Ngày... tháng... năm
Tối qua hai đứa nó lại đi. Không biết là xem phim hay ăn tiệm, đã thế, lại còn phôn về muộn khi ta đã dọn cơm xong. Ta ngồi ăn một mình, lòng ngổn ngang tức tối. Đứa con trai yêu dấu rõ ràng đã bị vợ ám, càng ngày càng cách xa ta. Được. Để coi. Bà này đâu có sợ. Bà này biết điều nhưng không nhu nhược.
Khuya tối mấy cũng không chịu ngủ, bật tivi xem phim Hongkong bộ, nhưng nghe tiếng xe của chúng thì tắt vội đi. Giả ngồi trong bóng tối cô đơn. Hai đứa bước vào. Con trai ngạc nhiên: “Mẹ chưa ngủ à?”. Ta lạnh lùng: “Mẹ mệt”. Con dâu lo lắng: “Mẹ uống thuốc gì chưa?”. Ta dấm dẳng: “Thôi, tôi nhức mỏi quen rồi”.
Hai đứa len lén về phòng. Ta hả dạ, lén xuống bếp, mở tủ lạnh ăn nửa trái sầu riêng.
Ngày... tháng... năm
Sáng ra loẹt quẹt quét nhà. Thấy con dâu đi qua, vội vã tự đấm lưng vài cái. Nó liếc nhìn nhưng không hỏi. Được. Để đó. Rồi xem!
Nó dắt xe ra. Mình nói mát: “Con mặc cái váy đẹp đấy, nhưng hình như hơi mỏng đó con”. Nó cười cười: “Bây giờ ai cũng vậy mà”. Ta cười nhạt: “Gia đình này gia giáo, ta chỉ nhắc thế, chắc mẹ cổ rồi”. Nó len lén trở lại thay đồ. Thấy chưa. Một nhát. Đừng có vội trêu gan.
Tối qua hai đứa nó lại đi. Không biết là xem phim hay ăn tiệm, đã thế, lại còn phôn về muộn khi ta đã dọn cơm xong. Ta ngồi ăn một mình, lòng ngổn ngang tức tối. Đứa con trai yêu dấu rõ ràng đã bị vợ ám, càng ngày càng cách xa ta. Được. Để coi. Bà này đâu có sợ. Bà này biết điều nhưng không nhu nhược.
Khuya tối mấy cũng không chịu ngủ, bật tivi xem phim Hongkong bộ, nhưng nghe tiếng xe của chúng thì tắt vội đi. Giả ngồi trong bóng tối cô đơn. Hai đứa bước vào. Con trai ngạc nhiên: “Mẹ chưa ngủ à?”. Ta lạnh lùng: “Mẹ mệt”. Con dâu lo lắng: “Mẹ uống thuốc gì chưa?”. Ta dấm dẳng: “Thôi, tôi nhức mỏi quen rồi”.
Hai đứa len lén về phòng. Ta hả dạ, lén xuống bếp, mở tủ lạnh ăn nửa trái sầu riêng.
Ngày... tháng... năm
Sáng ra loẹt quẹt quét nhà. Thấy con dâu đi qua, vội vã tự đấm lưng vài cái. Nó liếc nhìn nhưng không hỏi. Được. Để đó. Rồi xem!
Nó dắt xe ra. Mình nói mát: “Con mặc cái váy đẹp đấy, nhưng hình như hơi mỏng đó con”. Nó cười cười: “Bây giờ ai cũng vậy mà”. Ta cười nhạt: “Gia đình này gia giáo, ta chỉ nhắc thế, chắc mẹ cổ rồi”. Nó len lén trở lại thay đồ. Thấy chưa. Một nhát. Đừng có vội trêu gan.
Nó vừa định nổ máy xe, mình lại nhắc: “Chủ nhật có giỗ, con nhớ về sớm và nhớ đặt heo quay”. Con dâu sững sờ: “Cơ quan con định đi Vũng Tàu”. Mình cười không tươi: “À, thì mẹ cũng nhắc thế thôi. Tùy chị”.
Nó nặng nề lao đi. Con trai yêu vừa ra. Rõ khổ, mới cưới vợ mà gầy đi ba ký. Chắc “quỷ cái” lại hành. Mình dọn đồ sáng cho ăn. Nói xa xôi: “Vợ con ngoan, xinh đẹp đấy nhưng con nên để ý vì hình như nông nổi, ham chơi”. Thấy nó im, mình bồi: “May mà mẹ cũng đổi khác rồi, chứ mấy bà kia ấy à? Canh chừng và so đo dữ lắm”.
Con trai không nói gì, im lặng đọc báo. Kệ, nghe được câu nào thì nghe. Tôi già rồi. Tôi chả cần gì – Tôi chỉ nghĩ cho anh cho chị.
Ngày... tháng... năm
Buổi trưa sang bà Tám, thấy bà cũng đang buồn và tức đứa con dâu. Có đời thuở nào mà sắm một lúc hai cái áo trong khi chồng không có đôi giày tử tế mà mang. Vội vàng dẩu mỏ mắng bà: “Mua thế còn may. Đứa nhà tôi ấy à, nhà ba ngày không thấy quét (thực ra thì mới có một ngày), nấu cơm thì lúc khê lúc khét (thực ra cũng mới có một lần)”.
Bà Tám thở dài: “Thời chúng mình khổ biết bao nhiêu. Bọn nó bây giờ sướng mà không biết sướng”.
Đang ngồi với chị Tám thì chị Tư qua. Khoe con dâu đi Thái Lan về tặng chai dầu gió. Mình bực quá: “Con dâu tôi tặng cả máy đấm lưng, nghe nói mua đắt bằng chiếc xe gắn máy”. Nói thế cho chị ấy ghen chơi. Đừng tưởng chỉ con nhà mình mới khá.
Ngày... tháng... năm
Cùng chị Tư, chị Tám lên chùa. Đi hết trăm ngàn tiền xe, ăn hết sáu chục ngàn tiền quà. Nhưng lúc về nhà, con dâu hỏi đi đâu thì nói là đi khám bệnh. “Bác sĩ nói sao hả mẹ?”. “À, thì sẽ tăng nhức mỏi, nên cần bớt việc nhà. Nhưng khổ nỗi tôi không làm thì ai làm. Chả lẽ để cái nhà này như cái nhà hoang”.
Vừa nói vừa đấm lưng, và thở ra nhọc mệt (mệt quá đi chứ, ăn tới hai tô bún còn gì!). Sau đó vừa rên vừa lấy nồi đi vo gạo. nó vội vàng giằng lấy: “Mẹ để con”.
Tối về, con trai nghiêm túc: “Mẹ ơi, chúng con mua vé du lịch cho mẹ, đi Trung Quốc một tuần”. Vội vã gắt lên: “Mẹ thích ở nhà với các con hơn... nhưng thôi, đã mua rồi thì đi vậy... khổ lắm, tôi chả yên tâm khi ra khỏi cái nhà này”.
Nó nặng nề lao đi. Con trai yêu vừa ra. Rõ khổ, mới cưới vợ mà gầy đi ba ký. Chắc “quỷ cái” lại hành. Mình dọn đồ sáng cho ăn. Nói xa xôi: “Vợ con ngoan, xinh đẹp đấy nhưng con nên để ý vì hình như nông nổi, ham chơi”. Thấy nó im, mình bồi: “May mà mẹ cũng đổi khác rồi, chứ mấy bà kia ấy à? Canh chừng và so đo dữ lắm”.
Con trai không nói gì, im lặng đọc báo. Kệ, nghe được câu nào thì nghe. Tôi già rồi. Tôi chả cần gì – Tôi chỉ nghĩ cho anh cho chị.
Ngày... tháng... năm
Buổi trưa sang bà Tám, thấy bà cũng đang buồn và tức đứa con dâu. Có đời thuở nào mà sắm một lúc hai cái áo trong khi chồng không có đôi giày tử tế mà mang. Vội vàng dẩu mỏ mắng bà: “Mua thế còn may. Đứa nhà tôi ấy à, nhà ba ngày không thấy quét (thực ra thì mới có một ngày), nấu cơm thì lúc khê lúc khét (thực ra cũng mới có một lần)”.
Bà Tám thở dài: “Thời chúng mình khổ biết bao nhiêu. Bọn nó bây giờ sướng mà không biết sướng”.
Đang ngồi với chị Tám thì chị Tư qua. Khoe con dâu đi Thái Lan về tặng chai dầu gió. Mình bực quá: “Con dâu tôi tặng cả máy đấm lưng, nghe nói mua đắt bằng chiếc xe gắn máy”. Nói thế cho chị ấy ghen chơi. Đừng tưởng chỉ con nhà mình mới khá.
Ngày... tháng... năm
Cùng chị Tư, chị Tám lên chùa. Đi hết trăm ngàn tiền xe, ăn hết sáu chục ngàn tiền quà. Nhưng lúc về nhà, con dâu hỏi đi đâu thì nói là đi khám bệnh. “Bác sĩ nói sao hả mẹ?”. “À, thì sẽ tăng nhức mỏi, nên cần bớt việc nhà. Nhưng khổ nỗi tôi không làm thì ai làm. Chả lẽ để cái nhà này như cái nhà hoang”.
Vừa nói vừa đấm lưng, và thở ra nhọc mệt (mệt quá đi chứ, ăn tới hai tô bún còn gì!). Sau đó vừa rên vừa lấy nồi đi vo gạo. nó vội vàng giằng lấy: “Mẹ để con”.
Tối về, con trai nghiêm túc: “Mẹ ơi, chúng con mua vé du lịch cho mẹ, đi Trung Quốc một tuần”. Vội vã gắt lên: “Mẹ thích ở nhà với các con hơn... nhưng thôi, đã mua rồi thì đi vậy... khổ lắm, tôi chả yên tâm khi ra khỏi cái nhà này”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét