinh khả ố thời nay biết cách đưa các cụ vào tròng!? Cũng chẳng biết được, chỉ thấy hậu sinh nơi đây sử dụng trái banh tròn chúng tôi ở tất cả các loại sân chơi. Chúng tôi, trái banh tròn luôn được phân nhiệm ở các loại sân khác nhau, sân 11, sân 7 hay sân năm người, sân trong nhà  Fusan hay sân đá ngoài trời. Ấy vậy, họ tự nặn ra một trái banh chung để mà truyền mà đẩy. Họ đẩy từ ban nọ đến bệ kia, đẩy từ trên xuống dưới, đẩy sang trái không được thì họ đẩy sang bên phải cánh gà. Họ đẩy tử người nọ sang kẻ kia…. Họ đẩy như chưa từng đẩy, đẩy cho hết trách nhiệm, đẩy cho tiêu tan sự ngóng đợi của mọi người! Giỏi!

“Đi một ngày đàng, học một sang khôn”, tôi khoe với thằng bạn hàng xóm về ông anh họ Tango nhà tôi được đi trình diễn ỡ Euro2012 với hàng vạn người thưởng thức. Nó mê tít thò lò, há mồm như đớp từng chữ. Nghe xong nó nói: “Sướng thật, thế mới đã cái kiếp banh tròn, còn ở đây, ước gì sinh ra làm trái banh vuông thì hơn”. Đúng là một ý tưởng kỳ lạ, chắc nó học được chiêu công phu tột đỉnh của con người nơi đây…!? Nhưng nghe vậy, cũng thấy ngứa ngứa cái lỗ nhĩ thật. Trái banh vuông sẽ khó đưa, khó đẩy , những kẻ tự cho mình giỏi giang sẽ dễ bị bắt bài. Nhưng cũng không được, trái banh vuông làm sao tạo nên được những quĩ đạo nhiều phương đa hướng cảm xúc chứ. Trông người lại ngẫm đến ta, đành tặc lưỡi động viên thằng hàng xóm, dẫu rằng khó được bằng Tango, nhưng có lẽ cũng tạo được cảm xúc cho số đông con người mà khi sinh ra trái banh tròn chúng ta luôn thân thiện và song hành. Hy vọng!

HCMC 25 JUNE 2012 – CHUTI 

Trái banh tròn mê hoặc tất cả mọi người, già trẻ, gái, trai, trong sân, ngoài sân.




NHỮNG THÔNG TIN LÝ THÚ VỀ UNG THƯ (T/g: Thùy Dương)


     Ung thư là từ nghe thật rùng mình, đây là kẻ thù đáng sợ nhất của sức khoẻ, làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng sống. Quả là bất hạnh khi ung thư đổ lên đầu ai đó, như thể người ấy phải mang án tử hình. Bản thân người bệnh khổ mà người thân của họ cũng ảnh hưởng nặng nề. Ung thư ngày nay dường như càng ngày càng nhiều hơn. Người ta xác định do môi trường ô nhiễm, do lối sống rời xa qui luật tự nhiên, rời xa thiên nhiên…. Ta  nhìn quanh thấy mình biết không ít trường hợp gặp hạn, từ người thân đến đồng nghiệp, người quen… đủ để thấy kẻ thù này thật ghê gớm, chẳng chừa ai cả.
Vậy bạn đã hiểu nhiều về cách phòng chống kẻ thù không đội trời chung này chưa? Có lẽ chúng mình đã đọc rất nhiều thông tin khác nhau về nó, nhưng có vài điều dưới đây tôi đọc được và vì thấy nhiều điểm thú vị nên viết ra đây để chia sẻ cùng các bạn (Các thông tin này trích từ 1 bài báo được đăng trên Lao động cuối tuần số 17 của bác sĩ Đào Thế Tân)
Đây là thông tin cập nhật về ung thư của Viện John Hopkins. Không có sự khẳng định hay phủ nhận về những thông tin được đưa ra nhưng vì chúng có ý nghĩa đặc biệt trong việc giải thích tại sao một số bệnh nhận Ung thư bị bệnh viện (tây y) trả về mà lại cầm cự được nhờ chữa theo đông y. Có lẽ ở đây Tây y & Đông y gặp nhau?
  1. Trong cơ thể ai cũng có thể có tế bào ung thư, chỉ khi nó nhân lên hàng tỷ lần mới thành các khối u & có khả năng bị phát hiện.
  2. Trong 1 đời người có từ 6 – 10 lần tế bào ung thư xuất hiện trong cơ thể.
  3. Khi hệ thống miễn dịch đủ mạnh sẽ có khả năng tiêu diệt các tế bào này không để phát triển.
  4. Người mắc ung thư bị thiếu rất nhiều về các chất dinh dưỡng liên quan đến gen, thực phẩm, môi trường & lối sống.
  5. Để khắc phục, cần thay đổi cách ăn uống để tăng khả năng miễn dịch.
  6. Điều trị ung thư bằng hoá chất tiêu diệt tế bào ung thư nhưng cũng tiêu diệt cả tế bào lành gây tổn hại cho gan, thận, tim, phổi…
  7. Ban đầu điều trị bằng hoá chất & tia xạ có làm giảm kích thước khối u nhưng lâu dài không tiêu diệt được khối u.
  8. Hoá trị, xạ trị có thể gây đột biến gen của tế bào ung thư tạo ra sự đề kháng nên khó bị tiêu diệt. Phẫu thuật khổi u có thể làm tế bào di căn đi nơi khác.
  9. Cách chữa ung thư là bỏ đói các tế bào này bằng cách cắt nguồn dinh dưỡng cho nó. Đường, sữa là nguồn dinh dưỡng cho tế bào ung thư. Vì vậy nên dùng đường gốc tự nhiên & sữa đậu nành. Thức ăn là thịt động vật tạo môi trường giàu axit thuận lợi cho TB ung thư, nên ăn cá thay thế. Bữa ăn 80% rau quả tươi, gạo lứt, hạt, củ, nước ép hoa quả cộng với 20% thực phẩm nấu chín tạo môi trường kiềm nuôi dưỡng TB lành. Uống nhiều nước lọc, nước tinh khiết.
  10. Đạm từ thịt động vật lâu tiêu, sinh hơi & thối rữa gây độc cho cơ thể.
  11. TB ung thư có lớp màng protein bảo vệ. Chế độ ăn ít thịt sẽ giải phóng nhiều enzyme tấn công phá huỷ lớp màng TB ung thư.
  12. Ung thư liên quan đến tinh thần, tâm hồn và thể chất. Một lối sống tích cực, tránh nóng giận căng thẳng, sống dung hoà yêu đời, biết thư giãn yêu thương và thụ hưởng sẽ có lợi cho sức khoẻ.
  13. TB ung thư khó sống trong môi trường giàu ôxy. Tập thể dục, tập hít thở để cơ thể có nhiều oxy là liệu pháp góp phần tiêu diệt TB ung thư có thể đang tiềm ẩn trong cơ thể ta.

Rõ ràng, các thông tin trên đây như chế độ ăn, uống, lối sống, hít thở… rất gần gũi với những người thực hành YOGA. Ngay cả khi đã mắc bệnh, sau khi chữa khỏi thì lời khuyên của đa số chuyên gia là nên tập Yoga.
Có một thực tế thú vị là, những người thực hành Yoga trung thành bền bỉ nhất là những người đã có được rất nhiều lợi ích từ yoga, trong đó là tỷ lệ khá lớn những người đã & đang chiến đấu với bệnh ung thư. Gần gũi với họ, mình thêm niềm lạc quan sống hơn & luôn thấy mình thật may mắn. Điển hình là một cô giáo Yoga thân cận với mình, chị bị ung thư dạ con hơn 15 năm nay đã di căn. Như người khác thì có lẽ Thần Chết gọi đi từ lâu. Nhưng nhờ ăn chay & tập yoga, tinh thần lạc quan nên chị vẫn sống tốt, chị ấy là tấm gương điển hình về tinh thần kiên cường bất khuất cho mọi người. Và một người thân của mình từng bị ung thư dạ con cách đây hơn 10 năm. Sau khi cắt bỏ dạ con, chị ấy chuyên tâm theo yoga và sống thật lạc quan, yêu đời, khoẻ mạnh. Các tế bào ung thư trong cơ thể chị đã gần như biến mất hoàn toàn.
Họ đã chiến thắng bệnh ung thư nhờ thay đổi lối sống trong đó có chế độ ăn uống & tập luyện theo yoga đấy các bạn ạ.
Chúng mình giờ đây còn khoẻ thì hãy gắng hiểu biết về Ung thư để phòng tránh tích cực nhé.

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

SAY TÌNH ( T/g: Chuti)


 Thằng con ngần ngại nhìn vào góc nhà, một đống bèo nhèo quần áo bẩn thỉu cùng mảnh chăn nhàu hững hờ trên nhịp thở phập phồng của người đàn ông đứng tuổi. Nó rón rén ngồi xuống, ánh mắt sáp vào khuôn mặt gày gò nhưng có vẻ thanh thản hơn trong giấc ngủ người cha. Một tay nhẹ nhàng kéo tấm chăn lên che ngực cho ba, tay kia vơ vội mấy bộ quần áo cũ hôi rình…Nó bất ngờ nhìn thấy khung ảnh nhỏ lấp ló dưới mấy cái quần áo cũ, bức ảnh gia đình nó.
…Ở một thị trấn nhỏ cách xa trung tâm, ba mẹ nó không khá giả, nhưng bằng sức lao động và tằn tiện cũng cơi nới được căn nhà đủ sinh hoạt. Nó được sinh ra trong căn nhà nhỏ nhưng không thiếu tình yêu thương ấy. Cái sân lưu mãi kỷ niệm ấu thơ những lần ba đỗ xịch chiếc xe ôm là cần câu cơm cho gia đình và không quên dúi cho nó túi lạc rang húng lìu, phần ông để dành sau một chầu nhậu sơ sơ với bạn bè. Mẹ nó vội vàng thu dọn quán hàng xén lèo tèo trước cổng nhà, lấp xấp chuẩn bị bữa ăn tối cho hai ba con.
Nó cũng được ba mẹ chăm lo, cho ăn học bằng bạn bằng bè. Cũng chẳng giỏi giang gì, nhưng có đâu, nó cũng là niềm hãnh diện của ông bố xe ôm, bà mẹ hàng xén mà hàng xóm tốt bụng vẫn động viên gia đình nó. Nó quyết tâm lắm, cần cù bù thông minh để rồi cũng bò được lên học những năm cấp ba ở cái trường gần trung tâm tỉnh nhà. Nó cũng biết nghĩ, có chút hoc hành, cuộc sống sau này của nó cũng dễ thở hơn ba mẹ.

“Xoàng….!” Nó lật đật cố giữ cái chậu nhôm khốn khổ bị cái chân nó đá lăn tùng phèo.
“ Con mẹ đẻ ra mày, đi làm đĩ rồi còn về đây phá ông hả…!?” – Ông bố cục cằn cất tiếng chửi nửa tỉnh nửa mơ.
“Con vấp phải cái chậu, chứ có ai về đâu mà ba chửi tùm lum vậy.” – Thằng con gườm gườm.
Ngày nào cũng vậy, từ ngày cái thị trấn này có đông khách du lịch tới tham quan, từ cái ngày mẹ nó vui bạn vui bè kiếm tiền ăn theo du lịch, và cũng từ cái ngày mẹ nó khăn gói theo một gã đàn ông ga lăng, giàu có, bỏ ba con nó, ông ấy cứ say sưa trong men rượu nửa tỉnh nửa mê. Làm ăn bê bết, sức khỏe giảm hẳn, mới 50 tuổi mà nhìn như ông già 60. Mỗi lần say như thế, ông lại mang mẹ nó ra mà chửi. Ông ấy chửi cả cái giống, cái họ nhà mẹ nó nữa, ông qui cho cả dòng họ ấy có cái gen con đĩ, com điếm tất. Còn nó cứ lầm lỳ hứng chịu. Thế mà đã 10 năm có dư…
Một tuần nay, ba nó xọm đi trông thấy sau khi thằng con gắng sượng nói với ba nó về cái gọi là tình yêu, cái gọi là hạnh phúc với con bé công nhân cùng phân xưởng. Và nó không quên nài nỷ mong ba thay đổi… Ký ức đau buồn, sự phản bội của người vợ đã làm hoen ố tất thảy hình ảnh phụ nữ trên thế gian này. Như lửa thêm dầu, ông chửi rủa cả ngày, cứ mang “con đĩ” mẹ nó ra mà dày vò, mà so sách , mà dạy đời. Trong men say, ông dọa sẽ làm mất mặt nó nếu có gan dẫn “con đĩ non” ấy về nhà…
Thằng con càng bất mãn lầm lỳ. Ông bố càng trầm ngâm, ông uống rượu nhiều hơn, nhiều lắm, nhưng hình như ông không say và chửi bới rồi nằm bẹp như thường thấy. Ông cứ nốc rượu, tỉnh queo và giữ ánh mắt thăm thẳm qua ô cửa sổ đối diện với góc phòng bề bộn của mình.
….. Một tháng nữa trôi qua cùng không khí lạnh lẽo và im ắng giữa hai cha con. Rồi một buổi sáng sớm cuối đông ấy, ông bố tỉnh giấc, khua tay chạm phải một hộp giấy vuông vức kèm một mảnh giấy nhỏ với dòng chữ nghệch ngoạc: “Con nghe lời ba, nhưng ba cũng phải giữ sức khỏe cho mình. Mới  lĩnh lương, con mua bộ quần áo, ba mặc cho mới”. Tay ông run run cầm hộp giấy vông vức, mắt ông vẫn sâu thẳm giữ ánh nhìn qua ô cửa sổ đối diện.
Buổi tối về, thằng con bất ngờ trước khung cảnh lạ trong căn nhà cũ mà ba mẹ nó tằn tiện cơi nới lên, đã lâu lắm rồi, từ cái ngày mẹ bỏ cha con nó, căn nhà mới lại sạch sẽ và thư thái đến vậy. Nó đi khắp nhà, ra ngoài sân, đi ra hướng bếp, một mảnh vườn nhỏ đầy mùi hương hoa cỏ và tiếng côn trùng rả rích. Nó chợt nhận ra, trong khung cảnh ký ức nên thơ ấy, còn thiếu một cái gì đó rất gần gũi của hiện tại. Thôi chết!... Ba nó đâu rồi ? Lâu rồi ba đâu có ra khỏi nhà? Nó vội chạy thẳng ra cổng, hốt hoảng ..” B..a ….. ơ….i !”
“Phúc tìm gì vậy, có phải cái này không?”
Nó sững người khi nghe giọng phụ nữ quen gọi sau lưng, nó quay lại, phản xạ tự nhiên đưa tay nhận lấy tờ giấy nhỏ, ánh sáng ngọn đèn trước cổng cũng đủ để nó nhận ra nét chữ nghệch ngoạc của mình. Nó vội chạy vào trong nhà, tới góc sinh hoạt của ba… Nó mỉm cười khi không thấy bộ quần áo mới còn ở đó nữa…

TP HCMC – 22/6/2012 CHUTI (Tặng những người làm cha)

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Chuyện về người cha khỏe nhất thế giới


85 lần anh đẩy cậu con trai tật nguyền Rick trong các cuộc đua đường dài. 8 lần anh không chỉ đẩy xe lăn của con đi hơn 40 cây số, mà còn kéo chiếc xuồng cao su có con ngồi trên lướt trên mặt nước gần 4km và đi xe đạp chở con cả trăm cây số ... - tất cả việc ấy, anh làm trong cùng một ngày.

Tôi cố gắng làm một người cha tốt. Chăm sóc con, làm việc ngày đêm để cho con đầy đủ, đưa con đi bơi, đi chơi mỗi lúc có thể.
Nhưng so với Dick Hoyt, tôi chả là gì.
85 lần anh đẩy cậu con trai tật nguyền Rick trong các cuộc đua đường dài. 8 lần anh không chỉ đẩy xe lăn của con đi hơn 40 cây số, mà còn kéo chiếc xuồng cao su có con ngồi trên lướt trên mặt nước gần 4km và đi xe đạp chở con cả trăm cây số ... - tất cả việc ấy, anh làm trong cùng một ngày.
Dick còn đưa con đi khắp đất nước chơi trượt truyết, cõng con trên lưng khi leo núi và từng chở con đi khắp nước Mỹ trên một chiếc xe đạp.
Và Rick đã làm gì cho cha cậu? Không nhiều -- ngoài việc cứu rỗi cuộc đời ông.

Câu chuyện tràn ngập tình yêu thương bắt đầu ở Winchester, Massachusetts., 43 năm trước, khi Rick bị dây rốn quấn nghẹt trong quá trình chào đời khiến não cậu bị tổn thương và mất khả năng điều khiển các chi.
"Cậu bé sẽ sống thực vật trong suốt phần đời còn lại", Dick kể rằng, các bác sĩ đã nói với anh như thế và vợ anh Judy vào lúc Rick được 9 tháng tuổi đã yêu cầu chồng: "Hãy đưa bé vào một cơ sở từ thiện".
Nhưng rồi gia đình anh đã không làm như vậy. Hai vợ chồng luôn cảm thấy ánh mắt Rick dõi theo họ khắp căn phòng. Khi Rick 11 tuổi, họ đưa cậu tới khoa công nghệ một trường đại học và hỏi liệu có cách nào giúp cậu bé giao tiếp được không. "Chẳng có cách nào cả", Dick kể. Họ nói trong não con trai anh chả tồn tại thứ gì.
"Ít nhất thử làm cháu cười đã chứ", Dick lên tiếng phản đối. Và họ làm vậy. Rick đã cười phá lên. Và họ hiểu có nhiều thứ diễn ra trong não cậu bé.
Một bộ máy tính cho phép cậu bé điều khiển con trỏ bằng việc nhấn công tắc đặt cạnh đầu, cuối cùng Rick đã có thể giao tiếp. Dick và Judy đã nỗ lực dạy con từng con chữ, phép tính, đấu tranh với trường học để chứng minh trí tuệ và khả năng tiếp thu của con cũng giống như tất cả mọi người. Ở tuổi 13, Rick cuối cùng đã được tới trước. Sau khi học trung học, Rick tham gia trường Đại học Boston và tốt nghiệp năm 1993.
Thời trung học, khi một người bạn cùng lớp bị liệt trong một vụ tai nạn, trường học tổ chức cuộc thi chạy quyên góp từ thiện, Rick đã gõ ra dòng chữ nói với cha, "Cha ơi, con muốn tham gia".
Vâng, đúng là như vậy. Dick là thế nào, một người tự nhận là "lợn thịt", chưa bao giờ chạy quá một cây số sẽ đẩy cậu con trai chạy gần 10km hay sao? Và anh đã thử. "Sau đấy thì chính tôi mới giống người khuyết tật ", Dick nói. "Tôi đau khắp người suốt hai tuần lễ".
Nhưng đó là ngày đã thay đổi cuộc đời Rick. "Cha ơi", cậu gõ máy tính, "khi chúng ta chạy, cảm giác như con không còn tật nguyền nữa!".
Và tuyên bố đó đã làm thay đổi cuộc đời Dick. Anh trở nên ám ảnh với việc tạo cho Rick cảm giác như vậy bất cứ lúc nào anh có thể. Anh và Rick đã sẵn sàng thử sức cho cuộc đua đường dài ở Boston.
Ảnh: runrgv
"Chẳng có cách nào cả", ban tổ chức nói với Dick. Bố con anh hoàn toàn không phải là một vận động viên đơn, cũng không hẳn là một vận động viên xe lăn. Trong vài năm cha con Dick và Rick chỉ tham gia các cuộc chạy nghiệp dư, và sau đấy họ tìm ra cách lọt vào cuộc chạy đua chính thức. Năm 1983, hai cha con tham gia cuộc đua đường dài khác và đạt tốc độ nhanh tới nỗi thành tích khiến họ đủ tiêu chuẩn tham gia cuộc đua Boston năm sau.
Sau đấy một số người hỏi, "Này, Dick, tại sao không phải là một cuộc thi ba môn thể thao phối hợp nhỉ?"
Làm thế nào mà một anh chàng chưa từng học bơi và không biết lái xe đạp kể từ năm 6 tuổi lại đẩy được cậu con nặng gần 50 kg qua cuộc thi ba môn thể thao phối hợp được chứ. Tuy nhiên, Dick đã thử.
Giờ đây, họ đã hoàn thành 212 cuộc thi thể thao ba môn phối hợp, trong đó có 4 cuộc thi diễn ra 15 giờ liên tục tại Hawaii. Liệu một thanh niên vạm vỡ ở độ tuổi 25 có thể vượt qua được một ông bố đứng tuổi kéo chàng trai đang lớn trên chiếc xuồng hơi để giành kỷ lục. Bạn có nghĩ vậy không?
"Này, Dick, tại sao anh không tự mình làm việc đó?", có người hỏi. "Chẳng còn cách nào khác", anh đáp. Dick làm việc đó hoàn toàn chỉ bởi "cảm giác tuyệt vời " anh có được khi nhìn con nở nụ cười tươi lúc họ chạy, bơi và đi xe đạp cùng nhau.
Năm nay, ở tuổi 65 và 43, cha con Dick và Rick vừa hoàn thành cuộc thi maraton Boston lần thứ 24 của mình, đứng vị trí thứ 5.083 với hơn 20.000 vận động viên dự thi. Thành tích xuất sắc nhất của họ? Hai giờ, 40 phút năm 1992 - chỉ kém kỷ lục thế giới 35 phút.
"Chẳng có gì phải hoài nghi cả ", Rick gõ máy tính. "Cha tôi là Người cha thế kỷ"
Hai năm trước Dick lên cơn đau tim trong một cuộc đua. Các bác sĩ phát hiện ra một động mạch của anh bị nghẽn. "Nếu anh không có thể trạng tuyệt vời như vậy ", một bác sĩ nói với anh, "chắc chắn anh đã chết 15 năm trước".
Nói theo một cách nào đó, Dick và Rick đã cứu rỗi cuộc đời của nhau.
Rick, người có căn hộ riêng và làm việc ở Boston, còn Dick, đã nghỉ hưu và sống ở Holland, Massachusetts Mass, luôn tìm ra cách để ở bên nhau. Họ cùng đi diễn thuyết trên khắp đất nước và tham gia một số cuộc đua vào cuối tuần.
Vào đêm Ngày của Cha, Rick sẽ đãi cha bữa tối, nhưng thứ anh thực sự muốn tặng cha là một món quà mà anh có thể không bao giờ mua được.
"Thứ mà tôi mong muốn nhất", Rick gõ máy tính, "là cha tôi ngồi ở xe lăn và tôi sẽ đẩy ông một lần".

  • An Kỳ (Theo inspiringstory)
  • Theo Tuanvietnam.net

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

SỰ TÍCH NGƯỜI CHA (St của Chuti)

Thân gửi KT-26

Happy Father Day!

Sau một năm, chúng ta lại gặp nhau ở cái ngày đặc biệt này, ngày của cha. Hãy gửi tới những người cha của mình những lời chúc, sự ngưỡng mộ của mình bằng những bài viết, hình ảnh, câu chuyện rất riêng và ký ức nhé! Khởi đầu, Chuti tôi xin sưu tầm tặng các bạn một bài viết rất lý thú về người cha. Các bạn cùng đọc và suy ngẫm!

Thân Chuti 

Sự tích người cha
Thuở xưa, khi Thượng đế bắt đầu tạo một người cha cho trẻ con trên trần gian, Người đã tạc một thân hình thật cao lớn.

Thấy vậy, nữ thần liền hỏi: "Thưa Ngài, trẻ con chỉ là những sinh linh bé nhỏ, vậy Ngài tạo ra người cha cao lớn như vậy có ích gì? Ông ấy phải quỳ gối nếu muốn bắn bi với con trai, phải cúi thấp người nếu muốn ẵm con vào giường ngủ, còn nếu muốn hôn lên trán con, ông ấy cũng phải khom lưng xuống. Thật bất tiện".

Thượng đế mỉm cười: "Đúng vậy! Nhưng nếu ta tạo ra người cha chỉ bé xíu bằng đứa trẻ thôi, thì sau này khi lớn lên, đứa trẻ sẽ ngước nhìn và ngưỡng mộ ai?".

Thượng đế tiếp tục tạo một đôi bàn tay to lớn, gân guốc cho người cha. Nữ thần lắc đầu khó hiểu: "Ngài đã cân nhắc chưa? Với bàn tay quá khổ như vậy, ông ấy sẽ không thể thay tã hay đơm nút áo cho con, cũng không thể cột tóc cho con gái".

Thượng đế vẫn mỉm cười khoan dung: "Ta biết chứ. Nhưng chỉ có đôi tay to lớn đó mới có thể chứa hết những thứ linh tinh mà đứa nhỏ lôi từ túi áo ra khoe vào mỗi cuối ngày, và đôi tay ấy vừa đủ để đứa con có thể gục mặt vào khóc mỗi khi bị bạn bắt nạt".

Rồi Thượng đế tạo tiếp một bờ vai rộng và một đôi cánh tay cứng cáp. Nữ thần chăm chú nhìn và không giấu được vẻ ngạc nhiên, lo lắng: "Thưa Thượng đế, người cha như thế làm sao ôm con vào lòng được?".

Với nụ cười độ lượng, Thượng đế trả lời: "Người mẹ sẽ ôm con vào lòng còn người cha chỉ cần có đôi vai vững chắc để làm ngựa cho con cưỡi và mỗi khi ngủ gật trên đường, đứa con có thể tựa đầu trên đôi vai ấy". Một lát sau, thấy Thượng đế tạo đôi bàn chân to lớn cho người cha, nữ thần lại thắc mắc, trong khi Thượng đế chỉ mỉm cười: "Đôi chân ấy có thể làm xích đu cho con cưỡi và chỉ có đôi chân ấy mới có thể dọa cho bọn chuột hoảng sợ bỏ chạy trước khi bọn chúng làm cho đứa trẻ khóc thét".

Cuối cùng, sau một thoáng suy tư, Thượng đế thêm vào trái tim người cha những giọt nước mắt. Rồi Người quay sang hỏi nữ thần: "Giờ thì ngươi hiểu rồi chứ? Người cha cũng sẽ khóc khi thấy con mình đau khổ hay thất bại, người cha cũng sẽ khóc vì vui mừng khi thấy con mình nên người và thành công. Nhưng nước mắt của người cha chỉ chảy trong tim...".

Nữ thần lặng im, hình dung về người cha hoàn hảo của tất cả trẻ con trên thế gian này.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

CHÚC MỪNG SINH NHẬT VIỆT THẮNG 14/6


Các bạn thân mến!
Nhân dịp sinh nhật Việt Thắng, đại diện toàn quyền của KT26 tại Angola và Châu Phi, BBT xin gửi tới các bạn một vài thông tin và hình ảnh về đất nước Angola và Châu Phi.

Angola là một quốc gia ở miền nam châu Phi, nằm bên bờ Đại Tây Dương. Nước này có chung biên giới với Namibia, Cộng hòa Dân chủ Congo, và Zambia.



Tên Angola bắt nguồn từ N'gola của nhóm ngôn ngữ Bantu, đây là tên hiệu của người cai trị vùng đất này trước khi bị cai trị bởi Bồ Đào Nha. Luanda là thủ đô và thành phố lớn nhất của Angola. Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức, các tiếng trong nhóm ngôn ngữ Bantu chỉ được dùng trong các vùng hẻo lánh.

Angola là một trong những quốc gia giàu nhất châu Phi về nhiều mặt nhất là tài nguyên thiên nhiên. Quốc gia này có nguồn dầu mỏ, khí thiên nhiên, các trang trại, kim cương và nhiều loại khoáng sản khác.

Angola lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1975. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có đại sứ quán mà chỉ có lãnh sự quán ở đây. Khoảng 2.000 người Việt đang sinh sống ở Angola với nhiều nghề như bán quần áo may sẵn, làm ảnh và các chuyên gia giáo dục và y tế.

Thiên nhiên Angola rất đẹp.









 Con người Angola cũng rất đẹp.
Hoa Hậu Hoàn Vũ Thế Giới năm 2011 là một cô gái Angola



Bộ lạc Himba sinh sống ở Angola và Namibia được coi là bộ lạc có các cô gái đẹp nhất Châu Phi.








Vẻ đẹp Châu Phi



Bộ lạc Afar





Bộ lạc Himba





Bộ lạc Mursi









Bộ lạc Zulu