Danh sách Blog của Tôi

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

BÓNG ĐÔNG ĐÊM (Chuti)


(Lễ Vu Lan – Kính tặng những người Mẹ)

Tiết đông Miền Bắc kéo mọi người nhanh vào giấy ngủ sâu lúc nửa đêm. Gió heo hút thì thầm bên cánh cửa sổ cài chặt như thể tiếng ru của các bà mẹ xưa giữa đêm đông. Gã đàn ông chăm chăm nhìn vào bóng tối, tìm kiếm cho mình giấc say ngày nào.
Một tiếng “k..e..ẹ…t” nhẹ, hắn nhắm vội mắt lại. Hình như tiếng mở nhẹ nhàng cánh cửa phòng. Có chút ánh sáng yếu ớt rọi từ ánh đèn nhỏ xa đâu đó, Hắn ti hí ánh mắt tò mò. Nằm bất động, liếc nhẹ về phía cửa, lồng ngực Hắn rộn ràng khi thấy một cái bóng thấp bé, lom khom lẩn vào trong phòng..

Cánh cửa từ từ khép, trả lại căn phòng  màu tối đêm đông. Hắn cảm thấy có tiếng động nhỏ tiến gần, luồng hơi ấm truyền sang người, Hắn nhắm mắt lại, nằm  bất động. Có gì đó khẽ động dưới chân. Hình như một bàn tay khô lạnh vừa chạm vào chân Hắn rồi vội vàng rút lại. Cái chăn đông nhẹ nhàng phủ lên đôi chân lạnh cóng không mang tất của Hắn.
Hắn nín thở trong đêm, lúc này mắt mở căng cố nhìn vào trong tối. Hình như cái bóng đông đêm thấp bé ấy lại nhẹ nhàng lom khom tiến về phía mặt Hắn. Tim đập thình thịch, Hắn bất động chờ đợi…
Cái bóng đông đêm nhẹ nhàng nằm xuống cạnh nó. Luồng khí ấm nhanh lan tỏa ra khắp người Hắn. Hắn vẫn cứ nằm im như vậy, đợi chờ tiếng thở nhẹ nhàng. Bên kia, có lẽ cái bóng đông đêm đã đi vào giấc ngủ.
Hắn nhẹ nhàng, bàn tay tò mò bắt lấy cánh tay gầy khô giữa canh khuya. Tim hắn thổn thức như kẻ ăn trộm sợ bị bắt quả tang. Hắn từ từ bóp nhẹ lên phía trên, đến bả vai, bỗng bóng đêm đông rùng mình cảm giác như chạm phải chỗ đau. Hắn dừng lại như không biết để cái bóng đông đêm dần vào giấc ngủ. Hắn hổi hộp, đưa bàn tay đi xa hơn xoa bóp nơi vai, nơi gáy. Và một lần nữa cái bóng đêm lại rung mình khi bàn tay Hắn nhẹ nhàng xoa xuống dưới…. Hắn cứ để vậy, bóng đông đêm cũng chẳng rùng mình nữa. Hình như tiếng gió heo hút thì thầm ngoài cửa đã đưa Hắn vào trong giấc ngủ ngày xưa bên bóng đông đêm ấy.

… Có tiếng động phía ngoài, hắn mở mắt từ từ, tiết động hanh hanh bởi ánh mặt trời heo giá lạnh. Hắn vươn vai sau giấc ngủ căng tròn ở căn nhà xưa. Có tiếng cười nho  nhỏ phía ngoài, Hắn ghé tai sát vào cánh cửa sổ: “Khổ thân thằng bé, chắc nhớ lâu lắm rồi, 40 tuổi đầu, tối qua mới được sờ tí mẹ” … Mặt hắn từ từ đỏ ửng, phía bên ngoài tiếng cười rúc rích của bà chị và cô em gái hắn như đóng chặt cánh cửa phòng lại…

HCMC – 31/8/2012 CHUTI

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Đốt vàng mã, một tập tục mê tín


image

Trên thế giới từ xưa đã có nhiều cách mai táng người quá cố như: Địa táng (chôn xuống đất), Hỏa táng (thiêu bằng lửa), Thủy táng (thả xuống nước), Không táng (đốt thành tro vải lên không trung), Điểu táng (để xác cho chim ăn), Sơn táng (treo quan tài nơi vách núi)… Ở Phi châu còn có bộ lạc muối xác của cha mẹ mình để ăn dần theo quan niệm giữ thân xác của cha mẹ trong thân thể mình như là một cách báo hiếu tích cực nhất.
Người Việt Nam theo tập quán Địa táng. Các hình thức khác không thấy có ngoại trừ trường hợp Hỏa táng dành riêng cho các bậc Tăng lữ của Phật giáo. Ngày nay hình thức Hỏa táng cũng đã được phổ biến rộng rãi, nhất là ở thành phố vì điều kiện môi trường và đất đai.
Người phương Tây có dịp quan sát một đám tang đã phải thốt lên: “Người Việt Nam coi trọng người chết hơn người sống.”
Về mặt nào đó, nhận xét trên không sai. Không ai không có một lần phải vĩnh viễn ra đi. Nghĩa tử là nghĩa tận. Người chết không mang ân oán theo xuống lòng huyệt mộ thì người sống cũng không còn câu chấp những mắc mứu đã qua. Tang lễ được tổ chức quy mô, trang trọng là điển hình của sự xả bỏ đó. Tập quán ấy không thể thiếu giữa cuộc sống đời thường trong lòng dân tộc nhưng bên cạnh những mỹ tục cần nên phát huy gìn giữ thì cũng có những hủ tục phải biết nhìn lại để loại trừ. Đó là việc đốt, rải vàng mã.
Khi một người đã nằm xuống, lúc tẩm liệm người nhà đã cho rất nhiều giấy vàng bạc vào trong quan tài nhằm cho người chết có tiền để tiêu xài lúc xuống âm ty. Khi đưa quan lại rải giấy vàng bạc theo dọc đường nhằm mục đích vừa để mua đường vừa để cho linh hồn người chết nhớ đường để về. Những ngày giỗ chạp, lễ tết, ngoài giấy vàng bạc họ còn đốt cả những vật dụng làm bằng giấy do những người thợ mã khéo tay thực hiện như giày dép, nón mũ, nhà cửa, xe cộ…cho người quá cố theo quan niệm “Âm dương đồng nhất lý”, dương gian như thế nào thì âm phủ cũng phải như vậy. Cứ đời này truyền sang đời khác, xưa bày nay vẽ một cách mù quáng mà không hiểu được thực chất của việc làm ấy đúng hay sai.
Nhìn lại quá khứ, tục đốt, rải vàng mã không phải là của người Việt Nam, mà có nguồn gốc từ Trung Hoa. Dân tộc ta trải qua hằng ngàn năm bị lệ thuộc Trung Hoa nên nhiều tập tục của họ đã lây nhiễm sang ta một cách đương nhiên, bất kể là chuyện tốt hay chuyện xấu. Tục đốt vàng mã cũng từ đó mà có. Họ vừa truyền bá tập tục để mong đồng hóa được dân tộc ta, vừa có mục đích kinh doanh kiếm lợi.
Ngược dòng lịch sử, việc dùng vàng mã của người Trung Hoa truyền sang nước ta là cả một quá trình nhiều đời nhiều kiếp.
Kinh dịch Nho giáo cho biết về thời thượng cổ người chết cứ để vậy đem chôn, không biết đến phần mộ, quan quách. Đến đời Hoàng đế (2.679 trước Tây lịch) sai ông Xích Xương sáng chế ra quan quách để dùng cho việc chôn cất người chết, kéo dài đến đời Đường Ngu. Bước sang nhà Hạ (2.205 trước Tây lịch) mới bắt đầu có lệ dùng đất sét nắn làm mâm bát, dùng tre gỗ làm nhạc khí gọi chung là minh khí hoặc quý khí, chế ra người bù nhìn bằng gỗ đều chôn theo người chết để có vật dụng dùng và người sai khiến nơi cõi âm. Bắt đầu từ đó lễ nhạc cho đám tang mới xuất hiện. Qua đời nhà Ân (1.765 trước Tây lịch) lại không dùng minh khí nữa mà thay vào đó là dùng đồ thật để chôn theo người chết gọi là tế khí.
Đến đời nhà Chu (1.122 trước Tây lịch) tuy bắt đầu có sự văn minh nhưng sự phân chia giai cấp trong xã hội lại đã thể hiện một cách hết sức cực đoan không những đối với người sống còn mà ngay cả đến với người chết cũng đều khắt khe áp dụng. Sự sang hèn đã thể hiện trong việc lễ nghi chôn cất rõ ràng, cụ thể như: Từ vua đến các quan đại thần khi chết thì dùng cả đồ tế khí (đồ thật) như tục lệ nhà Ân và đồ minh khí (đồ giả) theo tục lệ nhà Hạ để chôn theo. Từ giới sĩ phu đến hạng bình dân chỉ được quyền độc nhất là chôn theo đồ vật giả. Làm sai với quy định này sẽ phải mang cái tội gọi là tiếm lễ. Ngoài quy định ấy, còn có thêm một quy định vô cùng dã man, độc ác chỉ dành riêng cho các bậc vua chúa và quan lại quyền cao chức trọng gọi là Tuẩn táng. Nghĩa là khi họ chết đi thì tất cả những vật dụng quý giá của họ khi còn sống kể cả thê thiếp, thuộc hạ được sủng ái cũng đều phải chôn theo. Minh chứng cho điều này, sách Tả truyện chép: Đời vua Văn Công thứ 6, Tần Mục Công là Hiếu Nhân chết, ba anh em họ Tứ Xa là Yểm Tục, Trọng Hành và Chàm Hổ đều bị chôn sống theo vì là bầy tôi yêu quý nhất. Họ là những người hiền đức nên người trong nước đều đem lòng thương tiếc và không khỏi oán hận triều đình.
Về sau, tục lệ vô nhân đạo này đã được bãi bỏ để thay vào đó là Sô linh (người bện bằng cỏ). Nhưng bện bằng cỏ thì lại không thấy có mỹ thuật nên trở về lại với việc dùng đồ gỗ (mộc ngẫu) như trước. Sách Trang Tử chép: Vua Mục Vương nhà Chu (1.001 trước Tây lịch) có người tên là Yến Sư chế ra người gỗ để chôn theo người chết. Đức Khổng Tử đọc đến chuyện này đã nổi lòng phẫn uất mà thống mạ rằng: “Kẻ nào sinh ra tục chôn người gỗ theo với người chết là bất nhân”. Thầy Mạnh Tử cũng không đồng tình với hình nhân thế mạng mà có lời nguyền rất độc: “Kẻ nào dùng người bù nhìn là tuyệt tự”.
Mãi đến đời nhà Hán tục lệ Tuẩn táng (chôn người sống theo người chết) mới được chính thức bãi bỏ do từ giới trí thức Nho học đã cảm nhận được lời của các ngài Khổng, Mạnh, thay vào đó là một tục lệ mới: Ấp mộ. Tất cả những đồ ăn, thức uống, áo quần, vật dụng mà họ ưa thích dùng trong thường ngày đến lúc chết đều được chôn theo. Lập ra nhà mồ để vợ con tôi tớ… đến ở bên cạnh mộ trong một thời gian nhất định gọi là ấp mộ. Để cho ngôi mộ thêm phần trang nghiêm, họ còn trang trí xung quanh những phổng đá, voi, ngựa…
Năm Nguyên Hưng nguyên niên (105) đời Hán Hoa, ông Thái Lĩnh tìm ra được cách làm giấy bằng vỏ cây dó, giẻ rách… Bắt đầu từ khi có giấy, ông Vương Dũ nghĩ đến việc biến chế vàng bạc, áo quần… bằng giấy thay cho đồ thật để đốt đi sau khi cúng kính. Sách Thông giám cương mục ghi rõ: Vua Huyền Tôn mê thuật quỷ thần mới dùng ông Vương Dũ làm quan Thái thường bác sĩ để coi việc chế vàng mã dùng trong khi nhà vua có tế lễ.
Như vậy chúng ta đã rõ, trong quá trình dẫn đến việc dùng vàng mã đã có một thời gian quá dài trải qua nhiều thời đại với nhiều hình thức biến đổi khác nhau mà ông Vương Dũ có thể coi là thủy tổ của nghề này.
Lúc đầu, việc sử dụng vàng mã chỉ áp dụng trong cung đình, chưa được phổ biến rộng rãi trong đại chúng. Đến triều vua Đạt Tôn nhà Đường (762) Phật giáo đang trong thời kỳ đạt thịnh. Lúc ấy có vị sư tên là Đạo Tăng nhân ngày rằm tháng Bảy (lễ hội Vu lan) muốn lôi kéo đại chúng về với Phật giáo bèn lợi dụng tục đốt vàng mã, tâu với vua Đạt Tôn rằng: “Rằm tháng Bảy là ngày xá tội vong nhân, vua Diêm Vương mở cửa xét tội phúc nên thông sức cho thiên hạ đến ngày ấy đốt cho thật nhiều vàng mã để kính biếu vong nhân.” Vua muốn được lòng dân nên thuận ý nghe theo.
Việc làm này đã trái ngược với triết thuyết của nhà Phật. Ý nghĩa ngày rằm tháng Bảy lễ hội Vu lan đơn thuần chỉ là việc báo hiếu công ơn sanh thành dưỡng dục của mẹ cha qua chuyện ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ. Tuy ngài đã tu chứng được sáu phép thần thông, biết được mẹ là bà Thanh Đề đang bị đày đọa ở địa ngục nhưng không sao cứu được mới cầu đến đức Phật. Đức Phật dạy rằng: “Dầu ông thần thông đến đâu cũng không thể cứu được tội nghiệt của mẫu thân, mà phải nhờ đến công đức tu hành của chư Tăng. Ngày rằm tháng Bảy chư Tăng hành đạo tự tứ, chư Phật hoan hỷ. Ông phải chí thành sắm lễ nghi trai đàn đem dâng cúng dường, các ngài sẽ cầu nguyện cho mẹ ông được giải thoát”. Ngài Mục Kiền Liên đã thành khẩn nghe theo, quả nhiên mẹ ngài đã được tội nghiệt tiêu trừ.
Nhưng lúc bấy giờ lòng dân mang đầy tính mê tín dị đoan, lại thêm có thông sức của vua Đạt Tôn truyền dụ nên đồng loạt thi nhau đốt vàng mã để kính biếu gia tiên, ngay cả hàng Phật tử cũng không ngoại lệ.
Việc đốt vàng mã trong ngày rằm tháng Bảy đã làm mất đi ý nghĩa chính đáng của lễ hội Vu lan khiến cho chư Tăng phản ứng bài trừ, đồng thời có sự hậu thuẫn nhiệt tình của đa số quần chúng đã tỉnh ngộ. Chính điều ấy đã làm cho một số người chuyên sống về nghề vàng mã gần như thất nghiệp. Dòng dõi của Vương Dũ là Vương Luân đã tìm cách phục hồi bằng lối mị dân. Ông cho một người giả bệnh rồi chết, sau đó lập tức được khâm liệm trong quan tài có lỗ thông hơi, bên trong để sẵn thức ăn nước uống rồi loan truyền tin tức rộng ra bên ngoài. Giữa lúc bà con xóm làng đến viếng tang đông đúc, Vương Luân và một số đồng lõa đã vội vàng mang đến nhiều thứ vàng bạc, hình nhân bằng giấy giả cách bày đàn cúng lễ thiên, địa, nhân phủ. Mọi người bỗng thấy cỗ quan tài rung động, Vương Luân liền nhanh tay mở nắp ra thì người giả chết bên trong vừa lúc lò dò ngồi dậy như vừa mới thoát ra được khỏi cõi âm.
Việc làm xấu xa ấy đã gây nên sự mê tín dị đoan lan truyền ra khắp mọi người, ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng kéo dài cho mãi đến ngày nay. Sự thật chỉ là mánh khóe gian lận của con buôn, lợi dụng sự cả tin của đại chúng mà mưu cầu lợi ích riêng tư.
Như đã nói, dân tộc ta đã từng trải qua hằng ngàn năm bị Bắc thuộc nên chịu ảnh hưởng rất nhiều về những phong tục tập quán của người Trung Hoa. Tục đốt vàng mã cũng từ đó mà có, đã ăn sâu trong tiềm thức mọi tầng lớp nhân dân từ đời này sang đời khác chỉ bằng với mục đích mơ hồ không thực tế. Đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn lại để đánh giá việc đúng sai như thế nào.
Xét về thực tế, việc đốt vàng mã phát nguyên từ cuộc sống vua quan quý tộc muốn bày ra những hình thức cầu kỳ để chứng tỏ quyền uy của mình. Lúc chưa phát minh ra giấy, hình thức ấy đã sử dụng bằng hiện vật, không từ đến mạng sống của con người. Lúc giấy đã được phát minh thì lại là phương tiện cho họ lợi dụng đánh vào lòng mê tín dị đoan để mưu cầu lợi lộc riêng tư. Lẽ nào chúng ta lại cứ nhắm mắt mù quáng tin vào những điều không thể có để gây nên ô nhiễm môi trường, làm giàu cho một số người mà mỗi năm đã phải tiêu phí hàng chục hàng trăm tỉ đồng cho việc phung phí đốt vàng mã, hình nhân, vật dụng bằng giấy?
Điều dễ nhận thấy nhất là trong tất cả kinh sách Phật giáo xưa nay không thể tìm đâu ra được bất cứ một câu, một lời nào đức Phật đề cập đến việc đốt giấy tờ vàng mã. Ngược lại, cửa Phật còn nghiêm cấm sử dụng việc làm này bất cứ dưới hình thức nào. Phật dạy muốn cho linh hồn được siêu thoát thì thân nhân phải biết thành tâm thực hành theo hạnh bố thí. Sao ta lại không dùng số tiền tiêu phí của việc đốt vàng mã để bố thí cho những người neo đơn bất hạnh, hồi hướng công đức ấy cho người quá cố thì chẳng phải là việc làm lợi ích lắm ư?

Trà Kim Long
( Theo daophatngaynay)

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

MỘT SỰ KIỆN (T/g: Thùy Dương)


Mọi người hãy nhìn cái ảnh gửi kèm nhé. Đó là anh cu lớn nhà mình. Đầu tháng này, anh cu đi tập xà kép như mọi khi, anh tập rất hăng (hình như là để kịp đạt chuẩn dự Olympic 2012), hăng quá sức mình nên khi đang đu trên xà thì tuột tay ngã xuống, thân hình nặng 60 kí lô đổ ập. Hậu quả là vỡ dập xương đòn tay phải. Ngẫm cũng còn ơn Trời Phật vì anh ấy không bị nặng hơn (với những hậu quả thê thảm không dám nghĩ đến nữa). Và tuần cuối cùng của mùa hè cuối cùng đời học sinh (vì năm nay anh lên lớp 12) đã trôi trong bệnh viện do phải mổ đóng đinh & quấn nẹp 1/3 xương đòn dập nát.
Mới hôm trước anh ta còn phàn nàn là không biết làm gì cho xứng đáng với những ngày còn lại hệ trọng này, hik hik… Thì nay một trải nghiệm hiếm hoi không ai mong đợi đã đến.
Trong lúc chờ lên bàn mổ, anh cu thì thầm: “Mẹ ạ, con cứ nghĩ đến nhân vật trong phim “127 giờ” thì thấy mình chả là cái đinh gì”. Mọi người có biết phim này không nhỉ? Phim được xây dựng trên một sự việc có thật của một nhà leo núi chuyên nghiệp. Trong một lần đi leo núi, đá lở đã làm  cánh tay của anh bị kẹp vào vách  đá, người treo lơ lửng. Để giải thoát chỉ còn cách dùng dao díp tự cắt tay mình, và anh đã làm vậy.
Hơn một giờ phẫu thuật (hơi lâu hơn dự kiến do xương vỡ), anh cu được chuyển ra hậu phẫu, câu đầu tiên anh nói: “con thấy phê lòi”. Haiza con ơi, đấy là vẫn còn thuốc giảm đau đấy thôi.
Đêm đầu tiên sau mổ, thường đó là đêm khó khăn nhất, bố anh cu ngủ cùng. Về sau bố anh kể, đêm nó tự đi đái không gọi anh. Trời đất, không biết đang còn truyền nước một bên, thông máu đọng một bên là hai tay cầm hai thứ rồi, vết mổ đang tươi nguyên & đã hết thuốc giảm đau  thì anh cu làm thế nào mà tự dậy để đi được nhỉ? Kể lại với anh cu là bố anh có vẻ khá cảm động khi thấy anh tự làm không nhờ ai đấy, anh có vẻ rất sướng, anh ta muốn chứng tỏ bản lĩnh mà và sự công nhận của bố mình là điều anh luôn cần…

Thế rồi đến đêm thứ 3 bố anh để anh ngủ một mình trong bệnh viện tự xoay xở do có ngủ ở đó cũng chả biết làm gì. Đến bữa trưa anh tự gọi cơm & ăn lấy.
Được cái do anh nằm ở bệnh viện Thể thao Việt Nam nên những bệnh nhân cùng phòng đều là thanh niên có chút máu thể thao nên tinh  thần tự lập cũng tạm đủ.
Quả trong cái rủi có cái may. Từ nay bố mẹ anh cu sẽ có cái cớ rất tốt để buộc anh cu phải biết lắng nghe & làm theo một số lời khuyên thiết thực, không thì anh này cứ ý anh anh làm, lắm lúc điên tiết lắm.
Đến ngày thứ 5 thì anh cu ngứa ngáy đầu tóc lắm rồi, sáu ngày không gội đầu thì bẩn thật. Và mẹ anh cu đã có dịp trổ tài gội đầu tại giường cho anh cu. Chắc là anh sướng lắm, cứ nhìn nụ cười hết cỡ ấy thì biết…

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

OUTING DAY

Đã nghe nhiều về Outing day của Chuti, hôm vừa rồi tôi mới có một outing day tại Phan Thiết với Công ty.
Mọi thành viên đều thư giãn và thoải mái.
Riêng tôi thì liên tưởng đến đợt họp mặt 20 năm tại Đà Nẵng.

Mũi Kê Gà và ngọn Hải Đăng. Đây là ngọn hải đăng cổ và cao nhất Đông nam Á. Nó được Người Pháp xây năm 1899 với cái tên gốc là Kéga . Người Việt đọc là Kê gà hay Khe gà cho tiện. Hiện có nhiều giả thiết về cái tên này.
Dưới chân Hải Đăng
Mũi đất nhìn từ đỉnh Hải Đăng

Gala Dinner

Thư giãn

Lửa trại


Các thành viên Kt26 trong đoàn

Thêm một ông lái và một ông máy cũng là 26

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

HOTBOY MIỀN ĐÔNG

Hắn là người khá kín tiếng.
Ngày đi học Hắn học giỏi, đặc biệt là môn hình họa và chữ viết rất đẹp. Có một giai thoại vui như sau:
Trong kỳ do Hắn học hình họa suất xắc nên được phần thưởng là cộng thêm một điểm vào điểm thi hết môn. Đến khi thi Hắn được 10 điểm thế là cộng thêm 01 điểm thưởng là thành ... 11 điểm!!
Học kinh tế nhưng Hắn toàn phải vẽ hộ bọn khoa máy!!!
Sau khi tốt nghiệp đạt điểm cao, trường đề nghị ở lại làm công tác giảng dạy nhưng Hắn đã quyết định Nam tiến.
Nơi dừng chân của Hắn là một thành phố biển ở miền Đông Nam bộ. Công ty đầu tiên Hắn "trúng tuyển" là một quán phở. Hắn làm chân phụ bếp một thời gian và "chôm" được "bí kíp" nấu phở Nam Định gia truyền. Trong đầu đang nung nấu ý định ra mở quán phở riêng thì vừa hay Hắn gặp một thằng bạn cùng lớp cũng Nam tiến như Hắn và đang làm phụ hồ. Thế là hai thằng lập phương án kinh doanh và cho ra đời một công ty bán phở Trách Nhiệm Vô Hạn hai thành viên.

Bọn hắn đi thuê một gian nhà vừa làm nơi ở vừa làm nơi bán phở. Nghe đâu do giá thuê thấp nên bọn Hắn không được dùng quạt điện. Ban đêm hai thằng nằm ngủ mồ hôi ra đầm đìa như ... xông hơi.
Sau một thời gian khấm khá, quán phở của Hắn phải đóng cửa vì ... hết vốn.
Sau đó thằng bạn kia xin được việc trong ngành dầu khí còn Hắn vào làm cho một công ty Shipping.
Được làm đúng "chiên môn" Hắn mặc sức tung hoành: từ đại lý viên cho tàu ra vào cảng, môi giới, giao nhận, cho tới tổ chức vận tải hàng dự án (siêu trường siêu trọng)... Hắn đều kinh qua.
Hiện tại thì Hắn là một cái tên nhiều người biết đến trong giới Shipping ở thành phố ấy và khu vực Đông nam Bộ.
Hắn có một thú vui là đi du lịch khám phá. Ngoài những chuyến đi gần thì sơ sơ Hắn đã có 5 chuyến đi Châu Âu, 4 chuyến đi Mỹ và Canada. Đặc biệt, Hắn đã tới đất nước của Đồng chí Fidel Castro, người anh em ở Tây bán cầu xa xôi...
BBT quyết tâm sẽ khai thác và chia sẻ cùng ACE tư liệu về những chuyến đi này của Hắn.

Vũng tàu tháng 8 năm 2012

Gia đình hạnh phúc của Hắn

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

CÁI BANG (T/g: Xuân Phú)

Ăn Mày là ai ?
Ăn Mày là ta.
Đói cơm rách áo hóa ra Ăn mày.

Những câu thơ trên của nhà thơ Nguyễn Duy tặng cho những Ăn mày thời hiện đại . Nhưng thật ra lịch sử lòai nguời từ Đông sang Tây từ cổ chí kim việc trở thành ăn mày vì thiên tai, địch họa , biến động xã hội là quá thường xuyên. Thống kê không đầy đủ ( cần kiểm chứng ) nói rằng có nhũng khỏang thời gian, do biến đổi khí hậu, mất mùa, thiếu đói... khỏang hơn một nửa nhân lọai đi Ăn mày !!!.

Cái Bang , Cái tên nghe sặc mùi kiếm hiệp, là sản phẩm tài tử của Kim Dung nói về bang hội của người Ăn mày  chủ yếu họat động ở phía Bắc Trung hoa . Tổ chức này rộng lớn, có bang quy, giới luật nghiêm chỉnh, có cả cái bang ca tựa đề "liên hoa lạc".      
  
Không ai biết rõ Cái bang xuất hiện từ bao giờ ,Chỉ biết rằng cás sắc dân du mục thì không có Ăn mày. Có chăng chỉ là ăn cướp. Phần dân cư còn lại dựa vào trồng trọt trên các vùng cố định ,phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, thiên tai ... nên khi mất mùa nghiễm nhiên chỉ có đi ăn xin. Tài liệu tin cậy nhất viết về Cái bang trong sử ký Tư mã thiên . đọan nói về cuộc chạy trốn của Ngũ Tử tư khỏi nuớc Sở. Vì thóat thân Ông này đã tập hợp 10 vạn ăn mày ở vùng Quân sơn để dễ bề trà trộn. Giới Giang hồ mặc định Ngũ tử tư Tướng quốc lừng lẫy Ngô triều là nguời khai sinh ra Cái bang.

Nhân vật tên tuổi nổi tiếng không kém trong giới cái bang là Trừng bát - Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương . Xem ra lúc  hàn vi lặn ngụp dưới đáy xã hội leo lên tột đỉnh quyền lực hòang đế trung hoa không có mấy nguời. Nhưng Anh hùng bất kể xuất thân Ăn mày cũng có thể thành hòang đế cơ mà.

Một trong những nguyên nhân tạo ra Ăn mày là chế độ phân phối sản phẩm của xã hội lòai nguời . Việc bất bình đẳng trong phân phối  dù tại bất kỳ chế đô nào cũng góp phần đẩy nhanh số đông ra đường . Lực lượng chính tham gia lật đổ các vuơng triều từ xưa đến nay là Cái Bang. Các chính quyền rất sợ việc không quản lý được dân đói nên thường xuyên tiến hành các chiến dịch " chẩn tai " mỗi khi có vỡ đê, hạn hán, sâu bọ phá họai mùa màng. Biện pháp này nhìn qua có vẻ nhân đạo nhưng thực tế hậu quả hết sức tàn khốc . Chính quyền tập trung dân tại một vài địa điểm, dựng lều, nấu cháo ngày hai bữa . Vì những nồi cháo này hàng vạn dân tập trung lại một chỗ chờ ăn và chờ chết . Thữ hình dung trời lạnh buốt, thân thể gầy ốm vì đói, suy nhược nặng, tập trung một nơi chật chội , điều kiện vệ sinh kém, dịch bệnh truyền nhiễm lây lan làm cho số dân chết càng mau , càng nhiều. Sau mỗi đợt phát chẩn , người chết vô số, nhân khẩu giảm hẳn. Một vòng quay phân phối mới lại bắt đầu !!


Thái độ của phần đông con người còn lại  đối với ăn mày ra sao ? Các hành động cụ thể san sẻ chút thực phẩm, quần áo , nhà ở  thậm chí cả tình cảm cho đối tượng đề dùng chung là bố thí. Nhìn chung mấy ai thông cảm với giới này, có chăng chỉ những hành động xua đuổi, coi thường, xa lánh, ...Tất cả các tôn giáo lớn trên thê giới đều có khuyên tín đồ mở rộng lòng ra giúp đỡ kẻ khó . Nhiều vỹ nhân coi việc giảm bớt nỗi khổ đau của ăn mày làm lẽ sống của cuộc đời . Rất nhiều tác phẩm văn chương lớn về đề tài ăn mày như Những kẽ khốn nạn V.Huygo...  

Xã hội ngày nay thay đổi , Việc hạn chế ăn mày hình thức cũ sẽ được chính quyền ưu tiên hơn nhưng nhiều dạng ăn mày khác phức tạp hơn, tinh vi hơn xuất hiện . Không ai muốn thành ăn mày cả ( trừ bọn biến thái ) nhưng không có gì bảo đảm ch8ác chắn ta vĩnh viễn không thành ăn mày . Khi con gái phụ chính đại thần Tôn thất thuyết đến tuổi gả chồng . Thày bói nói rằng cô này phải đi Ăn mày. Vị Quan lớn cực vị nhân thần không tin và không chịu tin nhưng kết cục nước mất, quyền tan, con gái ông từ thiên kim tiểu thư thành đầu đường xó chợ . Trời cao có số chăng . 

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Muợn hai câu thơ Kiều kết thúc bài này nhân việc xem video clip Kiều nữ đi ăn xin trên mạng.

Thoike

 ------------------------------------------------------------------------------------
Cái Bang tại Mỹ , bốc phét thành thần!!!

Kinh tế khủng hoảng, ăn xin ở Mỹ cũng phải sáng tạo mới có tiền.