Olympic London đang diễn ra sôi nổi. Sự
kiện này thỏa cơn say giới hâm một thể thao, không chỉ riêng môn vua, môn chúa
nào, mà tất cả! Nhìn họ thi đấu trong sắc cờ tổ quốc mà thấy nao nao. Đó là tột đỉnh vinh quang của nghiệp vận động
viên. Sướng lắm, hạnh phúc lắm chứ!
Tôi là thằng mê thể thao, nhiều môn lắm
trừ môn bơi lội. Chắc từ nhỏ đến giờ, cũng có vài khoảnh khắc viển vông là mình
sẽ được thi đấu ở một giải thật lớn, tầm cỡ Olympic chẳng hạn...Hehehe, ừ, tội
gì mà không mơ! Cái giấc mơ khùng diên ấy phần nào bắt nguồn từ chiếc Cúp đầu đời
của tôi trong lĩnh vực thể thao ngày ấy, ở môn bóng bàn.
Ngày bé xíu, cả khu chùa của tôi chỉ
có một cái bàn bóng “xịn”. Mấy ông chú, ông bác đánh đầu tiên, gần chiều tối là
đến lượt các đàn anh đàn chị, đâu đến lượt cái thằng lùn tịt, học lớp 2 lớp 3
như tôi. Đành vậy, mấy thằng nhóc cùng tuổi lấy bảng, sau này kiếm được miếng gỗ
dán, gọt đẽo thành chiếc vợt đầu đời thỏa nỗi đam mê. “Bàn bóng “của chúng tôi
bằng xi măng, rộng hơn nửa bàn “xịn” một chút, từ cái tháp chùa không may nằm
ngay trước cửa phòng làm việc của ông hiệu trưởng, nên tháp bị “cắt” để lại phần
đế dưới. Lưới là những viện gạch chỉ xếp thành hàng, ngăn đôi đế tháp. Tôi bắt
đầu với bóng bàn như thế đấy.
Thêm một tuổi, sau khi các bác, các
chú, đến các đàn anh thi thố, mấy thằng nhóc đành ngậm ngùi “đùa với trái banh”
khi chiều tối. Chúng tôi vội vàng thưởng thức hương vị bàn gỗ trong vòng 5 đến
10 phút, trước khi gà lên chuồng. Đổi lại cái ân huệ ấy, mấy thằng nhóc thấp bé
chúng tôi phải khuân hai mặt bàn kê úp vào tường tránh mưa. Quá nặng với sức
vóc những đứa trẻ 8, 9 tuổi chúng tôi lúc ấy. Hôm nào đó, có thằng vội quang vợt
chạy về do bố mẹ la, bàn cứ nguyên ngoài trời, cả tuần sau, lũ chúng tôi đành
ngậm ngồi bó gối ngó banh của những người lớn đáng kính trong khu tập thể. Tôi
đã tiếp nối niềm đam mê trên bàn gỗ từ những phút ngắn ngủi tranh tối tranh
sáng như vậy.
Rồi thời cơ cũng tới, năm tôi lên lớp
4, trường ĐHĐT tổ chức giải bóng bàn, có cả con em chúng tôi được tham gia nữa.
Giải đấu chia làm ba bảng: Bảng các cụ trên 40 tuổi, bảng cho sinh viên và giáo
viên trẻ dưới 40, còn con em trong trường lớn bé thành một mớ nằm chung một bảng.
Niềm đam mê đã mách bảo tôi đăng ký tham gia, mặc dù biết, trước mặt tôi là những
hòn đá tảng, những bậc đàn anh lớn tuổi, nhất là mấy cao thủ trong khu giáo
viên với điều kiện tập tốt hơn, nhiều bàn bóng hơn. Lũ trẻ con trong khu bằng
tuổi lúc đó chỉ mình tôi dám hung hăng xung trận, khi đăng ký, tôi nhận được
nhiều ánh mắt cảm thông của ban tổ chức. Thế là tôi có tên trong danh sách vận
động viên tham gia, một giải đấu đầu đời.
Mỗi lần ra sân, tôi luôn được sự ủng hộ
nhiệt thành của các cô chú sinh viên lúc ấy. Một thằng nhóc đen đủi, nhỏ thó,
ngập ngừng trước những đường bóng chát chúa của các bậc đàn anh. Ở bên ngoài có
ba mẹ nữa, cũng hồi hộp không kém qua từng đường bóng của tôi. Càng vào sâu,
ông bà càng hồi hộp hơn vì còn giấu trong mình chút hy vọng mỏng manh chiến thắng.
Không hồi hộp và hy vọng mới lạ, bởi ông anh ruột trên tôi 5 tuổi đã bị đánh vặng
từ những vòng đầu. Niềm hy vọng mong manh đặt lên vai thằng nhóc là tôi.
Ngày ra bể lớn, tôi được động viên. Cứ
sau mỗi vòng, các cô chú sinh viên lại cổ động cho tôi nhiều hơn, cuồng nhiệt
hơn. Thể thao là vậy, khi giải tỏa được tâm lý, không bị sức ép thành tích, có khán
giả, ta sẽ thanh thoát và hiệu quả hơn. Có ai kỳ vọng vào thằng nhóc 10 tuổi cơ
chứ? Tôi cứ đánh, đánh để cho sướng cái đam mê bóng bàn của tôi. Đánh để có
ngày tôi sẽ được chiếu cố chơi trên bàn lớn một cách đàng hoàng hơn. Tôi cứ lầm
lỳ và tiến vào giải… Các đối thủ lớn tuổi bắt đầu nhìn thằng tôi bằng ánh mắt
tôn trọng và lo sợ hơn. Cổ chỉ ngang
bàn, với dáng thấp nhỏ, với sự yếu thế về tuổi tác và kinh nghiệm, lối đánh
phòng thủ cò cưa của tôi đã làm lúng túng những đối thủ cơ trên. Phía bên kia bàn, trước sự cổ vũ dội vang cái
hội trường khu B ngày ấy, lối đánh tấn công nóng vội của các đàn anh càng mắc nhiều
sai sót hơn. Những cao thủ như Xô (Tố), Long (Bước), Tuấn (Nha), Phong
(Phương), Hùng (Khuy)… theo từng vòng rời giải. Còn tôi cứ thế mà tiến, tôi tiến
đến trận trung kết của giải, và trên con đường tiến vào giải đấu năm ấy, tiện
tay, tôi vớ luôn chiếc Cúp, chiếc Cúp đầu đời.
Tôi được các cô chú sinh viên tung hô,
tôi sung sướng ngỡ mình đang bay... Ba mẹ tôi vui lắm, mẹ không quên giúi vội
cho tôi một chiếc bánh gai động viên. Chắc lúc đó đói và mệt lắm, tôi ăn thấy
ngon lạ, ngon đến nỗi nước mắt cứ ràn rụa cả chiếc bánh gai ngày ấy.
Mẹ tôi giữ mãi cái phần thưởng đầu đời
đó của tôi, một bức tranh giò phong lan phun sơn trên miếng kính hình chữ nhật.
Sau này, tôi tham gia nhiều giải lớn hơn và cũng nhiều lần giật cúp, nhưng mẹ vẫn
chỉ treo bức tranh phong lan ấy trên tường, có lẽ phải được hơn 20 năm có dư. Tiếc rằng, giờ nó
không còn nữa sau đợt ba mẹ tôi chuyển nhà. Ấy thế mà ngày ấy, tôi cứ ghen tị với một con cá thủy tinh mà tôi rất thích : Sao
giải nhì lại được thưởng con cá thủy tinh đẹp hơn? Mẹ tôi chỉ cười….
HCM – 03/8/2012 CHUTI.
Xin chúc mừng một tài năng thể thao của KT26. KHông phải bỗng dưng mà chúng ta có một cầu thủ ngôi sao đúng không các bạn?!!
Trả lờiXóaXin lỗi mọi người vì lỗi kỹ thuật nên bài viết bị xuống dòng giữa câu.
Thanks KT,
Trả lờiXóaÔng là TBT No.1.
Hôm nay là ngày ngỉ của ông, nhưng ông rất tuyệt!
Comment của Thùy Dương:
Trả lờiXóa"Xin gửi lời chào VĐV vô địch bóng bàn cấp trên phường từ một cựu fan thời KT26 (^-o). Ngay từ hồi cách đây lâu lẩu lầu lâu ấy, VĐV này đã có đầy fan nữ nhờ bóng bàn & bóng đá! Tinh thần cao thượng thể thao là một tố chất đáng kể làm nên những giá trị riêng con người này. Có lẽ ý chí & tinh thần thi đấu đã dần được hun đúc bắt đầu từ thuở lên 10 ấy, và nhân cách cũng dầy lên nhờ thể thao, phải không Chuti?"
Cám ơn TD.
Trả lờiXóaBóng bàn, Bóng đá tôi đã từng đi đi chơi chuyên nghiệp một thời gian (tập mà có lương...) nhưng sau bỏ.
thể thao cho tôi nhiều thứ nhưng có lẽ là sức khỏe và tính kiện trì. Tôi là què, cả hai chân: năm lớp 7 và lớp 10 (12). Hồi đó vào trường tôi còn đi chưa vững.Chả biết tại sao mà lúc bước hụt cái đầu gối 2 xương cứ lệch ra và ngả lăn ra đất. Nản lắm! Chả biết bệnh gì, cũng chẳng có điều kiện (sau này vào trong SG, tôi mới biết cả hai chân đều rách dây chằng chéo sau ==> cái này khá nguy hiểm trong thể thao).... Nhưng chỉ bằng thể thao, 1 năm 365 ngày là 365 ngày tôi dậy từ sáng sớm, đầu tiên đi bộ, rồi chạy dần dần, dần dần, cuối cùng đến cuối năm thứ 2 DH tôi lại đá bóng được. Giờ không chay bộ nữa mà chuyển sang môn khác phù hợp hơn, như Yoga chẳng hạn. Đó là cái tôi nhận nhiều nhất ở thể thao.