TT - Vụ xe chở gỗ lậu bị lật giữa cánh rừng đại ngàn Pù
Huống làm chết mười người phu gỗ cùng bốn người bị trọng thương đã tạo
sự quan tâm của dư luận cả nước.
Khi đọc tin này trong số báo đầu tiên, ai cũng nghĩ vụ
tai nạn đó chỉ là sự xui rủi tang thương của các gia đình bản Thái nghèo
sống ven khu bảo tồn có con đi làm phu gỗ. Nhưng không ngờ đó là một vụ
“cháy nhà ra mặt chuột” khi nó giúp cơ quan điều tra phát hiện các chức
sắc kiểm lâm địa phương cũng chính là lâm tặc.
Tại hiện trường vụ tai nạn, giữa đống gỗ ngổn ngang và
những người xấu số, dân bản nhặt được một chiếc hàm hiệu của nhân viên
kiểm lâm (3 sao, 1 gạch) vấy máu. Chiếc hàm hiệu này đã tố cáo một vụ án
nhúng chàm của các kiểm lâm viên được Nhà nước giao trọng trách bảo vệ
rừng.
Liền sau đó, lần lượt một nhân viên kiểm lâm, hai trạm
trưởng, một hạt trưởng kiêm phó Ban quản lý khu bảo tồn Pù Huống đã bị
bắt giữ; trong số này có trạm trưởng trạm kiểm lâm trung tâm Quỳ Hợp Đào
Công Thắng, chủ nhân chiếc hàm hiệu vấy máu rơi lại tại hiện trường khi
ông này vội vã bỏ trốn khỏi vụ tai nạn để tránh né trách nhiệm và tránh
né cả đạo lý làm người ngay lúc ấy là góp phần cứu giúp người bị nạn.
Vụ án đang được điều tra tiếp tục và chưa biết có còn
ai bị bắt nữa hay không, nhưng nó đã cho thấy một sự thật đau lòng: ông
phó Ban quản lý khu bảo tồn Pù Huống kiêm hạt trưởng kiểm lâm Trịnh
Thanh Long chính là chủ nhân xe gỗ lậu, người đã hạ lệnh phá rừng bảo
tồn mà mình được giao gìn giữ. Bi kịch của rừng xanh nước ta lâu nay nằm
ở chỗ ấy.
Dù cánh rừng nào cũng được giao cho kiểm lâm quản lý
nhưng theo thời gian, chúng cứ teo dần, với rất nhiều vụ án kiểm lâm
dính tới gỗ và rừng được phát hiện thường xuyên. Không nói đâu xa, cách
vụ xe gỗ lật này ít lâu, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đang xem xét đến việc
cách chức chi cục trưởng chi cục kiểm lâm tỉnh cũng vì những mờ ám có
dính tới gỗ rừng.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống - một dãy rừng hùng vĩ
cùng với vùng rừng Pù Mát, Pù Hoạt của miền tây Nghệ An, rộng hơn 1,3
triệu ha mới được UNESCO công bố quyết định và trao bằng công nhận “khu
dự trữ sinh quyển thế giới” cách đây chưa đầy tám tháng.
Vậy mà trong hành lang xanh lớn nhất Đông Nam Á này lại
có một đường dây phá rừng do các nhân viên kiểm lâm chủ xị. Nỗi đau của
thiên nhiên nằm ngay chỗ ấy! Chiếc xe gây tai nạn chở đúng 12m3 gỗ trai, một loại gỗ quý hiếm, thuộc nhóm 1A đã được Chính phủ đưa vào danh mục cấm khai thác, buôn bán.
Có rất nhiều đường dây phá rừng đã và đang tồn tại trên
đất nước ta mà các cơ quan chức năng đang cố gắng triệt phá. Cũng vì
nhiệm vụ này mà rất nhiều kiểm lâm viên phải đem máu và mạng sống của
mình ra trả giá để giữ lấy những tấc rừng quý giá cho đời sau. Những
giọt máu chính nghĩa đó làm rạng rỡ chiếc huy hiệu danh dự nghề nghiệp
của người kiểm lâm chứ không phải là máu của các phu gỗ trên chiếc hàm
hiệu kiểm lâm ô nhục bị phát hiện giữa cánh rừng bảo tồn Pù Huống ở Nghệ
An.
VỸ DU - VŨ TOÀN
Thanks KT.
Trả lờiXóaDiễn đàn chúng ta vừa nói về " nghĩa tử nghĩa tận". Một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Trước hết người viết có lời chia buồn với những người xấu số, có cả một nhân viên kiểm lâm nào đó.
Những hỡi ôi, có những cái chết được vinh danh. Còn cái chết nào đó kia, sau nén nhang lòng cho người xấu số, có lẽ là rất nhiều những lời oán trách và giận giữ. Âu cũng nhiều cái mất....
Quả là bi kịch!
Trả lờiXóa