Sáng chủ nhật vừa rồi tôi đi chợ
muộn hơn thường lệ. Khi qua ngã tư Cầu Trắng, Hà Đông, Hà Nội thì tình cờ bắt
gặp hình ảnh một cụ già trong bộ đồ nâu cũ kỹ đang dong xe thồ hai sọt chuối
với những bước chân chậm chạp.
Theo quán tính tôi đi xe qua, 10m,
20m, 50m...100m và xa hơn nữa. Nhưng trong đầu tôi bị ám ảnh bởi dáng lưng
còng, chiếc xe thồ cũ nát, cái nón tơi và cả bộ đồ nâu nhầu nhĩ...Tôi dừng xe
quay đầu trở lại.
Ông cụ bắt đầu lên xe đạp đi, tôi
gọi với: "Ông ơi bán cho cháu nải chuối". Ông loạng choạng dừng xe
lại. Lúc này tôi mới nhìn kỹ ông: nét khắc khổ hằn rõ qua những nếp nhăn trên
khuôn mặt phúc hậu với chỏm râu trắng bạc phơ. Đôi chân ông không đi dép, đầy
vết nứt nẻ, khoác trên tấm lưng còng là bộ đồ nâu bạc màu phủ đầy mồ hôi và bụi
đường.
Nhưng khi tôi nhìn ông, đôi mắt ông
vẫn sáng như chứa đầy niềm yêu đời và lạc quan về cuộc sống.
Ông cười hồn hậu và tìm cho tôi nải
chuối đẹp nhất, ngon nhất mà ông có. Tôi nhìn cả hai sọt chuối mà ái ngại thay,
không có một nải nào gọi là nguyên nải cả, hầu hết đều bầm đen, dập nát, gãy
rời.
Tôi chọn một nải xanh hơn và hỏi giá
tiền. Tôi đưa nhiều hơn số tiền mà ông nói và bảo ông không phải trả lại chỗ
tiền thừa. Nhưng ông một mực tìm tiền để thối lại, ông nhất định không lấy phần
tiền thừa mà tôi đã trả cho nải chuối của mình. Ông tìm cách dúi tiền vào túi
của tôi, tự nhiên tôi hơi xấu hổ về hành động của mình.
Ông bảo với tôi: "Ông vẫn còn
sức khỏe, có khỏe thì ông mới đi bán hàng như vậy được, cháu đừng nghĩ ông già
yếu rồi mà thương ông như vậy". Ông bảo năm nay ông 84 tuổi rồi, cụ bà đã
mất, ông ở với con trai. Ông không muốn dựa dẫm vào con khi còn có sức khỏe. Nhà
ông ở một huyện thuộc Hà Tây cũ cách chỗ tôi khá xa...
Tôi xin phép chụp mấy bức ảnh về
ông. Tôi yêu quý và trân trọng hình ảnh đẹp ấy, ông cười móm mém rồi chậm rãi
lên xe đi tiếp. Tôi dõi theo hình ảnh khắc khổ ấy, mà lòng ngổn ngang bao suy
nghĩ...
Nguyễn Thị Xuân Hương
Theo vnexpress
Theo vnexpress
Thanks KT.
Trả lờiXóaTôi thích bài này bởi 2 lẽ.
- Thứ nhất hình ảnh một ông già (trạc tuổi Ba tôi) rất đẹp, tự trọng kie61nm sống bằng sức lực còm của mình. Một hình ảnh đẹp mà rất nhiều comment về bài này đã nhớ và khâm phục suốt 20 năm bán chuối của ông.
- Thư hai, tôi rất thích tác giả đề cập đến sự xấu hổ của chính mình khi muốn biếu ông già tiền thừa mà ông không nhận. Thế mới hiều, trong XH ta còn:
+ Có nhiều người thiếu tự trọng, không muốn thối tiền thừa. Nhất là nhiều Taxi trẻ khỏe. Có lần tôi có 1 ông khách người làm việc tại Cái mép, lên SG ông toàn đi xe bus, vì đi Taxi, tài xế không bao giờ trả tiền thừa làm ông khói chịu.
+ Tôi có một số người bạn quen, gần đây nhiễm cách tiêu tiền đại gia, đi đâu cũng BO cũng BÓP. Tôi ngạc nhiên thấy ở nhiều quán, có khi ghi chú là giá đã bao gồm VAT và phí dịch vụ. Lúc thanh toán tiền cũng xì tiền BO cho các em phục vụ chim nọ, trai kia. Tôi bảo, nếu ở chỗ Bia ôm gì đó, đào không ăn lương mà chỉ ăn tiền boa đã đành. Ở chỗ quán dịch vụ đàng hoàng, giá cắt cổ, phục vụ ăn lương, vậy mà còn bo với Bóp. Thì được trả lời đó laà ăn hóa của người ta... Tôi chỉ cảnh báo, sẽ có lần gặp được những người có tự trọng, những em SV làm thêm , họ trả lại thì dơ mặt... Hôm nay dọc câu chuyện này, tôi càng thấy mình không đại gia, nhưng có lẽ an toàn hơn bởi biết đâu có lần phải xấu hổ.
Mỗi người một văn hóa ứng xử. Nhưng hôm nay, tôi cám ơn ông cụ, đã dạy cho những người mới có tiền, muốn sống trên người khác một cảnh báo về lòng tự trọng.
Ông cụ là người tự trọng. Cái sự tự trọng đó thể hiện ở chỗ Cụ đã lớn tuổi mà vẫn tự đi làm kiếm sống, thối tiền đàng hoàng...
Trả lờiXóaThật đáng kính trọng mà cũng đáng suy nghĩ.
Đúng thật: Kính trọng nhưng đáng suy nghĩ!
Trả lờiXóaNgoài chuyện kiếm tiền, cụ còn có niềm vui trong công việc mấy chục năm ấy!?
Một hình ảnh đẹp, nhưng thử hỏi có ai thích nhìn những hình ảnh ấy!?