Danh sách Blog của Tôi

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

TIẾT ĐÔNG XƯA (T/g: Chuti)


Sài Gòn chuẩn bị đón giáng sinh, trời đất đồng cảm với  những đứa con xa quê, thiếu thèm cái giá mùa đông miền Bắc, gió sáng sớm làm Sài gòn hiu hiu lạnh… Qua phòng thằng anh thấy còn nguyên bộ quần áo thể dục sõng soài, còn bên kia thằng em trùng trục co ro. Mỉm cười lấy cái trăn mỏng đắp vội cho những đứa trẻ có lẽ thiệt thòi vì thiếu vắng những hơi thở sương trong những tiết đông miền Bắc.

Chợt ngẩn người nhớ tiết đông xưa..! Giá như trời Đông Sài gòn lạnh hơn trong một căn phòng nhỏ, cái trăn mỏng trùm kín đầu, anh em nó sẽ được co ro co kéo. Hơi ấm truyền mình, chúng sẽ đồng cảm và ký ức hơn.
… Tiết đông xưa, gió lạnh từ trong. Gió lạnh lùng se se cái dạ dày trống rỗng, gió len lỏi qua cơ thể gày gò thiếu chất được khoác vội vài ba cái áo mỏng. Ba và Bác chúng nó cứ ôm nhau thiếu hụt trong cái vỏ trăn bông mỏng và cái áo “Ba-đờ -suy” vắt ngang ngực. Hai cơ thể còng queo chống rét đông đồng hành với những hơi thở run run khó tránh và thi thoảng còn là những tiếng răng lập cập không thể kiểm soát. Họ nằm bất động, cái tư thế ấy dễ đưa hai anh em vào giấc ngủ nhanh và ấm áp hơn. Cái tư thế ngủ được kinh nghiệm từ mảnh vỏ trăn thiếu trước hụt sau mà mỗi cử động đều là cơ hội để gió, hơi lạnh len vào trêu chọc và đùa rỡn giấc ngủ của hai anh em họ…Tiết đông xưa, thèm thuồng lén lút ngắm nhìn giấc ngủ bên nhau còng quyeo của Ba và Bác chúng nó.

“ Ba ngủ còn hỗn hơn các cháu nhiều. Trời thì lạnh, mà cứ ngủ được một lúc là đạp hết trăn ra ngoài..” Người Bác kể chuyên xưa với chúng nó.
Ba chúng nó rưng rưng ánh mắt về phía cái đầu bạc trắng của ông Bác đang gật gù với lũ nhỏ. Tiết đông xưa ngập trong hương Tết nay ở gia đình ông bà chúng nó.

HCMC – 21 DEC 2011 - CHUTI

7 nhận xét:

  1. Mùa đông giá rét nhưng tình người vì thế mà ấm áp.
    Tks Chuti.

    Trả lờiXóa
  2. Nhớ đông xưa, nghèo chẳng có áo len áo dạ. Chống cái lạnh bằng việc mặc thật nhiều áo, áo cũ, áo vá thì mặc ở trong, áo lành thì mặc ở ngoài. Diện lắm là có cáo áo khoác vải bông được phân phối ở mậu dịch quốc doanh. Tới lớp thì đứa nào đứa ấy thi nhau đếm xem đứa nào mặc nhiều lớp áo hơn.
    Thoắt cái đã thấy thời đó thật xa lắm rồi.

    Trả lờiXóa
  3. Thanks KT & t.h chia sẻ...
    Bao giờ cho tới ngày xưa. Cái đói, cái rét có lẽ làm chúng ta hoài niệm và giàu ký ức hơn. Tiết đông xưa phong phanh áo mỏng, mọi người nhìn thấy mà cứ khen mình chị rét giỏi. Đúng có ai muốn phải chịu rét, chịu khổ, chịu đói đâu nhỉ. Đã là con người ai chả có nhu cầu cao về ăn ngon mặc ấm, mặc đẹp phải không các bạn. Cực chả đành phải "nếm mật nằm gai", chứ thế hệ trước chúng ta ai chả yêu hòa bình và ghét chiến tranh.
    Khi rảnh, tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện một cậu bé thích ăn cơm trong bữa cỗ nhé!

    Trả lờiXóa
  4. Mình nhớ ngày xưa có những lúc rét quá mặc đến 7 cái áo. Áo chồng áo mà vẫn co ro, ấy là vì có bao nhiêu áo mỏng áo dày đều mặc tất vào người. Áo trong thò ra áo ngoài rất lôi thôi, he he...
    Mới 1 thế hệ qua mà khác quá các bạn nhỉ! Mình tự hỏi không biết thế hệ con của con bọn mình thì sẽ hưởng thụ CS ntn nữa?

    Trả lờiXóa
  5. Tới thời con của con chúng ta và có lẽ xa hơn chút, chúng nó lại quay lại lúc đầu, chỉ cần phong phanh thôi, hoặc chẳng cần gì... vì lúc ấy chúng nó có thể kiểm soát và set up một nhiệt độ chuẩn cho mọi lúc , mọi nơi... Rất convenience, không cần quần áo vướng bận...

    Trả lờiXóa
  6. Tự dưng lại nhớ đến ngày xưa, những ngày đông ngồi coro bên cạnh bà bán ngô nướng hoặc bà bán bánh trôi tầu. Cứ như đang ngửi thấy mùi gừng thơm phức từ nồi nước óng mật của hàng bánh trôi tầu ngay bên cạnh. Ông làm tôi muốn ra đường đi một vòng rồi đây.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi tiếc là đọc comment này của Phạm hơi muộn một chút trong khi trời đã bảnh mắt chứ không tôi đã a lô và mời Phạm cùng thưởng thức món Sắn Ngố rồi (hồi PT chúng tôi gọi sắn hấp là sắn ngố)...
    ... Trong ký ức ấy, biết đầu là lố nhố mấy cái đầu tranh nhau quang mẹt ngô nướng, hay cũng lá một ánh mắt ngập ngừng trong đêm rét của ai đó trong xa xăm ký ức học trò Phạm nhể!

    Trả lờiXóa