Danh sách Blog của Tôi

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

LINH HỒN BẤT TỬ CÓ TỒN TẠI KHÔNG?

Các nhà khoa học ngày càng thu thập được nhiều bằng chứng về linh hồn và cuộc sống sau cái chết. Nhưng những bằng chứng này có thể chẳng bao giờ đủ để khẳng định linh hồn thực sự tồn tại.

Bên ngoài bộ não
Theo GS Bruce Greyson, trưởng khoa Nghiên cứu tri giác (DOPS) thuộc Đại học Hệ thống Y tế Virginia (Mỹ), trải nghiệm cận tử xảy ra ở 10% bệnh nhân ngừng tim. Khi tỉnh lại, người bệnh có thể mô tả chính xác mọi hoạt động xung quanh khi họ bất tỉnh. Điều đáng nói là trong nhiều trường hợp trải nghiệm cận tử, điện não đồ và các bằng chứng y khoa khác cho thấy, não bệnh nhân không còn dấu hiệu hoạt động khi hiện tượng này diễn ra.

Ông Pim van Lommel, chuyên gia về trải nghiệm cận tử tại Bệnh viện Rijnstate (Hà Lan) đồng tình về vấn đề này. Ông cho rằng, khi ở trạng thái cận tử, "người bệnh không những có ý thức, mà ý thức của họ còn mở rộng hơn bao giờ hết. Họ có thể suy nghĩ hết sức rõ ràng, hồi tưởng chi tiết về thời thơ ấu và cảm thấy sự liên hệ chặt chẽ với tất cả mọi người, mọi vật xung quanh. Trong khi não họ hoàn toàn không có dấu hiệu hoạt động".


Nếu linh hồn tồn tại sau cái chết, nó có thể được một cơ thể khác tiếp nhận.
Theo GS Peter Fenwick, Viện Tâm thần học thuộc Đại học Kings (Anh): "Nếu có thể chứng minh rằng con người vẫn tiếp nhận thông tin khi họ bất tỉnh và thoát xác thì đó là bằng chứng không thể tranh cãi về việc ý thức tồn tại tách rời bộ não".

Có lẽ, ý tưởng về linh hồn cũng xuất phát từ hoàn cảnh này. Con người từ thời cổ xưa, khi trải qua trạng thái ảo thân, cho rằng khi đó phần tinh thần rời khỏi phần thể xác. Từ đó, họ bắt đầu tin vào sự tồn tại bên ngoài cơ thể.

Linh hồn ra đời từ đâu?
Bằng chứng khoa học đáng ngạc nhiên nhất về linh hồn xuất phát từ lĩnh vực cơ học lượng tử, hay nói cụ thể hơn là từ những nghiên cứu về các hiện tượng hạ nguyên tử tạo ra ý thức. Quan điểm truyền thống cho rằng, ý thức của chúng ta được hình thành từ mạng lưới hàng tỷ nơron. Nhưng hai giáo sư Stuart Hameroff (Đại học Arizona, Mỹ - ảnh) và Roger Penrose (Đại học Oxford, Anh) đã xây dựng một lý thuyết, theo đó, ý thức còn là sản phẩm của quá trình tính toán lượng tử diễn ra ở vi ống, một dạng cấu trúc siêu nhỏ của tế bào não.

Trước đây, nhiều người cho rằng một cơ chế như vậy không thể tồn tại, vì các máy tính lượng tử được tạo ra ban đầu chỉ có thể hoạt động ở môi trường vô cùng lạnh chứ không phải ở mức nhiệt độ cao như ở não. Tuy nhiên, những nghiên cứu trong 5 năm gần đây cho thấy, cơ học lượng tử tham gia vào khá nhiều quá trình sinh học không lạnh, trong đó có quang hợp.

Một công trình của Anirban Bandyopadhyay (Viện Khoa học Vật liệu Quốc gia Nhật Bản) còn hé mở khả năng các bit thông tin lượng tử có thể gắn kết trong môi trường nhiệt độ cao của các vi ống đơn lẻ ở tế bào.

Trạng thái gắn kết giữa các vi ống được tạo ra nhờ năng lượng sinh học. Khi quá trình cung cấp máu và oxy ngừng lại, sự gắn kết không còn, nhưng thông tin lượng tử không mất đi. Nó có thể phát tán vào vũ trụ, tồn tại và tiếp tục hoạt động dưới một hình thức nào đó. Nếu bệnh nhân được cứu sống, thông tin sẽ được não tiếp nhận trở lại. Có lẽ vì thế mà những người từng có trải nghiệm cận tử có thể nhận biết thế giới xung quanh khi họ bất tỉnh.

Nếu như giả thuyết này là đúng, thì câu hỏi đặt ra là: Quá trình lượng tử tạo thành ý thức xuất hiện từ đâu? Câu trả lời, theo GS Penrose và một số nhà khoa học, là từ vụ nổ lớn Big Bang. Theo quan điểm này, mọi dạng ý thức đều được tạo ra cùng thời điểm với vũ trụ. Và nếu linh hồn có tồn tại thì nó cũng gắn với khởi nguồn của vũ trụ.

Sự đầu thai của linh hồn

Ý tưởng của GS Penrose ám chỉ đến một cơ chế để ý thức tiếp tục tồn tại sau khi thân thể con người đã chết. Nhưng nó sẽ đi về đâu? Theo GS Hameroff: "Nếu người bệnh không được cứu sống, ý thức sẽ đi vào vũ trụ và biết đâu có thể một ngày nào đó sẽ được một cơ thể khác tiếp nhận trở lại".

DOPS hiện đang lưu giữ khoảng 1.400 hồ sơ về các trường hợp được cho là thuộc dạng này. Phần lớn đó đều là những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp. Các em có thể kể vanh vách trước đây mình là ai, sống ở đâu, làm gì, trông như thế nào và nhiều chi tiết khác.

Ian Stevenson, một trong những chuyên gia tâm thần học hàng đầu nước Mỹ, người sáng lập DOPS bắt đầu thu thập những câu chuyện về tiền kiếp từ năm 1960. Trong số các tài liệu ông ghi nhận được, có nhiều trường hợp một đứa trẻ được sinh ra có bớt ở đúng vị trí vết thương mà các em đã bị trong kiếp trước. Một số luôn bị ám ảnh sợ những sự vật, hiện tượng đã gây ra cái chết trong tiền kiếp.

Stevenson và các đồng nghiệp của ông chưa bao giờ khẳng định rằng hiện tượng đầu thai thực sự xảy ra. Họ chỉ cố gắng thu thập các bằng chứng về nó. Trong khoa học, những bằng chứng này có thể chẳng bao giờ đủ để khẳng định linh hồn con người tồn tại sau cái chết về thân xác và sau đó tái sinh trở lại trong một cơ thể mới. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể khẳng định rằng không có linh hồn.

Theo Vietnamnet

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

BÃO LỚN QUÊ NHÀ (T/g: Chuti)




Gió bão giật lòng con nơi xa ấy,
Bóng mẹ già dựa cây đổ lối về.

Mấy ngày nay nghe bão giật nơi quê nhà, lòng người xa xứ cứ nao nao. Sống nơi Sài Thành hơn hai chục năm nay, chẳng năm nào gặp bão lớn, nói dại miệng, cảm thấy nhớ nhớ tiếng bão xưa…

Căn nhà cấp bốn xiêu vẹo theo từng đợt gió. Gió lùa tốc mái ngói trên đầu, rào rào nước mưa và miếng ngói vỡ. Cái thanh tre ban chiều được chằng buộc, chèn những chỗ xung yếu của mái ngói đôi khi cũng không chịu được sức gió cơn bão biển trên cấp 12. Thi thoảng một, hai, ba lớp ngói liền kề loảng xoảng bay vèo theo tiếng rít của đợt gió lớn. Trời giông bão hiện ra trước ánh mắt lo âu của những mảnh đời nhỏ bé trước cơn giân giữ của thiên nhiên. Những cánh cửa sổ khung gỗ mục, những mãnh tôn mỏng hoen gỉ không cản ngăn được thần gió len lỏi và gào rít  khắp căn nhà cấp bốn vốn tềnh toàng về trang bị nội thất. Cái khó, ló cái khôn. Kinh nghiệm truyền nhau cùng sống với gió giật, mái ngói tung, cửa sổ đầu này gió bật, mọi người mau chóng tháo hậu bằng cách mở cửa sổ hướng đối diên mời gió qua nhà. Ừ, nhà có nhiều của cải đâu mà sợ gió lạ tiện tay đánh cắp. Giường  chiếu cuốn lại, vải mưa cuộn vào một góc, sô chậu được tận dụng hứng những giọt mưa rơi. Trẻ con lo ro góc nhà, gầm bàn tránh gió mưa rét mướt, người lớn quần sắn móng lợn loanh quoanh chống đỡ.
Ngày ấy khu hiệu bộ (khu chùa) có một cái căng tin, hoành tráng lắm. Những ngày nhập hàng, mùi trè gói, mùi thuốc lá làm nức mũi, thỏa trí tò mò của trẻ con, người lớn xếp hàng miễn phí ngó chơi. Những ngày mưa bão, bà Tự bán căng tin còn oách hơn cả ông hiệu trưởng nhà trường. Gió bão xuyên cả nhà, lật từng hàng ngói, giật từng tấm tôn của sổ thì cái dãy bếp tập thể lè tè làm sao mà chịu thấu gió giật trên cấp 12. Thôi đành phó mặc cho trời đất, nếu không có tiền thì đành nhịn đói chờ trời quang mây tạnh. Hay quá nữa, mấy đứa trẻ con háu đòi thì cứ tự nhiên chổng mông vào bão, cúi gập xuống những thùng mỳ cao hơn tuổi chúng để kiếm những cuộn mỳ sò, mì thanh nhét qua mồm, thỏa cái cồn cào của dạ dày rỗng tếch. Những nhà có điều kiện thì cái ô vuông nhỏ đủ cánh tay ngoài đưa tiền vào và nhận lại những sản phẩm gọn nhẹ thời bao cấp ở cái căng tin bà Tự lại có dịp hoạt động tăng cường trong bão. Những chiếc bánh mì nhập về từ sáng, qua gió mưa, bão bùng, qua tay Bà Tự, lúp xúp trong mảnh vải mưa chỗ kín chỗ hở ngoài trời bão, ấy thế mà đến tay người sử dụng nó nóng hổi như mới ra lò. Ngày mưa bão, được ăn bánh mỳ ở căng tin bà Tự có khác nào ăn tươi cuối tháng, ngày rằm. Chỉ tội cho những bà mẹ ít tiền, trời bão rông làm mẹ tự nhiên mất một khoản chi không đáng có.
Bão sắp tan, mấy thằng nhóc choai choai thập thụt lao ra đường. Cũng chỉ do truyền miệng của các bậc sinh thành, khi nào thấy bão quay đủ hướng là chuẩn bị bão tan. Đứa nào không thuộc bài, vội vàng lao ra trong bão, dể  ăn phải miếng tôn, mảnh ngói lạng vào người hay nhưng cây cao, cột điện, hàng rào đổ sập xuống chết người như chơi. Ấy vậy lũ trẻ con trong xóm, đứa nào cũng háo hức sống trong lúc bão vừa tan. Bố mẹ chúng cũng biết nguy hiểm, nhưng cũng chẳng đành đứng nhìn những cám dỗ ngoài đường sau giờ bão tan. Nhộn nhịp lắm, cây cối đổ đầy đường, cây xanh là vậy, còn những cây cột, cậy kèo, những hàng rào chằng buộc nhà ai trước đó, nhưng dưới sức gió cấp 12, chúng nghiễm nhiên chuyển thành “của công xã hội chủ nghĩa”. Mạnh ai nấy lấy, nấy cướp, củi bay đầy đường, chạy khắp đường trên ngõ dưới. Mỗi sau cơn bão, đứa nhanh tay cũng kiếm được một đống để cả nhà đốt hàng tháng trời. Có nhiều đứa vội vã đến đâu, dành phần thành đống nhỏ đến đó. Ấy vậy cũng chẳng lại với những kẻ cơ hội kiếm ăn trong bão, cứ lặng lặng đi sau, gắp củi của bạn vun làm củi nhà mình.  Nhiều đứa trẻ con liều mạng còn nhanh nhanh, chóng chóng dùng kìm dùng kẹp tranh thủ “cuộn” mấy sợi dây diện bằng đồng bằng nhôm từ cây cột điện đổ xuống mà không cần biết điện đã được ngắt hay chưa…

Bão xưa là vậy, bão và người vật lộn, nhưng bão và người cũng là bạn của nhau, mang đến cho nhau những lo âu trong bão nhưng sau những lúc giận dữ của bão gió, bão cũng tạo chút niềm vui cho những người sống chung cùng bão. Bão nay vẫn vậy, vẫn sức gió lật tung những gốc cây cổ thụ, kéo đồ tháp truyền hình, cột điện. Bão trì hoãn giao thông, bão ngưng sản xuất. Bão vẫn rít từng cơn, ào ạt từng mái nhà. Nhưng có chăng với những căn nhà kiên cố bê tông hóa, những cánh cửa sắt lạnh tanh nhìn gió thổi, lòng người với bão cũng lạnh tanh. Tin báo đó đây, lòng người vẫn vậy, sáng bừng tỉnh, mắt chớp chớp ngạc nhiên “bão lớn thế à!”
Không hiểu bão nay, có còn những căn nhà liêu xiêu lòng người cùng lo âu với bão nữa không. Ở đâu đó có còn những cậu bé quần đùi cởi trần xông lên trong gió bão nhận những miếng ván rơi như món quà sau cơn thịnh nột của thiên nhiên không nhỉ. Chắc là có!
            Cũng may, mặc dù còn vất vả, nhưng với căn nhà chẳng còn cấp bốn, nghe mẹ già nói, bão lớn nhưng cũng không sao. Mấy cây khế, cây na sau vườn phải chặt đợi mùa sau kết trái. Chỉ có cái máng xối chả hiểu do vết hàn vết đinh gì đó mà nó bục ra làm cả tối cùng nhau tát nước trong nhà. Nghe vậy cũng vui, mẹ già không phải sắn quần móng lợn chằng buộc chống chọi mưa trên, gió dưới.. Nhưng chí ít cơn cuồng nộ của Sơn Tinh vừa rồi, nước chảy vào nhà, chắc giúp mẹ hoài niệm bão xưa ở căn nhà cấp bốn.

HCM – 30 OCT 2012 - CHUTI

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

HALLOWEEN


Đến mùa Halloween rồi!
Lễ hội này có nguồn gốc ở Châu Âu và phổ biến trong cộng đồng Kito giáo, nó là dịp để người Dương gặp người Âm hay còn gọi là Âm Dương giao hòa và người Dương phải cải trang thành Ma để tránh bị trêu ghẹo. Hình ảnh những con ma nhỏ đi gõ cửa mọi nhà để xin kẹo ( Cho kẹo hay bị ghẹo??) giống như các Cô Hồn dịp rằm tháng 7 của ta?!!
Nó cũng là cột mốc chấm dứt mùa Hè Thu, chuẩn bị bước sang mùa Đông băng giá.
...
Hỏi ông bạn Gu văn Gồ thì biết tuốt!

 Mới buổi tối ngày hôm qua, lần đầu tiên tôi được dự một buổi lễ Halloween. Dự một cách bất đắc dĩ vì phải đi theo để trông Cu Tí.
Đã lâu lắm rồi tôi mới được tham dự một Lễ Hội. Quả thật có nhiều cảm xúc.
Cái "Lễ Hội Ma" này thoạt nhìn có vẻ như là nơi vui chơi của những kẻ thích cảm giác rùng rợn. Tuy nhiên tiếp xúc mới thấy Thế Giới Ma có nhiều cái hay ho ra phết. Ma cũng có nhiều loại.
Chả thế mà Hary Porter đã hấp dẫn bao nhiêu độc giả từ già tới trẻ.
Còn theo bạn Phú của chúng ta thì: "Chơi với Ma nhiều khi còn đơn giản và đỡ tốn kém hơn chơi với Thần?!!" và " Ma nữ" thì rất hấp dẫn.
Chúc cả nhà một mùa Halloween vui vẻ và hạnh phúc!!

Cướp biển

Giao lưu


Một bữa tiệc rùng rợn

 

 

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

THƯ GIÃN

Hai cái nhầm

Một bà già to béo đi ra khỏi siêu thị, khi đến bên chiếc xe của mình, bà phát hiện mấy gã trai đang ngồi bên trong.
- Lập tức, bà ta mở phắt túi xách, lôi ra một khẩu rulô to tướng, lên đạn “roạt” một cái, chĩa thẳng vào chúng và quát to: Mấy cái bị rách! Cút ngay không tao nổ bể sọ hết cả đám!
- Bọn trộm chạy bán sống bán chết. Bà béo ngồi vào xe, không tra nổi chìa khoá vào ổ điện, mãi sau bà mới phát hiện ra là chiếc xe của mình ở cách đó không xa. Khi lái xe ra đến đầu phố, nhìn thấy xe cảnh sát chở mấy tên trộm, hú còi chạy ngược lại
- Bà ta lẩm bẩm: Cảnh sát bây giờ tài thật, mình chưa kịp đi báo, thì họ đã tóm cổ được bọn chúng rồi!

Theo truyencuoi.us

Armstrong bị xóa tên khỏi làng xe đạp

Cách đây khoảng 01 tháng, khi vào nhà sách Tôi thấy cuốn sách thuộc hàng Best Seller của Lance Armstrong viết về quá trình chiến đấu với bệnh ung thư. Xem lướt qua rồi không mua vì nghĩ không có thời gian để đọc, trong bụng thấy hơi tiếc. Anh đã từng là một tượng đài về ý chí và tài năng không chỉ trong thể thao mà còn trong đời thường với việc chống chọi với bệnh tật, làm từ thiện... 
Hồi năm 2008 tôi được một cậu bạn người Châu Âu cho một chiếc vòng đeo tay màu vàng bằng nhựa dẻo có dòng chữ LIVE STRONG (bây giờ bị gọi là LIVE WRONG và LIE STRONG). Cậu ấy nói rằng mua chúng với giá USD 01 / chiếc để ủng hộ Armstrong. Sau này việc mang những chiếc vòng tay nhựa dẻo đã biến thành một trào lưu, là cách thức để thể hiện một phong trào, để truyền tải một thông điệp... 

Sáng nay thấy Armstrong đã bị xóa tên khỏi làng xe đạp Mỹ và Thế Giới. Hơi bất ngờ nhưng ngẫm nghĩ lại thì vận động viên này đã bị đưa vào "tầm ngắm" từ lâu rồi. 

Đúng là "đường đi quan trọng hơn đích đến".
    
 ---------------------------
Theo vnexpress
Dấu chấm hết nghiệp thể thao của Lance Armstrong đến trong chiều 22/10 khi Liên đoàn xe đạp quốc tế tước 7 danh hiệu vô địch Tour de France và cấm anh thi đấu suốt đời.
2-jpg-1350915364-1350915371_500x0.jpg
Lance Armstrong từng được coi là VĐV vĩ đại nhất, giờ bị coi là kẻ sử dụng doping và lừa dối tinh vi nhất trong lịch sử thể thao.
Liên đoàn xe đạp quốc tế (UCI) đã ra phán quyết cuối cùng cho vụ scandal doping của Lance Amstrong, trong đó tước 7 danh hiệu vô địch Tour de France của anh và cấm anh thi đấu môn xe đạp suốt đời.
Chủ tịch UCI Pat McQuaid chính thức xác nhận tổ chức này đưa ra quyết định cuối cùng ngay mà không cần đưa vụ việc ra tòa án thể thao CAS.
"Lance Armstrong không có chỗ và xứng đáng bị lãng quên trong làng xe đạp. Đây là một ngày đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử môn thể thao này", ông Pat McQuaid tuyên bố.
Ông này cho biết cảm thấy muốn phát bệnh khi đọc cáo trạng được viết ly kỳ như kịch bản phim Holywood của USADA.
Trước đó, Ủy ban phòng chống doping Mỹ đã gọi Lance Armstrong là "kẻ dùng doping tinh vi, chuyên nghiệp và thành công nhất trong lịch sử thể thao". Bản cáo trạng dài 200 trang thu thập lời khai từ 26 nhân chứng, trong đó có 11 đồng đội của tay đua người Mỹ, trong đó tố cáo những thủ đoạn biển thủ chất kích thích và tránh các đợt kiểm tra doping tinh vi như thế nào.
Bản cáo trạng chỉ ra những hành vi sai trái của Armstrong gồm: sử dụng doping và thuốc kích thích, ép đồng đội dùng phương pháp của mình, nói dối khi bị điều tra, xây dựng hệ thống thông tin để tránh các đợt kiểm tra doping và các thủ thuật vượt qua các đợt thử doping, đe dọa nhân chứng...
Lance Armstrong bị tiết lộ đã sử dụng Steroids, chất EPO và sau này là phương pháp truyền máu để nâng cao khả năng thi đấu. Sau khi Steroids và EPO bị kiểm soát gắt gao bởi các chương trình phòng chống doping, Armstrong sử dụng thủ thuật truyền máu đã hòa chất kích thích. Loại máu này thúc đẩy khả năng vận chuyển của oxy trong cơ thể giúp cua rơ tăng khả năng chịu đựng.
Armstrong từng trải qua 500 lần kiểm tra doping nhưng chưa một lần có kết quả dương tính. USADA xét nghiệm Armstrong không dưới 60 lần và Liên đoàn xe đạp quốc tế (UCI) tiến hành kiểm tra khoảng 125 lần.
Giám đốc điều hành Tour de France cho biết toàn bộ thành tích của Lance Amstrong kể từ năm 1999 đến 2005 tại giải đấu sẽ bị xóa sạch. Ban tổ chức sẽ không đôn thành tích của các cua rơ đứng sau và để trống ngôi vô địch của các giải này.
Trong bản cáo trạng của USADA chỉ ra rằng có tới 20/21 cua rơ từng đứng trên bục giành huy chương của Tour de France trong giai đoạn từ năm 1999-2005 đều sử dụng doping. Nếu tính từ năm 1999 đến 2010, thì con số các tay đua bị tình nghi doping là 36/45 tay đua giành huy chương ở giải đua xe đạp nhà nghề uy tín nhất thế giới.
Tiếp theo án phạt của UCI, Lance Armstrong sẽ phải đối diện tiếp với hình thức kỷ luật của Olympic, nơi anh đã giành HC đồng Olympic 2000 và có thể là một cuộc nội chiến với các nhà tài trợ cũ.
Anh Hoàng

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

ĐẤT NƯỚC NHỮNG BÀ MẸ (T/g: Chuti)






Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
            Nghe dịu nỗi đau của mẹ…

Câu ca như khắc họa nước mắt ngàn đời của những bà mẹ, âm thầm nỗi đau ở mãnh đất thời nào cũng có chinh biến. Nhưng, sâu thắm nỗi niềm lời ca muốn giành sự cảm phục và tôn vinh những người phụ nữ Việt nam qua khắp các thời kỳ dựng xây, bảo vệ và phát triển đất nước.
Đất nước của những Bà Trưng , Bà Triệu cưỡi voi diệt thù, của những bà Lê Chân mang gươm đi mở cõi. Hãy giành cho những bà mẹ xưa lòng tôn kính và cảm phục vượt qua quan niệm tòng phu, giương cao ngọn cờ nghĩa khí, thay chồng vung gươm nơi chiến trường.
Đất nước của những nữ tướng Nguyễn Thị Định, chiếc khăn dằn đượm khí phách người con gái Miền Nam. Mái tóc dài thả bóng dừa làm nên lịch sử, con gái Bến Tre bỗng hóa thành đồng. Đất nước của những nhà ngoại giao, nữ chính trị gia Nguyễn Thị Bình, vận nước ngàn cân vẫn khẩu khí giữ vững hòa bình. Đất nước thời chiến tranh giữ nước, duyên dáng hơn với hình bóng những nữ anh hùng. Nét dịu dàng tạo khí phách Việt Nam, những đế quốc, xâm lăng nghiêng mình, ngả mũ. Tiếng đạn quân thù câm lặng trước vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam.
Đất nước ngày nay hòa bình đổi mới, bóng áo dài thấp thoáng khắp năm Châu. Chung tay, chung sức cùng chồng cùng con xây đắp, cuộc sống gia đình vững trãi dáng non sông. Từ vùng đồng bằng đến vùng cao hẻo lánh, thấp thoáng tà áo dài góp chữ thế hệ sau. Tiếng ê a khát sữa đầu đời, bầu vú mẹ biến em thành Phù Đổng. Hôm nay đây mẹ thay cô giáo, đón em ở trường thắp sáng tương lai.
Ngày hôm nay chung tay hội nhập, những bóng hồng tô điểm cờ Việt Nam. Olympic sân chơi tình bạn, Trần Hiếu Ngân vẫn giữ bước đi đầu. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới, niềm tự hào nhòe mắt người con gái Việt Nam. Lần đầu tiên ra đấu trường hội nhập, phụ nữ tiên phong tung cánh sao vàng.
Đất nước Việt Nam nghiêng hình chữ S, cảm phục đón chào những cầu thủ nữ Việt Nam. Trong điều kiện khó khăn thua thiệt, gắng gượng mồ hôi, cả máu vì đồng bào. Những Kim Chi, Ngọc Mai, Minh Nguyệt, Những Văn Thị Thanh, Kim Hồng, Thị Thương, đã bao lần giương cao cờ chiến thắng, giữa tiếng đồng bào khát vọng Việt Nam. Bóng đá Việt Nam, ai ai cũng hâm mộ , không những trong nhà mà cả  thế giới bao la, chính những cô gái Việt tham thiệt thòi thiếu thốn, giương ngọn cờ tiên phong mang vinh quang về tận giống nòi. Người mộ điệu trái bóng tròn tuyệt diệu, dải đất chữ S hiền hòa nhớ mãi tình thần của những cô gái quần đùi, áo số Việt Nam.

Mỗi khi phấn khích hay thanh minh, đổ tội, rất nhiều người dùng bốn chữ “âm thịnh dương suy”  tạo khí chất Lạc Hồng. Những đôi má hồng bẽn lẽn, những nụ cười e ấp bóng ai xưa. Mỗi vinh quang khen tặng tức thời, quay mặt lại gia đình níu kéo, bóng người phụ nữ gia đình lại thấp thoáng căn nhà xưa. Học giỏi chăm ngoan của những đứa con hiền, sự nghiệp của chồng bên ngoài xã hội, đó chính là thành tích của em tôi!

Thay cho lời kết:  Đã từng là một người cháu, người con, người em, người chồng, người anh, tôi cảm nhận và được nhiều đặc quyền từ những người phụ nữ sống quanh mình. Mỗi bưới trải nghiệm, tôi càng thấy mình nhỏ bé và đáng thương trước những người phụ nữ ấy.  Những lới nói vụng về trên đây cũng xuất phát từ sự ngưỡng mộ của một người đàn ông Việt nam đang ợ tuổi trải nghiệm, như chút lòng thành của mình mang đến cho những người phụ nữ Viết Nam trong ngày của mình một ánh mắt nhìn thiện cảm tới tôi và những người đàn ông Việt nam trân chính khác, và sau đó xin họ một nụ cười “phụ nữ Việt Nam” nhất.

HCMC – 19 OCT 2012 - CHUTI

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

NGƯỜI ĐẾN TỪ HỒNG GAI

Thật tình cờ!
Làm với nhau đã lâu nhưng hôm vừa rồi nhân bữa nhậu lai rai mới biết Anh là người Quảng Ninh.
Hỏi Anh có biết Nga với Kim Anh không? Cả Anh Đồng nữa?
Biết chứ sao không!!
Hóa ra Anh là người sinh ra và lớn lên ở Quảng Ninh, là học sinh chuyên toán Hồng Gai, sinh viên Hàng Hải khóa 22.
Sau khi ra trường Anh làm việc tại Quinicoship cùng với Nga và Kim Anh.
Thông qua blog kt26 Anh muốn gửi lời hỏi thăm tới "Nhị Kiều" của Hồng Gai xưa!!



Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

TIỆC SINH NHẬT ĐẦU ĐỜI CỦA CHỊ (T/g: Chuti)



(Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 – Tặng những chị gái)

Nhà nghèo!  Sinh sống thời chiến tranh, bao cấp, ai nấy chỉ lo miếng ăn , miếng mặc, chả khi nào nghĩ đến sinh nhật, tiệc mừng ăn chơi. Nghĩ cũng tôi, chị như bông hoa cỏ ẩn mình giữa bao la trời đất, hít thở bầu khí trời tinh khiết mà lớn lên. Được thừa hưởng “gen” bên nội với dáng cao và nước da trắng hồng cũng bù đắp cho chị ở độ tuổi xuân. Những năm học cấp ba 1980-1981, cái dáng cao trên 1,6m của cô nữ sinh Thái Phiên da trắng, má hồng với  đôi mắt to tròn đượm buồn luôn hút hồn các nam sinh thời ấy. Bông hoa cỏ ngày nào e ấp , ngượng ngùng né tránh những ánh mắt, bước chân dõi theo con đường về. Tuổi 17, chị như bông hoa cỏ tỏa hương.

Ánh lửa lò than xế chiều hè thắp lên, phản chiếu đôi má hồng của chị làm xua tan bao lo lắng của người thân và sự băn khoăn ngượng ngùng của chị ở sinh nhật tuổi 17.
Chị chuẩn bị từ rất sớm. Ngâm gạo, mượn cối xay và bộ nồi, khuôn làm bánh của nhà bà Tiễu hàng xóm chuyên làm bánh đa giao bán. Cả buổi chiều, dòng bột trắng tinh mịn màng chảy theo vòng quay của cối và những giọt mồ hôi quyết tâm, khác với vẻ thẹn thùng ban đầu của chị khi bày tỏ ý định tổ chức tiệc sinh nhật lần đầu này. Thằng em trai cũng tò mò chung tay vào không khi chuẩn bị ấy, có lẽ lần đầu tiên nhà nó có tiệc sinh nhật, nó thấy chị gái đẹp hơn với đôi má ửng hồng lúc bẽn lẽn, lúc quyết tâm. Bà mẹ quan sát động viên và không quên soạn sửa giúp chị chuyện bếp lò, nồi hun, khuôn bánh. Bà thấy vui cho con nhưng cũng đượm chút tủi thân vì chẳng lo được một bữa tiệc thường lệ để con gái đỡ vất vả.
Thế mà nhanh thật, bóng chiều sắp tà, tiếng bạn bè đã ríu rít ngoài cổng. Cái giọng khúc khích của tay Dương vẫn vậy, luôn trái ngược với cái dáng lùn tịt của hắn. Anh chàng An lúc nào cũng đạo mạo, trầm tính và quan sát. Cha Dũng tồ vẫn lồng ngồng mà tốt tính…. Mấy anh chàng này là tâm điểm bị quan sát ở bữa tiệc hôm nay, át hẳn mấy tiếng bu bu, con con của mấy nàng bạn gái của chị vốn quá gần gũi. Bọn chúng cứ lôi bà mẹ vào cuộc,  ríu rít chế giễu và gán ghép.
“Ừ, Bu nhận hết, đứa nào cũng là con rể của Bu!” – Bà mẹ vui vẻ với lũ bạn của con gái.

… Hình như có gì đó không ổn dưới bếp. Chị là một người tự tin và khéo tay, nhưng hình như lần này, miếng bánh mỏng dính ấy không theo chỉ đạo đôi bàn tay lần đầu làm bánh của chị, nó cứ vón cục và rách vụn mỗi khi cái nan tre nâng bánh nhấc lên. Những tiếng đùa vui của bạn bè trên nhà vẳng xuống, càng làm mồ hôi chảy ròng trên đôi má hồng của chị. Có một luồng điện chạy khắp người, cơ thể chị nhẹ bẫng rơi tự do giữa không gian trời đất. Cảm giác bất lực xâm chiếm dần suy nghĩ của chị. Bàn tay chị run run thử nhấc cái nan tre lần nữa sau lời động viên của người nhà. Cái bánh mỏng dính lần nữa lại vỡ làm đôi, một nửa còn dính chặt dưới khuôn, nửa kia vắt vẻo trên cái nan tre như thử lòng kiên nhẫn của chị. Ánh lửa cùng với hơi nước sôi từ nồi hun làm khuôn mặt chị ánh hồng hơn, mồ hôi nhễ nhại khắp mặt. Đôi môi chị rung rung, chị vội vàng đưa tay vuốt qua mắt che dấu cảm xúc của mình. Thằng em trai bất lực e ngại cho chị…
“Nào, xem nào, có gì mà phải gắng, lên tiếp bạn đi, để đó tôi làm cái nhoáy là xong” – Chị Nụ, con gái bà Tiễu, chị của anh chàng Mạnh bạn học với chị, cũng là khách mời hôm nay, vui vẻ động viên.
Chị ngước khuôn mặt ướt đẫm, ngoan ngoãn nghe lời. Chị đứng dậy, bước ra cửa bếp, bóng tối nhòe đôi mắt chị. Phía sau, ánh mắt mẹ rưng rưng nhìn chị.

Mọi người ríu rít theo từng đĩa bánh cuốn nóng hổi được truyền lên từ bếp. Bánh cuốn nóng, hấp đến đâu, ăn đến đó, hương vị bánh quện với nước mắm pha chanh tỏi và mùi hành phi cháy tạo một ra một hương vị tuyệt vời trong sinh nhật của chị. Mọi người chúc mừng, chị vui sướng không nói nên lời. Bông hoa cỏ lấp láy trong không gian đêm đơn sơ tình người ấy ở sinh nhật tuổi 17 của mình.
Thằng em trai lặng lẽ quan sát, thỏa trí tò mò. Thế là nó đã thấy một sinh nhật đầu tiên của gia đình, của chị gái nó. Có lẽ là bữa tiệc sinh nhật ngon nhất mà nó từng thưởng thức, một đại tiệc bánh cuốn có sự then thùng e ấp, sự quyết tâm với mồ hôi và cả nước mắt của chị gái.
HCM – 17 OCT 2012 - CHUTI

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

CHÉM GIÓ


Hôm 12/10 Đại diện Châu Phi đã có cuộc gặp thân mật với Kt26 HCM.
Chiều Thứ Sáu rảnh rỗi.
Trời mát
Nắng đẹp
Anh em mặc sức chém gió

 Đúng là:
....
Đắm mình với gió sông,
Chung chén rượu nồng thêm thỏa chí.
Dưới ánh trăng thu càng thắm thiết cuộc trùng phùng,
Chuyện xưa chuyện nay, bại-thành được-mất,
Trút hết nỗi niềm thư thái ung dung.
 ....