Danh sách Blog của Tôi

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Đơn giản hãy gọi người là Mẹ


Có một đứa bé sắp chào đời. Nó bèn hỏi Thượng Đế:

- Họ nói ngày mai Người sẽ đưa con xuống trần gian, nhưng làm sao con sống nổi ở đó khi mà con quá nhỏ bé và bất lực như thế này?

Thượng Đế đáp:

- Trong số những thiên thần, ta đã chọn cho con một người. Thiên thần của con sẽ đợi con và săn sóc con chu đáo.

Đứa bé lại nài nì:

- Nhưng này con không phải làm việc gì ngoài ca hát và vui cười hạnh phúc chứ?

Thượng Đế đáp:

- Thiên thần của con sẽ hát cho con nghe và cũng sẽ tươi cười với con mỗi ngày. Con sẽ cảm nhận được tình thương của người dành cho con và con sẽ thấy rất hạnh phúc.

Đứa bé lại hỏi:

- Và làm sao con có thể hiểu được khi họ nói chuyện với con bằng một ngôn ngữ mà con chưa hề biết đến?

Thượng Đế trả lời:

- Thiên thần của con sẽ nói với con bằng những ngôn từ nhẹ nhàng và đẹp đẽ nhất mà con chưa từng được nghe, đồng thời với sự nhẫn nại và cẩn trọng, thiên thần của con sẽ dạy con biết nói.

- Con nghe nói chốn trần gian lắm kẻ xấu xa. Ai sẽ bảo vệ con?

- Thiên thần của con sẽ hộ trì con ngay cả khi điều đó đe dọa đến tính mạng của người.

- Nhưng con sẽ rất buồn vì không còn được nhìn thấy Ngài nữa.

- Thiên thần của con sẽ luôn nói với con về Ta, và dạy con cách thức quay về với Ta dù rằng Ta luôn cận kề con.

Vào giây phút đó, ở nơi thiên đường ngâp tràn an lạc nhưng người ta vẫn có thể nghe thấy những tiếng gọi vang vọng từ cõi thế, và đứa bé vội vàng hỏi Thượng Đế:

- Thưa Ngài, nếu con phải đi ngay bây giờ, xin hãy cho con biết tên thiên thần hộ mạng của con.

- Tên của người không quan trọng, con chỉ đơn giản gọi người là "Mẹ".


( st )


Những bức tranh nổi tiếng của các danh họa về mẹ và con.

madonna litta (1450), Leonardo da Vinci


madonna  (1534), parmigianino


nửa đêm: những giờ của chuột; mẹ và đứa con buồn ngủ (bản khắc gỗ in) (1790), Kitagawa utamaro


 mẹ Roulin và em bé (1888), Vincent van Gogh


mẹ và bé (1893), Edmund c. tarbell tarbell


mẹ và em bé (1905), Gustav Klimt


Angelina mẹ và con (1916), diego Rivera


mẹ và em bé (1921), Pablo Picasso

 


mẹ giữ em bé (1986), Keith Haring

4 nhận xét:

  1. Cảm ơn TBT. Một định nghĩa về Mẹ thật tuyệt vời. Nhớ ngày xưa mẹ tôi cũng nai lưng ra nuôi lợn để tăng thu nhập. Mặc dù nhà trên phố chật chội như vậy. Tôi có nhiệm vụ đi mua rau muống cho lợn. Thật là hoàn hảo, vì tôi có thể lang thang khắp thành phố từ sáng đến chiều một cách hợp pháp. Giờ tôi vẫn nhớ cảnh con lợn lúc xuất chuồng, chân bị trói chặt, nó kêu eng éc điếc tai không chịu được. Nhưng Mẹ tôi thì sướng vì sắp có thêm khoản tiền cho gia đình. Điều mà Mẹ lo nhất không phải là tôi ốm, mà là con lợn ốm. Ha ha, vì tôi ốm không chết được nhưng lợn ốm thì toi hết. Đùa vậy thôi, vì tôi ốm một tí thôi là vào viện liền (của nhà làm được mà) nên Mẹ không lo.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng vậy. Cái vụ nuôi lợn này tớ rõ lắm. Nó là một phương thức làm kinh tế gia đình phổ biến toàn xã hội. Hồi đó ghét nhau không chửi :" chết mày..." mà " chết con lợn nhà mày...!!!".

    Trả lờiXóa
  3. Không biết người đăng bài là ai cả. Lần sau nhớ post tên tác giả nhé (kể công mà).
    Chủ để Mẹ và "Lợn" là của mình đấy. Tuyệt cú mèo luôn.
    Đạo PHật có ngày lễ Vulan có mùa báo hiều, đạo Thiên chúa có điểu răn thứ tư dạy tín đồ thảo kính cha mẹ, xã hội tây phương có ngày Mothersdây, tức là ngày nhớ ơn mẹ. Nhưng cần gì phải có những ràng buộc nhắc nhở ấy,bởi vì mẹ thương con là một thiên tính, là một bản năng mãnh liệt mà ngay ở loài vật cũng thể hiện rấtcụ thể. Cho nên con đáp lại tình mẹ cũng là lẽ tự nhiên. Huống chi văn hóa Á Đông và đạo lý VIệt Nam càng nhấn mạnh hơn đến hai chữ hiếu thảo. Mẹ sinh con và nuôi con chỉ mong con nên người chứ chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện báo đáp. Bởi nếu con không nhìn thấu được cái tình và cái ơn mẹ cho con từ thủo lọt lòng cho đến lúc trưởng thành tạo lập cuộc sống riêng, ko hình dung nổi chặng đường gian truân dưỡng dục thì mẹ có mong gì sự báo đền miễn cưỡng của con. Thi ca Bình Dương của ta truyền từ đời này qua đời khác có câu:
    "Lên cao mới biết non cao
    Nuôi con mới biết công lao mẫu từ"
    Và vì vậy, người ta ko quên nhắc nhau:
    "Mẹ già ở chốn lều tranh
    Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con"
    Có người còn nhấn mạnh hơn:
    "Tu đâu cho bằng tu nhà
    Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu"
    Mẹ ơi, giờ này con đã khôn lớn, đã lao ra giữa cuộc đời. Nhưng mỗi khi hồi tưởng lại những ngày nhỏ dại trong vòng tay săn sóc của mẹ, con ko khỏi bùi ngùi lệ rơi và tự hỏi: Ơn mẹ, bao giờ mới báo đền được muôn một.

    Trả lờiXóa
  4. Các cụ nhà mình hay nói :"nước mắt chảy xuôi"
    Có thể nói con cái không bao giờ đền đáp hết công lao cha mẹ. Nhưng rồi những người con ấy cũng trở thành cha mẹ và chúng hi sinh cho con cái của chúng. Điều đó có lẽ là qui luật.

    Trả lờiXóa