Danh sách Blog của Tôi

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

Tết xưa ( tác giả : Thùy Dương)



Trẻ con ngày ấy Tết gắn liền với ăn. Thời đó miếng ăn nói chung và miếng bánh kẹo  nói riêng cực kỳ quí hiếm, đến mức chỉ có Tết mới được nhúng mồm vào.
Đầu tiên là kẹo. Vĩ đại  nhất là kẹo Hải Châu do một nhà máy quốc doanh sản xuất, nhưng đấy là thứ quý hiếm. Phần lớn là kẹo Hải Hà gồm những miếng bột pha đường gói trong những  gói giấy nhỏ, về danh nghĩa là hình vuông, nhưng trên thực tế có khả năng là hình bẹp gí. Kẹo ấy có một vị ngọt xít cổ (bây giờ bà con sợ đái đường nên cũng hãi ăn ngọt, nhưng ngày xưa thì…). Trẻ con đến nhà họ hàng chơi thấy đĩa kẹo để trên bàn liền bốc bỏ vào túi quần.
Sau kẹo là bánh. Sang trọng là bánh quy, còn tối sang trọng là bánh quy gai (tôi vẫn còn nhớ hương vị bánh qui mang hiệu “Champa” cũng gọi là bánh đũa cả). cứ gần Tết là nhiều lò bánh lại mọc lên, đến mức hồi đó người ta tổng kết ở thành phố có bốn mũi nhọn của nền công nghiệp là: “VÁ CHÍN XĂM LỐP, GIA CÔNG QUY XỐP, LỘN CỔ SƠ MI, BƠM MỰC BÚT  BI”
Chủ lò bánh quát tháo khách, ném cho  mỗi khách đến làm bánh một cái chậu men để khách tự đập trứng và cho đường của mình vào, ngồi đánh cho tan. Sở dĩ phải làm như thế vì đường và trứng là những sản phẩm cao cấp, rất hiếm, mỗi người đến làm bánh lại mang một số lượng khác nhau, kẻ tám trứng, người mười trứng, mười lăm trứng. Còn đường thì có đường trắng, đường vàng và trọng lượng cũng không cố định nên ai cũng ôm khư khư cái chậu nguyên liệu trong lòng mình, sợ lẫn với người khác. Để tránh mất cắp, người ta hay đi theo thợ nướng bánh đến tận cửa lò, nhưng vẫn mất như thường. Khi bánh ra, đám trẻ con tháp tùng (chọn trong số những nhân vật có tư cách, có đạo đức của gia đình) nhặt vội những miếng bánh vỡ, bỏ vào mồm.
Tết có tí thịt được phân phối, mẹ tôi cũng xin được từ bệnh viện nơi mẹ làm, miếng thịt mà mỡ nhiều nạc ít (không biết là nằm ở phần nào của con lợn) đem về nấu với măng khô, đó là món chủ lực. Cả thành phố đồn rằng, cứ hầm đi hậm lại nồi canh măng sẽ càng ngon.
Thịt gà và giò chả là những thực phẩm Đại đại đại quý tộc. Đối với các gia đình cán bộ cỡ trung thì thứ đấy quanh năm tuyệt chủng (tôi nhớ ngày xưa c hỉ thích ốm để được đi bệnh viện, nằm ở khoa Lây của mẹ, được ăn món súp khoai tây nấu thịt ngon chưa từng thấy, còn  tiêm ư, là chuyện nhỏ). Tôi chỉ được ăn khi bố mẹ dắt đến nhà bạn bè, và đã được ăn ở đâu thì năm sau nhắc mãi. Cho nên khi đọc “Tắt đèn” của cụ Ngô Tất Tố, đến đoạn bà Nghị cầm đĩa giò kho ăn dở cất đi, dặn thằng ở là: “Bà đã đếm rồi, còn mười bốn miếng tất cả, mất miếng nào thì chết với bà”, tôi không thấy bà Nghị keo kiệt, mà thấy hết sức tự nhiên.
Nói đến Tết mà không nói đến mứt là chưa đủ. Mứt được mậu dịch bán phân phối trong những hộp giấy in cành đào, viết chữ cực kỳ chân phương: “Mứt Tết”, mở ra thì 70% là mứt lạc, gọi là trứng chim. Giá trị nhất là một quả mứt hồng khô và một quả táo Tàu. Đứa nào nhanh tay hoặc trơ tráo mở hộp ra là sẽ bốc ngay.
Tôi nhớ một năm mẹ quyết định tự gói lấy & luộc bánh trưng (Mọi khi toàn nhờ bác ruột tôi làm). Chị gái tôi xoay vần đãi đỗ xanh từ sáng, rửa lá dong, vo gạo. Tôi còn nhỏ, lại  là út ít, nên chỉ chạy quanh & chổng mông xem. Mọi người bày ra cái phản nào lá nào đỗ, gạo, rồi một  nồi thịt lợn cắt miếng to tướng, ai nấy vẻ mặt rất hỷ hả. Gói mãi mới được mấy cái bánh méo xẹo. Mấy khúc củi to tướng được huy động đun nồi bánh trưng cả đêm. Sáng hôm sau mẹ lôi bánh ra. Ôi thôi, sao bánh nhà mình lại méo xẹo và phòi cả bên trong ra vậy? Nhưng không sao, mẹ cũng lấy một tấm ván để lên trên lũ bánh rồi đặt  những vật nặng vào. Mẹ bảo ép thế cho chặt bánh, bánh sẽ ngon hơn. Ngon tuyệt vẫn là bánh trưng rán, mẹ lấy thìa ép cho bánh từ vuông sang bẹp gí rồi rán vàng thơm phức. Giờ ăn gì cũng chả ngon  bằng!
Tác giả ở  " Trại sáng tác Quảng Nam" Tháng 10/2010 cùng với  Nhà thơ Thắng Thỏ

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

CÁC KIỂU HOA HẬU (Sưu tầm từ website Hội Nhà văn)

Một anh phóng viên đi tìm hiểu cảm hứng của công chúng đối với các kiểu hoa hậu. Anh ta đến một vùng núi cao hẻo lánh chưa có điện và ti vi. Thấy ông nông dân cày ruộng. Anh ta liền hỏi chuyện. Câu chuyện diễn ra thật thú vị:
-Mày nhìn cái hoa hậu có sướng cái mắt không?
-Mày ở dưới xuôi mới lên hả?
-Phải rồi
-Hoa hậu ở dưới xuôi nó là cái gì? Nó như thế nào?
      -Nó là cái người. Cái ngực nó thế này này. Cái eo nó thế này này . Cái mông nó thế này này. Cái chân nó d…à…i thế này này.
      -Ồ! Vậy thì nó là cái người đẹp chứ. Ở bản tao có nhiều lắm. Sao mày lại gọi cái người đẹp là hoa hậu?
-Cái ban tổ chức thi người đẹp nó thích nói chữ. Nó gọi vậy thì tao gọi vậy.
-Cái hoa hậu nó có khai man bằng tốt nghiệp không? Nó có buôn lậu không? Nó có cặp bồ với thằng tây mũi lõ không?
-Có cái hoa hậu ở nước nảo nước nào nó như vậy.
-Ồ! Vậy thì cái hoa hậu của nước nó không quý bằng cái hoa hậu của bản tao. Cái hoa hậu của bản tao nó giúp cho người bản tao hết nghèo. Mày có muốn ngắm cái hoa hậu của bản tao không?
-Có. Mày cho tao ngắm với.
-Tao cho mày ngắm cái này trước đã. Cái này của con trâu cái thì gọi là cái hoa.
-Cái đấy là cái…để đái chứ. Sao mày gọi cái để đái là cái hoa?
-Là cái hoa thì thằng trâu đực nó mới sướng hít rồi nghếch mõm lên cười chứ. Mày có biết nói chữ không? Tiền là trước. Hậu là gì?
-Hậu là sau
-Mày thấy cái hoa của con trâu cái ở trước hay ở sau?
-Ở sau
-Cái hoa ở sau thì là hoa gì?
-Là hoa hậu.
     -Đấy. Bày trò nói chữ chơi. Bản tao gọi cái hoa của con trâu cái là cái hoa hậu. Gọi gái bản là hoa hậu thì nó giận lắm đấy. Gái bản đẹp như cái hoa rừng. Không xấu như cái hoa hậu đấy đâu.
    -Ồ! Vậy thì một nghìn cái hoa hậu của bản mày cũng không đắt tiền bằng nửa cái chân dài.
Phạm Minh Giắng

Bữa cơm tối ở Nhà hàng Ly Hôn (Tác Giả: Đỗ Quyên)

Anh cưới chị được 10 năm. Giữa hai vợ chồng không còn xúc cảm và hứng thú.
Anh ngày càng cảm thấy đối với vợ hầu như chỉ còn là trình tự và nghĩa vụ. Anh bắt đầu thấy ngán.
Nhất là khi đơn vị vừa nhận về một người phụ nữ trẻ hết sức sôi nổi và cuồng nhiệt bám lấy anh. Anh chợt có cảm giác cô ta là mùa xuân thứ hai của anh. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh quyết định ly dị vợ. Chị dường như đã trơ lỳ, bình thản, đồng ý đòi hỏi của anh.
Thủ tục tiến hành rất thuận lợi. Sau khi ra khỏi cửa, anh chị đã trở thành cá nhân độc lập và tự do. Không hiểu sao, anh bỗng thấy trống trải vô cùng, anh nhìn chị nói: “Trời tối rồi, hay là đi ăn cơm đã”.
Chị nhìn anh nói: “Vâng. Em nghe nói gần đây vừa khai trương Nhà hàng Ly Hôn, chuyên phục vụ bữa ăn cuối cùng cho các cặp vợ chồng ly dị. Chúng mình đến đấy đi?”
Anh gật đầu. Hai người, một trước một sau lặng lẽ đi vào Nhà hàng Ly Hôn. Anh chị vừa yên vị trong phòng VIP, cô phục vụ đã bước vào nói: “Anh chị dùng gì ạ?”
Anh nhìn chị nói: “Em gọi đi.” Chị lắc đầu: “Em ít khi ăn nhà hàng, không quen gọi món, anh gọi đi.”
“Xin lỗi, nhà hàng chúng tôi quy định, bữa này do vợ gọi món hàng ngày người chồng thích ăn nhất, và chồng gọi món người vợ thích ăn nhất. Đấy là món “Ký ức cuối cùng.”
“Thôi được”, chị hất món tóc xõa trước mặt ra sau, nói: “Gà luộc chấm gia vị nước chanh, đậu phụ rán chấm nước mắm nguyên chất rắc hành thái nhỏ, chân giò luộc chấm mắm tôm, rau cải thảo luộc.”
“Anh gọi gì ạ?” Cô phục vụ nhìn anh. Anh sững người. Lấy nhau 10 năm, anh thật sự không biết vợ anh thích ăn món gì. Anh há hốc mồm, ngồi thừ ra đấy.
“Những món này đủ rồi, đều là món chúng tôi thích nhất.” Chị vội chữa thẹn cho anh. Cô phục vụ cười: “Thực tình mà nói, đến nhà hàng chúng tôi ăn bữa cơm cuối cùng, các anh các chị đều không thể nuốt trôi. Hay là anh chị đừng dùng món “Ký ức cuối cùng” nữa, hãy dùng bữa tối nhà hàng đặc biệt làm cho vợ chồng ly hôn: Đồ uống ướp lạnh. Những người đến đây, không có ai từ chối sự lựa chọn này.” Anh chị gật đầu: “Được.”
Chốc lát, cô phục vụ mang đến hai suất đồ uống ướp lạnh. Trong hai suất có một suất xanh lơ, toàn đá đập vụn; một suất đỏ tươi, còn đang bốc khói. “Bữa tối này gọi là “một nửa ngọn lửa, một nửa nước biển”. Mời anh chị thưởng thức.” Cô phục vụ nói xong lui ra. Trong phòng ăn im lặng như tờ, anh chị ngồi đối diện, nhưng không biết nói gì với nhau.
“Cộc cộc cộc!” Có tiếng gõ cửa nhẹ nhàng. Cô phục vụ đi vào, tay bưng chiếc khay có một bông hồng đỏ tươi, nói: “Anh còn nhớ cảnh tặng hoa cho chị đây không? Bây giờ, khi mọi việc đã kết thúc, không còn là vợ chồng, nhưng là bạn. Bạn bè gặp nhau vui vẻ rồi chia tay, anh tặng chị bông hồng cuối cùng đi.”
Chị rùng mình, trước mắt hiện ra cảnh anh tặng hoa chị 10 năm về trước. Hồi đó, anh chị vừa đến thành phố xa lạ này, hai bàn tay trắng, bắt đầu xây tổ ấm từ số không. Ban ngày, anh chị đi tìm việc làm, ban đêm chị ra hè phố bán quần áo. Anh vào nhà hàng rửa bát. Nửa đêm mới về đến gian nhà thuê chưa đầy 10 mét vuông. Đời sống khổ cực, nhưng anh chị thấy vui, thấy hạnh phúc.
Tết Valentin đầu tiên ở thành phố này, anh mua tặng chị bông hồng đầu tiên, nước mắt chị chảy dài trên má vì sung sướng quá. 10 năm rồi, cuộc đời đã giàu lên, thế mà anh chị lại chia tay nhau. Càng nghĩ, chị càng tủi, hai mắt ngấn lệ, xua tay nói: “Thôi, thôi, khỏi cần.”
Anh cũng nhớ lại 10 năm qua. Và sực nhớ 5 năm nay, anh không mua hoa tặng chị. Anh vội vẫy tay, nói: “Không, phải tặng.”
Cô phục vụ cầm bông hồng lên, “xoèn xoẹt” một cái, bẻ làm đôi, ném vào cốc của anh chị, mỗi người một nửa. Bông hồng tức khắc hòa tan trong cốc.
“Đây là bông hồng nhà hàng làm bằng gạo nếp, cũng là món ăn thứ ba gửi anh chị. Mời anh chị thưởng thức. Còn cần gì nữa, anh chị cứ gọi tôi”. Nói xong, cô quay người ra khỏi phòng.
“Em... anh...” Anh nắm lấy tay chị, nói không nên lời. Chị rút mạnh bàn tay. Không rút nổi, bèn để yên. Anh chị im lặng nhìn nhau, vẫn không nói nên lời.
“Phụt!” Đèn điện tắt ngấm, trong phòng tối om. Bên ngoài vang lên tiếng chuông báo động đổ dồn, có mùi cháy khét lẹt bay vào.
“Chuyện gì thế?” Anh chị vội đứng lên.
“Nhà hàng cháy rồi, mọi người ra ngoài mau, mau lên!” Bên ngoài có người kêu thét lên. “Anh!” Chị ép vào người anh, “em sợ!”
“Đừng sợ!” Anh ôm chặt lấy chị, “Em đừng sợ, có anh ở bên cạnh. Chúng mình chạy ra ngoài đi.”
Ngoài phòng, đèn điện sáng trưng, mọi vật như cũ, không có chuyện gì xảy ra. Cô phục vụ nói: “Xin lỗi anh chị, đây là món “Sự lựa chọn từ đáy lòng” của nhà hàng gửi tới anh chị.”
Anh chị trở về phòng ăn, ánh sáng chan hòa. Anh cầm tay chị nói: “Vừa nãy là sự lựa chọn từ đáy lòng của chúng mình thật. Anh cảm thấy chúng mình không thể sống thiếu nhau, ngày mai chúng mình đi ghi danh lại!”
Chị cắn môi: “Anh nói thật lòng đấy chứ?”
“Thật! Anh hiểu rồi.” Cô ơi, cho thanh toán.
Cô phục vụ đi vào, đưa cho anh chị mỗi người một tấm phiếu màu hồng rất đẹp nói: “Đây là phiếu thanh toán của anh chị, cũng là món quà của nhà hàng gửi tặng anh chị, gọi là “Phiếu thanh toán vĩnh viễn”, mong anh chị cất giữ mãi mãi.”
Anh nhìn phiếu, mắt đỏ hoe. “Anh làm sao thế?” Chị lo lắng hỏi. Anh đưa phiếu thanh toán của mình cho chị, nói: “Anh có lỗi với em, mong em tha thứ.”
Chị cầm tấm phiếu đọc: “Một gia đình ấm cúng, hai bàn tay làm lụng, ba canh ngồi chờ anh về, bốn mùa dặn anh giữ gìn sức khỏe, năm tháng săn sóc anh chí tình, sáu mươi mẹ già vui vẻ, bảy ngày trong tuần nuôi dạy con cái, tám phương giữ gìn uy tín của anh, chín giờ thường xuống bếp làm món anh khoái khẩu, mười năm hao tổn tuổi xuân. Vì ai... Đó là vợ anh”.
“Anh vất vả thật đấy. Mấy năm qua em thờ ơ với anh quá.” Chị đưa phiếu thanh toán của mình cho anh xem. Anh mở ra đọc: “Một mình gánh vác trách nhiệm, hai vai nặng trĩu cơ đồ, ba canh cặm cụi bên bàn, tứ thời chạy ngược chạy xuôi, vinh nhục biết chia sẻ cùng ai, bể dâu khắc sâu đuôi mắt, nghĩa vụ đối với gia tộc, gập ghềnh chông gai con đường công danh, là người phàm tục làm sao mười phân vẹn mười. Lúc nào cũng tận tình với vợ con... Đấy là chồng em”.
Anh chị ôm chầm lấy nhau, oà lên khóc thành tiếng.

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

MỘT CUỘC HỘI NGỘ NHO NHỎ CỦA VÀI THÀNH VIÊN KT26





Tối hôm qua, 20/1/2011 GEMADEPT tổ chức tiệc tất niên. Các thành viên KT26 đang làm việc tại đây có một cuộc hội ngộ vui vẻ với khách mời VIP Hà.

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

MỘT CHUYẾN ĐI


Hắn thích đi đây đó. Mới đây Hắn được cử đi công tác tại Bỉ. Chặng đi ghé qua Berlin, chặng về ghé Paris. Một chuyến đi đáng nhớ.

BERLIN

Nhà quốc hội Đức.  Nhiều người còn nhớ bức ảnh nổi tiếng chụp chiến sỹ Hồng Quân cắm cờ trên nóc nhà Quốc Hội Đức tháng 5 năm 1945 chấm dứt Thế Chiến II.

Trước trụ sở của Mercedes

Người dân Berlin có thói quen đi tàu điện và hệ thống đường sắt của họ rất thuận tiện

Ăn sáng bên hè phố


Trong công viên

Trong nhà ga


Đường phố Berlin

Trong một trung tâm thương mại

Quảng trường trước khách sạn

Một nhà thờ nhỏ cạnh công viên



Trẻ em vui chơi trong công viên. Trò này giống như môn tập nhảy dù.


Trẻ em đá bóng bằng sân mini



Nhà ga Berlin là nhà ga lớn nhất Châu Âu

Một bức tượng sống ( do người đóng giả tượng)

Nhà Quốc Hội Đức. Mỗi phiến đá nhỏ tượng trưng cho một dân biểu Đức đã bị phát xít sát hại để thâu tóm quyền lực (năm 1933).

Một ban nhạc đường phố

Trong tàu điện ( các ghế ngồi có sưởi ấm bằng điện)


Một nhóm hoạt động môi trường

Nhà thờ Kaiser Wilhelm , mang tên một vị Hoàng Đế trong lịch sử nước Đức (Nhà thờ cụt) bị bom đánh phá hồi thế chiến II và trở thành một đài tưởng niệm chiến tranh.

Một đoạn Bức Tường Berlin lịch sử

Trên nóc nhà quốc hội Đức có một mái vòm trong suốt có thể nhìn qua để thấy quốc hội họp. Một biểu tượng của sự minh bạch. Đây là phần thêm vào khi tòa nhà này được trùng tu và sửa chữa những năm 1960 do bị hư hỏng vì chiến tranh Thế Giới II.


Tháp truyền hình Berlin ban đêm.

Cảnh sát chống bạo động ( hôm đó có trận đấu của đội bóng Hertha Berlin)

Xe ngựa phục vụ du khách

Cổng thành Brandenburg, một địa danh nổi tiếng ở Berlin

Chụp hình với "tượng"






Dinh thủ tướng. Các cơ quan nhà nước đều treo 02 lá cờ. Một cờ quốc gia và một cờ liên minh Châu Âu.


Tòa nhà chính phủ
 

Một khu dân cư tại Berlin.

Trong một nhà hàng tại Berlin




ANTWERP
Đường phố Antwerp. Đường phố lát đá gồ ghề để khỏi trơn trượt khi có tuyết rơi.

Một nhóm sinh viên đang đi thực tế.

Người dân Antwerp hay sử dụng xe đạp. họ được phép mang theo xe đạp lên tàu hỏa.

Nhà ga trung tâm Antwerp.

Khu ẩm thực Antwerp. Lúc đó là đã là 10 giờ đêm. Lần đầu tiên Hắn biết thế nào là Đêm Trắng.

Trong nhà hàng pizza Italia.

BRUSSELS

Bên ngoài trung tâm triển lãm và hội nghị quốc tế BRUSSELS. Mô hình nguyên tử ATOMIC này là một biểu tượng mới của BRUSSELS.


Khu phố cổ SABLON nổi tiếng ở BRUSSELS



Hoàng cung ( Hiện tại Bỉ vẫn là một nước theo chế độ quân chủ, có quốc vương)


Trong một công viên tại Brussels

Tòa nhà quốc hội Bỉ.

Nhà thờ Sablon lớn nhất Brussels


Người hướng dẫn tham quan, một giáo sư. Ở Bỉ có một điều khá đặc biệt, người ta thích thuê những người có kiến thức uyên bác về lịch sử, xã hội để làm hướng dẫn viên và đây là việc làm thêm của một số giáo sư.

MANNEKEN PIS, một biểu tượng vui của BRUSSELS và nước Bỉ. Truyền thuyết kể rằng khi quân Tây Ban Nha xâm lược rút khỏi Brussels, chúng chất thuốc nổ để phá thành phố. Khi chúng châm dây ngòi cháy chậm thì chú bé này đã tè vào làm dây ngòi tắt, cứu được thành phố. 



PARIS
Tháp EIFFEL

Tháp EIFFEL nhìn từ xa ( lúc 9 giờ tối).


Bảo tàng lịch sử, chiến tranh. Có trưng bày cả những hình ảnh và đồ vật của những người Việt Nam tham gia bảo vệ Paris và nước Pháp thời Thế Chiến I.

Trụ sở AIR FRANCE

Đền thờ Thánh MAGDALENA

Đường phố Paris




Khu bảo tàng LOUVRE



Sông Seine

Một cây cầu bắc qua sông Seine

Du khách dạo chơi phía trước Nhà Thờ Đức Bà.





Tòa án Paris nhìn từ xa.







Có rất nhiều cây cầu bắc qua Sông Seine và mỗi cây một kiểu khác nhau.



Quảng trường DE LA CONCORD có cây cột đá là chiến lợi phẩm của NAPOLEON đem từ Aicập về.


Đại lộ CHAMS ELYSEES và KHẢI HOÀN MÔN.

Khải Hoàn Môn nhìn bên cạnh.

Một góc nhìn khác của tháp EIFFEL.

Trạm dừng xe Bus

Dưới chân tháp EIFFEL




Càfe vỉa hè.


Các đôi tình nhân vô tư thể hiện tình cảm ở công viên.


Cảnh sát dùng ngựa đi tuần tra.


Rất nhiều tác phẩm điêu khắc.



Một tác phẩm điêu khắc hiện đại.

Du khách chờ vào thăm bảo tàng LOUVRE

Trước cổng bảo tàng LOUVRE

Trên một cây cầu qua Sông Seine

Một góc nhìn khác của EIFFEL TOWER

Trong bảo tàng Lịch Sử.

Bạn Hắn cũng đi đây đó nhiều. Dịp Tết này chắc chắn có nhiều người đi chơi xa.
Mong rằng các bạn Hắn cũng chia sẻ.



TP HCM một ngày giáp Tết Tân Mão.