Trường cấp 3 tôi
học ngày đó là một trường ven nội thành, học sinh có cả nhà quê lẫn "nhà phố".
Trường nằm cạnh con Sông Cầu Rào, thỉnh thoảng trống tiết bọn tôi ra sông tắm,
bắt còng, cáy về thả bò lổm ngổm trong lớp.
Trường tôi có nhiều giáo viên dạy văn giỏi và tôi có vinh dự được học 2 ông thầy trong số đó.
Ông thầy thứ
nhất có biệt danh “yêu tinh” vì rất tinh quái và hay trêu chọc học sinh.
Lớp trưởng lớp tôi là một bạn gái rất xinh và
hay nói "giọng Hà nội". Mỗi khi có tiết trích giảng văn học Ông thầy giới thiệu
sơ lược về tác giả, tác phẩm rồi nói với cả lớp: “ sau đây chúng ta sẽ nghe bạn lớp
trưởng đọc diễn cảm một lần…” Bạn lớp trưởng của tôi ban đầu rất hăng hái , đọc
rất “diễn cảm” , sau vài lần thấy Thầy cười mủm mỉm, biết bị lừa, bạn liền quay
ra chống đối. Thầy gọi lên nhất định không đọc, đứng lặng im. Ông Thầy thấy vậy
bảo ”Chắc hôm nay lớp trưởng bị đau họng, mời em ngồi xuống”. Từ đó phần “đọc
diễn cảm” cũng chấm dứt.
( Sau này tôi mới biết bạn là người gốc Hà nội thật !)
( Sau này tôi mới biết bạn là người gốc Hà nội thật !)
Năm lớp 11 bọn
tôi học về Truyện Kiều. Hôm học trích đoạn hai chị em Kiều đi chơi xuân:
Cỏ non xanh rợn
chân trời
Cành lê trắng
điểm một vài bông hoa
…
Ông Thầy say sưa: các em thấy không, Nguyễn Du tả cảnh cánh đồng mùa xuân chỉ bằng 2
câu thơ. Câu thứ nhất bao quát cho thấy một không gian bát ngát màu xanh, câu
thứ hai đi vào chi tiết, một vài bông hoa lê màu trắng. Một bức tranh hoàn hảo, có không
gian, có chi tiết, có màu sắc và cảm xúc…
Kết thúc bài
giảng Ông Thầy nói: Bây giờ tôi ra bài tập cho các anh, chị. Về nhà viết một
bài văn xuôi tả cánh cánh đồng mùa xuân. Viết một trang , hai trang tùy ý. Viết
xong tự đọc xem có “ngửi” được không?!!
Đúng là “ yêu
tinh”.
Chuyện về Ông còn rất nhiều. Ông bị cái độc mồm và hay trêu chọc nhưng không để bụng và
giảng dạy rất nhiệt tình, sống liêm khiết.
Những câu đùa
của Ông khiến giờ học văn thêm thú vị và nhớ lâu. Lũ chúng tôi, kể cả những đứa
bị chọc không hề giận mà rất quí Ông.
Ông Thầy thứ
hai thuộc hàng có tên tuổi trong giới dạy văn ở Thành Phố. Ông lớn tuổi và từng
dạy nhiều thế hệ.
Trong lớp tôi
có một cậu hay đọc thơ. Thỉnh thoảng đem thơ ra đùa với Ông. Ông vỗ vai
bảo : Ngày xưa tôi dạy mẹ cậu. Mẹ cậu ngoan lắm, không như cậu!!
Ông ít nói
nhưng tâm hồn rất bay bổng. Đặc biệt về kiến thức văn học, thi ca thì ít ai bằng.
Khi giảng về tập thơ Nhật Ký Trong Tù, Ông bao giờ cũng viết lên bảng hai bài, một
nguyên tác ( không in trong sách), một bản dịch ( in trong sách). Nhờ đó chúng
tôi nhận biết được hết cái hay của bài thơ, thấy được tầm vóc của người làm thơ
và thấy được cái sự “dịch là phản”...
Trong một lần
làm bài phân tích về tác phẩm Vợ Chồng A Phủ tôi không nhớ được mấy điểm nhưng
nhớ mãi lời phê của Ông: Có cảm xúc cá nhân!
Tôi thật may
mắn được học những người Thầy ấy.
TP HCM 17/11/2011 - nhân ngày nhà giáo
Thanks KT!
Trả lờiXóaNói chuyện và kết nối với KT nhiều qua diễn đàn tôi thấy ông cũng có ảnh hưỡng chút cách diễn đạt của cả hai ông thầy ấy. Nhìn chung và đa phần là rất mô phạm, kín kẽ. Tuy nhiên cũng có lúc cách nói đểu đểu "yêu tinh", tềnh toàng và châm chọc.
Những ngày này nghĩ về những người thầy người cô, đặc biệt những người đặt dấu ấn quãng thời gian học trò của mình thì quả là sung sướng.
Xin chúc mừng KT về cái sự sung sướng ấy!
Mình nghĩ lại thời PT thì thấy chỉ có 1 cô giáo dạy Văn cấp 2 là người để lại dấu ấn sâu đậm nhất. Có vẻ các thầy cô dạy Văn mới là những người dễ đi vào tâm hồn học trò nhất.
Trả lờiXóaCon trai mình không thích môn Văn. Mình bảo con, văn học giúp cuộc sống của mình phong phú hơn, làm tâm hồn mình sâu sắc đẹp đẽ hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa "lay chuyển" được nó. Nó bảo Văn học trong SGK chán lắm! Vậy đấy!
Tks các bạn.
Trả lờiXóaĐúng là những kỷ niệm thời đi học thật khó phai.
TD à. Mẹ là một cây văn như vậy mà con trai không hứng thú với văn thì hơi phí!!